Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

5 thói quen chấm dứt nợ nần, thoát khỏi tình cảnh chưa hết tháng đã hết tiền

Thứ Tư, 19/02/2025 07:56 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Hãy có tư duy cùng hành động thiết thực nhằm xây dựng thói quen chấm dứt nợ nần, chấm dứt cuộc sống dựa vào đồng lương ít ỏi hàng tháng nhưng không tiết kiệm được đồng nào.


Sống dựa vào đồng lương hàng tháng chi trả các hóa đơn, trả các khoản nợ, rồi lại vay tiền,... có thể giống như một chu kỳ chán nản, không bao giờ kết thúc. Thật dễ dàng để mắc kẹt trong đó, nhưng lại cảm thấy không thể thoát ra.
 
Nhiều yếu tố góp phần khiến bạn bị mắc kẹt trong lối sống chạy theo đồng lương này, nhưng thường thì chúng ta có nhiều quyền kiểm soát hơn chúng ta nghĩ.

Sau đây là 5 thói quen chấm dứt nợ nần bạn có thể áp dụng vào cuộc sống của mình.
 
Thoi quen cham dut no nan
 
 

1. Nhận ra mình chính là vấn đề
 

Thật dễ dàng để tiếp cận theo hướng tâm lý nạn nhân và đổ lỗi cho mọi thứ khác đang diễn ra trên thế giới này. Hầu hết mọi người cho rằng mình nợ nần, mình nghèo, mình túng thiếu là do thị trường, do chính trị, do luật lệ, do người này, người kia,... nhưng ít ai thừa nhận là do chính mình.

Chính tâm lý "tôi là nạn nhân" trong mọi việc khiến chúng ta không chỉ nghèo mà còn thất bại trong mọi vấn đề của cuộc sống. Thế nên bước đầu tiên để thoát khỏi tình cảnh này đó là thừa nhận vấn đề do chính mình gây ra.

Hãy dõng dạc nói rằng: "Tôi là lý do khiến tôi sống dựa vào tiền lương, chưa hết tháng đã hết tiền, tôi là lý do khiến tôi phá sản..." 
 
Trong khi một số yếu tố quy mô lớn, như lạm phát có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, thì khi ta thừa nhận vấn đề là do mình thì mới chính thức là trao sức mạnh cho bản thân, từ đó chủ động là người kiểm soát tình hình và số phận của chính mình. 
 
Đây không phải tự đổ lỗi mà là thừa nhận vấn đề, tự đổ lỗi cho bản thân về căng thẳng tài chính của mình là không hiệu quả. Thay vào đó, hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình và nhận ra rằng tiền bạc là nguồn lực mà chúng ta phải phát triển chứ không phải chạy theo. 
 

2. Tạo ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
 

Khi nói đến việc chấm dứt cuộc sống nợ nần, không còn sống dựa vào đồng lương ít ỏi, việc có các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể là điều cần thiết.

Nếu không biết mình đang nỗ lực hướng tới điều gì thì bạn sẽ mất động lực nên sẽ không muốn hành động hoặc hành động hời hợt.

Bất kể mục tiêu của bạn là gì, ngắn hạn hay dài hạn, hãy luôn tự hỏi "Tại sao?". Biết lý do tại sao bạn muốn những mục tiêu đó là chìa khóa.

Khi lý do đủ lớn, bạn sẽ tự tạo động lực chứ không cần tới sự hối thúc từ bên ngoài.
 
Một số mục tiêu ngắn hạn bao gồm nghiên cứu các lựa chọn cho các nguồn thu nhập bổ sung, yêu cầu tăng lương tại nơi làm việc hoặc học cách lập ngân sách để sắp xếp tài chính của bạn khôn ngoan hơn.

Các mục tiêu dài hạn mà bạn có thể hướng tới có thể là trả hết thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên hoặc thế chấp của bạn,...
 
Dù bạn hướng tới lối sống nào, hãy đảm bảo rằng bạn đang đánh giá các ý định đằng sau các mục tiêu của mình để bạn có thể tạo ra một cuộc sống đáp ứng được những nhu cầu đó.

3. Không quan tâm người khác nghĩ gì
 

Chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những người người xung quanh và vô tình để cho họ giành quyền quyết định cách bạn chi tiêu tiền bạc, cách bạn quản lý tiền,... Trong khi chưa chắc họ đã là những người tiêu dùng, sử dụng tiền bạc khôn ngoan.
 
Nếu có một điều mà hầu hết mọi người có thể từng trải qua đó là vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, tiền bạc là vấn đề họ từng phải đau đầu. Thế nên, không ai có quyền phán xét người khác về hoàn cảnh mà họ đang cố gắng thay đổi.
 
Việc tìm kiếm sự chấp thuận từ người khác sẽ chỉ khiến bạn không tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu cá nhân của mình. Nhớ rằng mỗi người có một mục tiêu khác nhau, có người thích hưởng thụ trước, có người muốn tiết kiệm để đảm bảo cho tương lai, không ai giống ai,...

Mặc dù một số người có thể thực sự cố gắng giúp đỡ khi đưa ra lời khuyên, nhưng đừng để sự phán xét của người khác gây nguy hiểm cho tham vọng của bạn. Để thực sự thay đổi hoàn cảnh, điều đó phải đến từ chính bạn.

Đừng bỏ lỡ: Kế hoạch tiền bạc thất bại: Mắc một trong 5 lỗi này bảo sao mãi không giàu
 

4. Tập trung vào những bước nhỏ hàng ngày 

Ke hoach cho tung dong tien cua minh
 
Mặc dù việc có những mục tiêu cụ thể mà bạn đang hướng tới là điều cần thiết, nhưng đừng để áp lực phải đạt được từng mục tiêu áp đảo bạn.

Hãy lập kế hoạch, nhưng hãy nhớ luôn thực tế và khôn ngoan, tập trung vào những bước nhỏ trước tiên, và thực hiện từng ngày một.
 
Nếu bạn đang nợ nần và nhìn vào bức tranh toàn cảnh, chỉ nhìn vào núi nợ mà bản thân phải vượt qua, thì nó quá sức chịu đựng. Cuối cùng sẽ tự phá hoại bản thân vì tôi cứ nghĩ rằng mình sẽ không thể thoát khỏi tình huống này.

Hãy tập trung sự chú ý của mình vào những bước nhỏ dễ đạt được hơn và nhận ra sự tiến bộ của mình trên con đường kiếm tiền và quản lý tiền bạc khôn ngoan hơn cho dù bạn đang nợ.

Hãy nhớ rằng bạn chỉ là một con người bình thường, bạn không có nghĩa vụ phải đạt được thành công chỉ sau một đêm. Đó được cho là một quá trình làm việc chăm chỉ, kiên trì, xóa từng khoản nợ một, cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra sau những bước tiến nhỏ.
 
Nhắc nhở bản thân rằng: "Tôi có thể đạt được tiến bộ này, tôi có thể trả hết số tiền thẻ tín dụng nhỏ đó, tôi có thể tiết kiệm được số tiền nhỏ đó".

Và chậm rãi nhưng chắc chắn, những bước đi nhỏ bé ấy đã biến thành những bước tiến khổng lồ theo năm tháng, quan trọng là mục tiêu rõ ràng, các bước đi trong khả năng thực hiện được.

5. Buông bỏ cái tôi của mình
 

Thói quen chấm dứt nợ nần cuối cùng này có thể đặc biệt khó vượt qua, và dễ bị "mắc kẹt" lâu nhất. Buông bỏ cái tôi của mình gây ra "khuynh hướng tức giận" nội tại mà nhiều người trong chúng ta mắc phải khi nói đến tiền bạc và tài chính cá nhân.
 
Điều đó có nghĩa là bạn phải buông bỏ tất cả cảm xúc và niềm tin cũ về tiền bạc, những cảm xúc và niềm tin thực sự đã khiến chúng ta mãi ở trong vòng luẩn quẩn của nợ nần, khó khăn.
 
Hãy thừa nhận điểm yếu của mình là không quản lý tốt tiền bạc. Dám thừa nhận rằng bản thân không tiếp cận hoàn cảnh của mình theo đúng tư duy, và điều đó không sao cả.

Chúng ta không được dạy cách để thành công về mặt tài chính, nhưng chúng ta có thể học cách để cải thiện nó, trở nên thành công hơn.
 
Hãy tìm kiếm những cá nhân đang làm đúng cách thông qua các mạng xã hội, các trang báo, podcast,.. và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng họ đã làm và thành công, từ đó áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn.
 
Hãy nhớ rằng không ai là hoàn hảo và tất cả chúng ta đều sẽ trải qua những thử thách như nhau trong suốt cuộc đời, tiền bạc là một trong những thử thách chính và quá lớn mà ai cũng phải vượt qua.
 
Nhưng thay vì để bản thân trở thành nạn nhân của hoàn cảnh, hãy biết rằng bạn có khả năng đạt được bất cứ điều gì bạn mong muốn. Bạn chỉ cần có tư duy tích cực và trung thành vàò việc thực hiện đúng các bước để đạt được điều đó.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X