Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Kiếp người có 4 thời điểm quan trọng không được phép phạm sai lầm, sai một lần hủy cả một đời

Thứ Sáu, 04/10/2019 10:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đã là con người thì không có ai là không phạm phải sai lầm. Nhưng có 4 thời điểm quan trọng nhất đời người, bạn nhất định phải làm tốt, làm đúng bởi sai rồi sẽ không thể sửa chữa.
Thoi diem quan trong nhat doi nguoi
 
Sai lầm trong cuộc đời mỗi con người có rất nhiều kiểu, nhiều dạng. Có cái lớn, có cái bé; có sai lầm có thể sửa chữa, nhưng có những sai lầm khiến cả cuộc đời chìm trong nuối tiếc và hối hận.

Có 4 thời điểm quan trọng nhất đời người mà bạn không được phép phạm phải sai lầm bởi cuộc sống ngắn lắm, sao tốn thời gian cho những việc sai lầm.
 

1. Khi kích động chớ đánh mất lý trí

 
Việc khiến ta kích động trong cuộc đời này có không ít, nhưng phải luôn nhớ rằng không được đánh mất lý trí của bản thân vào một trong những thời điểm quan trọng nhất đời người đó.
 
Ông cha ta có câu: “Giận quá mất khôn”. Bất cứ chuyện gì trên đời này, nếu quá hấp tấp, nóng nảy, để cơ kích động giận dữ lấn át mất lý trí sẽ có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, để lại hậu quả đáng tiếc.
 
Thậm chí, một khi đánh mất lý trí còn có thể đánh mất bản thân, làm việc trái với đạp trời, dù sau đó có ngộ ra thì cũng đã muộn rồi.
 
Người quân tử muốn làm nên việc lớn, nhất định phải biết điều khiển cảm xúc của bản thân, không được để cảm xúc sai khiến lý trí.
 
Ở đời, dù vinh hay nhục ra sao, dù sóng gió to lớn thế nào, cũng luôn phải tỉnh táo và điềm tĩnh, nuốt trôi tất cả vào trong để không vội vã đưa ra những quyết định đáng tiếc ảnh hưởng đến tiền đồ sau này.

Thoi diem quan trong nhat doi nguoi 1
 

2. Khi đắc ý chớ quên mình là ai

 
Thời điểm quan trọng nhất đời người mà bạn không được phép phạm sai lầm nữa cần nhắc đến chính là khi bạn đắc ý. Khi ta vui vẻ, hài lòng, hả dạ hả chí về một điều tâm đắc của mình, điều quan trọng là không được phép quên bản thân mình là ai.
 
Theo truyền thuyết về con ngựa thành Troy thuở xưa, quân Hy Lạp khi đó kéo quân đến vây kín thành Troy nhưng nhiều năm trời vẫn không phá được thành. 
 
Cuối cùng, quân Hy Lạp đành phải dùng đến kế sách giả vờ rút lui, để lại một con ngựa gỗ thật to, bên trong thân ngựa chứa đầy binh lính Hy Lạp.
 
Binh lính canh giữ cổng thành Troy không biết đây là kế, coi ngựa gỗ là chiến lợi phẩm, vận chuyển vào trong thành và ca múa chè chén say sưa để ăn mừng trong niềm đắc ý vô bờ.
 
Đêm khuya, khi mà toàn bộ binh lính không hề có đề phòng, quân Hy Lạp lặng lẽ chui từ trong bụng ngựa gỗ ra, mở cổng thành, trong ngoài phối hợp và đã đánh tan đội quân thủ thành Troy.
 
Hãy nhớ rằng, khiêm tốn, thận trọng, cẩn thận thì sẽ không bao giờ phải lo mình sẽ phạm sai lầm. Xem thêm: Sai lầm tiền bạc của người trẻ, rồi xấu hổ vừa già vừa nghèo
 
Còn khi đắc ý, mải hả hê mà quên đi mất bản thân mình, lúc bạn kiêu căng tự đại nhất, cũng là lúc bạn sa cơ lỡ bước.
 
Có những người nỗ lực nửa đời người, trả giá rất nhiều để có thể thành công. Nhưng khi thành danh rồi, có được bổng lộc rồi, lại là lúc khó giữ vững bản thân nhất. 
 
Bởi vì nhàn cư vi bất thiện, không có đủ ý chí và nghị lực để giữ mình, cuối cùng tự mình bôi nhọ thanh danh bản thân, kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Đây cũng chính là vì đắc ý mà quên mất bản thân, quên mất quá trình vất vả gây dựng thành tựu của mình.
 
Cho nên sống ở đời, dù đứng ở vị trí nào, trên người có bao nhiêu vầng hào quang cũng phải luôn giữ đầu óc tỉnh cáo. Mỗi cá nhân trên thế gian này đều rất nhỏ bé, đắc ý quên mình cũng tức là đã tự tay xóa sổ chính mình.

Đọc ngay: Tự mắc sai lầm tạo nên thất bại, đừng trách trời không thương

Thoi diem quan trong nhat doi nguoi 3
 

3. Khi thất ý đừng mất lòng tin

 
Lúc thất ý chính là một một trong ba thời điểm quan trọng nhất đời người mà bạn không được phép phạm sai lầm.
 
Khi mọi chuyện không được như ý muốn, chớ nên một lần gục ngã là không gượng dậy nổi, cũng đừng vì phút yếu lòng mà quen những người bạn không tốt đẹp.
 
Khi gặp chuyện không vừa ý, khi vấp ngã trong cuộc đời, khi đứng trước nạn lớn mà bản thân dường như không thể vượt qua, điều quan trọng nhất chính là không thể thoái chí nản lòng, đánh mất niềm tin.
 
Sách Mạnh Tử có viết rằng:
 
Vua Thuấn xuất thân nơi đồng ruộng, Phó Duyệt được tiến cử từ khi còn là thợ xây, Giao Cách được tiến cử từ quầy bán cá muối, Quản Trọng được tiến cử khi còn là binh sỹ, Tôn Thúc Ngao được cất nhắc từ vùng ven biển, Bách Lý Hề được tiến cử từ nơi chợ búa.
 
Khi trời giao sứ mệnh trọng đại cho những người ấy, trước hết ắt phải làm khổ tâm chí họ, làm nhọc gân cốt họ, khiến thân xác họ đói khát, hao tổn thân họ, nhiễu loạn việc họ làm. 
 
Chính vì thế nên những con người ấy mới động tâm để học cách nhẫn nại, trau đồi, rèn luyện thêm những tài năng mà bản thân chưa có. 
 
Người ta thường mắc sai lầm, vấp ngã, thất bại rồi mới biết sửa đổi, chịu đau khổ trong lòng mới chịu toan tính, cân nhắc về sau nhằm không đi vào vết xe đổ trước đó nữa. Vậy mới họ mới làm nên việc lớn.
 
Khi con người ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điều quan trọng nhất là đừng vứt bỏ hết niềm tin. Bởi một khi vứt bỏ niềm tin, bạn cũng sẽ mất đi mục tiêu.
 
Cuộc sống mà không có mục tiêu, lúc nào cũng mờ mịt về tương lai, như thế thì có khác nào một cái xác sống biết đi.
 
Lòng tin, chí khí là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Rơi vào trong vô vọng rất có thể người ta sẽ trở nên sa ngã. Bấy giờ sẽ có đủ điều níu kéo người ta sa đọa: cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, tính dục… 
 
Điều đáng tiếc nhất là người ở trong nghịch cảnh không nhận ra cơ hội tôi rèn ý chí và bồi dưỡng phẩm đức của mình.
 
Có câu rằng: “Trời sinh ta ắt có chỗ dùng”. Đôi khi nghịch cảnh chỉ là cái cớ để ta quay đầu tìm ra phương hướng phù hợp hơn mà thôi. Khi đó, nghịch cảnh không phải là bất hạnh mà là món quà mà cuộc sống ban tặng để ta tiến về phía trước một cách mạnh mẽ.

Thoi diem quan trong nhat doi nguoi 2
 

4. Sống không được trái với lương tâm của mình

 
Lương tâm ở đây là chỉ tấm lòng thiện lương, lòng nhân nghĩa. 
 
Lương tâm là cái gốc làm người, một người làm điều thiện hay điều ác đều xuất phát từ tâm địa bên trong. Những người có lòng hổ thẹn, chịu nhận sai, biết tri ân, đều là những người thiện lương. Vì sao sống thiện mà đời vẫn trắc trở?
 
Có một câu chuyện kể về ông tổ nghề mộc Lỗ Ban rằng, Lỗ Ban có một người học trò tên là Vương Ân. Một lần nọ, Vương Ân trông thấy Lỗ Ban chế tác ra một người gỗ có thể giúp cưa gỗ.
 
Sau đó, học trò họ Vương đã lặng lẽ đo đạc và làm ra một người gỗ y hệt của thầy mình, nhưng nó lại không thể hoạt động.
 
Vương Ân thử mọi cách vẫn không thể khiến người gỗ cử động, đành miễn cưỡng quay về hỏi Lỗ Ban. Hai thầy trò người hỏi người đáp rằng:
 
"Kích thước đã đo đúng rồi chứ?"

"Đo chuẩn rồi ạ."

"Đã đo phần đầu chưa?"

"Đo rồi ạ."

"Đã đo chân chưa?"

"Cũng đo cả rồi!"
 
Hỏi đến đây, Lỗ Ban làm như vừa nhận ra điều gì, mới nói rằng: "Ồ, thế chắc do ngươi không đo tâm rồi!"
 
Vương Âu vẫn chưa nhận ra nên đáp chẳng hề suy nghĩ: "Đúng rồi! Con chưa có đo tâm."
 
Lỗ Ban nghe xong mặt đanh lại, giận dữ nói: "Vương Ân, ngươi làm người không có lương tâm thì sẽ không bao giờ thành công được đâu."
 
Người có lương tâm, trước khi làm bất cứ việc gì đều sẽ tự hỏi lòng mình xem làm như vậy là đúng hay sai. 
 
Người có lương tâm sẽ cẩn trọng trong từng lời ăn, tiếng nói, việc làm ra sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm.
 
Con người có thể nghèo đói, không chức không tước, không quyền không thế, thế nhưng không thể không có lương tâm.
 
Con người có thể có lỗi với người khác, nhưng không thể có lỗi với lương tâm của mình.
 
Người mà không có lương tâm, tiền tài danh vọng cũng chỉ dẫn người đó đến vực thẳm sâu hun hút.
 
Trên đây là 4 thời điểm quan trọng nhất đời người mà bạn không được phép phạm phải sai lầm. Bởi một khi đã sai, có thể sẽ sai cả đời, cũng hủy hoại tất cả tương lai. 
 
Đó là những sai lầm không thể bù đắp, không thể sửa chữa, chỉ mang đến nỗi tiếc hận suốt cuộc đời.
 
Lam Lam

Tin cùng chuyên mục

X