Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Thói quen giúp gia tăng giá trị bản thân để có thành công vô cùng RỰC RỠ

Thứ Hai, 08/01/2024 17:07 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bất kể định nghĩa thành công của bạn là gì khi bạn áp dụng thói quen giúp gia tăng giá trị bản thân sau đây, bạn vẫn luôn tìm được cảm hứng trong cuộc sống của mình và nâng đỡ cho sự nghiệp thêm phần hanh thông, thuận lợi.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  
Những người thành công thường có xu hướng có mối quan hệ tốt với tâm trí của chính họ. Tất nhiên, có rất nhiều người rất thành công dù không có mối quan hệ tốt với bản thân nhưng tỷ lệ này không nhiều.
 
Một trong những dấu hiệu của mối quan hệ với lành mạnh với chính bản thân mình là bạn không rơi vào tình trạng tự phê bình thường xuyên hoặc quá gay gắt. Những người thành công có xu hướng suy ngẫm và trung thực về những thiếu sót của họ. Nhưng họ luôn tránh xu hướng tự phán xét, hay kết luận tiêu cực.
 
Chính bạn cũng sẽ dễ thành công hơn rất nhiều khi bạn có mối quan hệ tốt với tâm trí mình. Dưới đây là 7 thói quen giúp gia tăng giá trị bản thân mà tất cả chúng ta đều có thể học hỏi bất kể định nghĩa thành công của bạn là gì đi chăng nữa. 
 
Thoi quen giup gia tang gia tri ban than
 

1. Thừa nhận cảm xúc của mình từ sớm
 

Hãy thừa nhận đi có phải mỗi lần thất tình, cãi nhau với người yêu hay gia đình có vấn đề... thì bạn không có tâm trạng làm việc đúng không? Đó là diễn biến cảm xúc thông thường của tất cả chúng ta nên không có gì phải né tránh cả.

Điều quan trọng là kiểm soát nó để không làm ảnh hưởng tới công việc. Nhưng "kiểm soát" không có nghĩa gò ép, kìm nén cảm xúc đâu đấy nhé. Thay vào đó, chỉ là nhận diện ra nó và quan sát quá trình nó tan biến trong tâm trí bạn trước khi bước vào công việc, nhiệm vụ quan trọng.

Thật khó để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống nếu bạn thường xuyên bị choáng ngợp bởi những cảm xúc đang choán đầy tâm trí mình. Trong khi đó tuần nào, tháng nào, năm nào mà chúng ta lại không có rắc rối xảy ra cơ chứ. Thế thì làm gì có được bình yên để tập trung vào công việc?

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều trải qua những cảm xúc khó khăn như sợ hãi, buồn bã hay tức giận. Nhưng tại sao một số người quản lý những cảm xúc này tương đối tốt trong khi những người khác thì không?
 
Bạn sẽ dễ dàng quản lý những cảm xúc khó khăn hơn khi nhận diện chúng từ sớm.
 
Hầu hết mọi người bị choáng ngợp bởi những cảm xúc, không thoát ra được vì họ phớt lờ chúng hoặc không quan tâm khi những cảm xúc đó còn nhỏ. Mặc dù điều này mang lại cảm giác dễ chịu trong thời gian ngắn nhưng nó thường dẫn đến những cảm xúc đó ngày càng lớn hơn và mãnh liệt hơn theo thời gian.
 
Mặt khác, nếu bạn có thể tập thói quen thừa nhận cảm xúc của mình khi chúng vừa chớm xuất hiện và sau đó xác nhận thay vì cố gắng trốn tránh, loại bỏ chúng - bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để giữ cân bằng cảm xúc và tiếp tục với cuộc sống của mình. Hoàn toàn tập trung được vào công việc và mục tiêu quan trọng nhất. 
 

2. Quan sát suy nghĩ của mình
 

Ngoài việc phớt lờ những cảm xúc từ khi chúng mới vừa xuất hiện tạo thành "nỗi đau" trong tâm trí, không thể nào làm việc tập trung thì một lý do khác khiến chúng trở thành những kẻ thất bại là vì đã vô tình nuôi dưỡng những suy nghĩ không tốt về mình.

Cụ thể, những kiểu suy nghĩ như lo lắng thường xuyên hoặc tự nói chuyện tiêu cực với bản thân sẽ dẫn đến những cảm xúc mạnh mẽ và khó thoát ra khỏi nó.
 
Hầu hết mọi người không nhận thức rõ ràng về mô hình tinh thần của chính mình. Kết quả là, họ thấy mình bị chi phối bởi tất cả những cảm xúc mà những kiểu suy nghĩ đó dẫn đến. Ví dụ hay lo lắng trở thành lo lắng mãn tính, suy nghĩ dai dẳng khiến dễ tức giận nổi nóng, hay tự phê bình kết quả là thường xuyên thiếu tự tin...

Trong khi đó, những người thành công thường có thói quen suy ngẫm và chú ý đến suy nghĩ đang diễn ra trong tâm trí của mình. Họ nhận thức được vai trò của mình trong việc khởi xướng hoặc duy trì những khuôn mẫu tinh thần không có ích; và kết quả là họ giỏi hơn trong việc điều chỉnh những kiểu suy nghĩ và cảm xúc đi theo sau.

Thế nên nếu muốn kiểm soát cảm xúc của mình, bạn phải học cách quản lý suy nghĩ đang diễn ra trong đầu.

Người bình thường cũng có thể thông qua rèn luyện mà năng lực của họ tăng lên rất nhiều. Phương pháp rất đơn giản và dễ sử dụng, đó chính là liên tục rèn luyện. 1 lần chưa được thì 10 lần, 10 lần chưa được thì 50 lần, 100 lần,...
 
Rèn luyện, nhìn nhận lại là cách nhanh nhất để một người đạt được sự phát triển bản thân. Chỉ thông qua việc suy ngẫm thường xuyên, bạn mới có thể phát hiện ra những sai sót và khuyết điểm của bản thân, từ đó khắc phục nó.
 
Có một công thức: Suy ngẫm + nỗi đau = tiến bộ. Bằng cách thường xuyên suy ngẫm và nhìn lại cuộc sống của mình, bạn có thể tránh được những lỗi tương tự, từ đó có cơ hội để phát triển.

Thế nên hãy học cách tìm ra nguyên nhân của mọi thất bại và thành công, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện bản thân.
 
Hãy dành cho chính mình một vài phút để xem xét lại mỗi ngày, biến trải nghiệm của bạn thành kinh nghiệm và tiếp tục củng cố bản thân thông qua việc suy ngẫm.
 

3. Cảm thông với lỗi lầm của mình
 

Chịu khó quan sát một chút bạn có thể nhận ra rằng có 2 mẫu người thành công trên thế giới này:  
  • Một là những người bề ngoài rất thành công nhưng bên trong lại khốn khổ.
  • Hai là những thành công bên ngoài và cũng có đời sống nội tâm tương đối điềm tĩnh, tự tin.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự khác biệt này, nhưng vấn đề chủ yếu là ở cách họ tự đánh giá bản thân mà thôi. Người biết đủ thì họ là ai cũng cảm thấy hạnh phúc.
 
Những kiểu người thành công bên ngoài và đau khổ bên trong thường có thói quen khá mãnh liệt là tự phán xét sau những sai lầm. Họ chê trách vì điều mình chưa làm được, liên tục ngẫm nghĩ về những sai lầm trong quá khứ, lo lắng về những sai lầm trong tương lai và nói chung là trở nên khó chịu với chính mình.
 
Nhưng những người có thành công bên ngoài đi đôi với sự bình tĩnh bên trong hầu như luôn có thói quen yêu thương bản thân mạnh mẽ. Họ suy ngẫm về những sai lầm của mình và cố gắng học hỏi từ chúng. Nhưng họ không tập trung vào nó mà chỉ đơn giản là thừa nhận thiếu sót, khuyến khích bản thân mở lòng để học hỏi nhiều hơn.

Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình, còn bao dung độ lượng với chính mình sẽ mở ra một cơ hội mới để cho chúng ta được tự do khám phá cuộc đời kỳ thú này.
  

4. Lắng nghe cảm xúc nhưng không mù quáng
 

Mối quan hệ của hầu hết mọi người với cảm xúc của họ rơi vào một trong hai thái cực: 
  • Họ thờ ơ và trốn tránh cảm xúc của mình. Kết quả không biết nhiều về chúng hoặc mức độ ảnh hưởng của những cảm xúc đó đến mình ngoài tầm nhận thức của họ.
  • Họ bị ám ảnh và tập trung quá mức vào cảm xúc của mình. Kết quả là thường xuyên bị lạc lối trong cảm xúc và bị chúng chi phối quá mức trong việc ra quyết định và lựa chọn.
Mặt khác, những người có xu hướng thành công thường có cách tiếp cận trung lập với cảm xúc của mình: Họ nhận thức được và nhạy cảm với cảm xúc của mình nhưng cũng không đặt niềm tin mù quáng vào chúng. 
 
Thay vào đó, họ coi cảm xúc là một nguồn thông tin có thể hữu ích nhưng cũng không phải là sự thật. Và khi gặp khó khăn, họ có xu hướng sử dụng các giá trị đang hiện hữu hơn là cảm xúc để đưa ra những quyết định lớn.
Top 8 cách mài giũa trực giác của bạn để dễ dàng ra quyết định KHÔN NGOAN
Chỉ cần tập trung thực hiện những cách mài giũa trực giác của bạn thì những đánh giá của bạn sẽ càng trở nên sắc bén kỳ lạ. Hứa hẹn bạn sẽ gặt hái được những
 
Con giap co quy nhan phu tro ngay 18/1/2024
 

5. Thường xuyên cập nhật kỳ vọng của mình


Kỳ vọng là niềm tin mạnh mẽ về tương lai hoặc những gì bạn tin sẽ xảy ra. Nhưng chúng cũng có xu hướng chạy ngầm trong tâm trí chúng ta, có nghĩa là ta hiếm khi xem xét hoặc đặt câu hỏi về chúng.

Kết quả là, chúng ta có thể suy nghĩ, cảm nhận và sau đó hành động theo những cách trái ngược với giá trị của bản thân và những gì chúng ta mong muốn, tất cả chỉ vì những kỳ vọng cũ, chưa được kiểm chứng - đối với bản thân hoặc người khác.
 
Nếu bạn có những kỳ vọng, bạn nên nhất quyết có những kỳ vọng thực tế.
 
Rất nhiều người cuối cùng rơi vào thói quen tự hủy hoại bản thân do những thói quen xấu vì họ vẫn hành động theo những kỳ vọng cũ - thường là từ thời thơ ấu mà không hề hay biết. Một trong những thói quen giúp gia tăng giá trị bản thân đó là bạn nên rõ ràng với kỳ vọng của mình - kỳ vọng mới mẻ và hợp thời thế hơn.
 
Những người thành công hiểu rằng để tiếp tục đưa ra những quyết định đúng đắn trong một môi trường luôn thay đổi, bạn cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật những kỳ vọng của mình để chúng thực sự bám sát thực tế và đưa bạn hướng tới mục tiêu và khát vọng của mình.
 

6. Nghiêm túc trong việc chăm sóc bản thân
 

Rất khó để quản lý tốt những cảm xúc khó khăn, tư duy mạch lạc, cập nhật niềm tin và kỳ vọng mạnh mẽ, đối mặt với sai lầm và chỉ trích... Và đó là hầu hết những gì xảy ra trong tâm trí của chúng ta suốt cả đời.
 
Thế nhưng mọi người hiếm khi làm bất cứ điều gì để hỗ trợ tâm trí của họ hoàn thành tốt các chức năng đó. Nó giống như việc trở thành một vận động viên chuyên nghiệp và ăn một chế độ ăn kiêng khủng khiếp. Hoặc sở hữu một chiếc xe thể thao và không bao giờ bận tâm đến việc thay dầu.
 
Thành công phụ thuộc vào một tâm trí lành mạnh. Và một tâm trí khỏe mạnh phụ thuộc vào những thói quen lành mạnh.
 
Thuật ngữ tự chăm sóc bản thân bị mang tiếng xấu vì nó bị hiểu là những hành động thoải mái và vui vẻ bề ngoài. Nhưng trên thực tế, chăm sóc bản thân có nghĩa là thiết lập và duy trì các thói quen hỗ trợ sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của bạn.
 
Những người thành công hiểu rằng việc làm tốt nhất công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn có cảm xúc mạnh mẽ và tinh thần nhạy bén hay không. Nhưng quan trọng hơn, họ biết rằng những điều đó cần có thời gian và sự đầu tư. 
 
Nếu bạn muốn tâm trí làm việc cho bạn, bạn cần phải làm những việc chăm sóc tốt cho tâm trí của mình.
 

7. Sẵn sàng chịu tổn thương về mặt cảm xúc
 

Đừng kỳ vọng thế giới này chỉ toàn là những điều tốt đẹp và mọi người có nhiệm vụ làm cho bạn phải hạnh phúc. Chuyện này hoàn toàn vô lý, thế nên việc trải qua những tổn thương là điều không thể tránh khỏi.

Hơn nữa, sự tổn thương về mặt cảm xúc là một trong những thuật ngữ khác như tự chăm sóc bản thân, có vẻ ngớ ngẩn, hời hợt và thậm chí không đáng để suy nghĩ nhiều. Nhưng đó chỉ là vì hầu hết mọi người không hiểu ý nghĩa của nó…
 
Dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc có nghĩa là khi thích hợp, bạn có thể và sẵn sàng nói về cảm giác của mình - đặc biệt là khi điều đó khó khăn.

Điều này không chỉ quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của bạn, mà còn quan trọng nếu bạn muốn duy trì các mối quan hệ lành mạnh và hiệu quả - điều mà hầu hết mọi hình thức thành công đều phụ thuộc vào.
 
Từ kinh doanh đến nuôi dạy con cái, một chuyến đi thành công phụ thuộc vào việc tất cả các bên cảm thấy tự tin rằng họ có thể nói ra cảm giác của mình. Những người thành công hiểu rằng bằng cách mô hình hóa sự tổn thương về mặt cảm xúc của họ và thành thật về cảm giác, họ đang trao quyền cho những người khác làm điều tương tự.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X