Vì sao cổ nhân thẳng thừng tuyên bố: Thà nghèo mệnh chứ không nghèo tướng?

Thứ Năm, 14/09/2023 16:50 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu nói: Thà nghèo mệnh chứ không nghèo tướng của cổ nhân nhằm nhắc nhở con cháu của mình nhớ rằng dù sinh ra trong hoàn cảnh nào cũng đừng để số phận trói buộc, hãy tự mình kiến tạo cuộc sống như mơ bằng mọi giá.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Cổ nhân có câu "Thà nghèo mệnh chứ không nghèo tướng". Theo đó, "Nghèo mệnh" tức là số mệnh của một người sinh ra đã nghèo. Còn “Tướng nghèo” được hiểu là người không rộng rãi, không phóng khoáng, tính toán chi li.

1. Những người sinh ra mệnh nghèo


Nguyên nhân một người sinh ra đã nghèo là vì những việc làm của họ trong quá khứ, trong tiền kiếp đã tạo nên kết quả này. Theo Phật giáo, nhân quả hoạt động mạnh mẽ tạo nên nghiệp quả của mỗi người, nguyên nhân gây nghèo có thể là.

 

1.1 Người không biết bố thí


Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh riêng, nhưng dù thế nào chúng ta cũng thường có điều kiện thuận lợi hơn ai đó, do đó dù trong hoàn cảnh nào thì nhất định phải tìm cách hỗ trợ cho người khác trong khả năng của mình.

Vậy nhưng có những người trong suốt cuộc đời không có ý thức làm bố thí hoặc nếu có cũng làm rất ít hoặc với tâm lý không vô tư, thoải mái, thế nên phúc đức họ để lại không nhiều. Chính cái nhân này khiến nếu họ có cơ hội tái sinh làm người ở kiếp kế tiếp thì thường sinh ra trong gia đình khó khăn, vất vả, phải kiếm từng đồng nhỏ mới đủ đảm bảo miệng ăn cho các thành viên trong nhà.

Vậy nên một người không được may mắn, sinh ra trong gia đình nghèo thì không phải trách ông trời bất công mà tự biết trách chính mình không thường xuyên bố thí giúp đời, giúp người.

1.2. Người tham lam, cướp giật tài sản của người khác


Thực ra cuộc đời này rất công bằng, bạn tham lam trộm cướp hoặc cho dù làm việc này âm thầm không ai biết thì những tội lỗi do chính mình gây ra cũng đã được ghi nhớ từng chút một.

Không những thế nó như việc bạn rút âm tiền trong ngân hàng vậy, chúng vẫn âm thầm có lãi suất và tăng lên chóng mặt nếu một người không chịu dừng lại việc sai trái của bản thân mà sửa sai.

Món nợ nó sẽ có lưu lại mãi, cho đến khi người đó được tái sinh làm người ở kiếp này. Thế nên, một trong những nhân nghèo khó của một người còn là vì họ tham lam của cải của người khác, không phải của mình, khi họ sinh ra họ đã bị âm tiền bạc thì làm mãi vẫn nghèo là vậy.

1.3. Lười biếng


Cuộc sống này chẳng ai là không muốn được hưởng thụ cả nhưng chỉ khi bản thân chăm chỉ, làm lụng ngày đêm thì mới mong có ngày được hưởng chút lười biếng cho bản thân.

Ngược lại một người lười biếng, không chịu làm thì chẳng những không tạo ra của cải cho bản thân mà còn trở thành gánh nặng cho các thành viên trong gia đình.

Trí tuệ sinh ra từ hai bàn tay lao động, thế nên một người lười thì đi kèm với không có trí, thế nên cuộc đời họ thực sự ảm đảm, thê lương. Trên đời không có việc gì khó, khó là khó ở lòng người, có tâm ắt có hành động.

Thực tế đã cho thấy rằng chăm chỉ còn có của ăn, của để, còn người lười biếng thì khó thay đổi được hoàn cảnh của mình. Thế nên lười biếng cũng là cái NHÂN của sự nghèo khó mà người trẻ cần phải tránh xa.

Top 10 cách tạo ra nhiều phước nhất cực dễ ai ai cũng làm được
Tiết lộ những cách tạo ra nhiều phước nhất để bạn dễ tập trung, biết cần thực hành điều gì nhằm có thể tạo ra kết quả như mơ trong thời gian tới.

1.4. Lãng phí


Thói quen lãng phí trước đây cũng là cái NHÂN khiến một người rơi vào hoàn cảnh nghèo khó ở hiện tại. Lãng phí bao gồm sử dụng tiền bạc không đúng mục đích, thường vung tay quá trán, thích gì tiêu xài nấy để thỏa mãn sở thích của bản thân.

Thậm chí là lãng phí thức ăn ở kiếp trước, thế nên khi tái sinh ở kiếp này sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khổ sở, không có đồ mà ăn uống.

Hay ngay cả việc thói quen lãng phí thời gian của giới trẻ hiện nay cũng rất đáng lo ngại. Những người không cảm thấy thời gian quý giá, chỉ biết than phiền được cho là sẽ không bao giờ có thể thoát nghèo.

Trong khi đó, những người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp tiền bạc, công sức để mở đường cho thành công ở tương lai.

1.5. Vui chơi sa đọa


Một người dù kiếp trước giàu có, sung túc nhưng không làm việc thiện, không dành thời gian mà tu dưỡng bản thân, thay vào đó chỉ là ăn chơi sa đọa thì kiếp này cũng sinh ra trong nghèo khó. 

Thế nên những người mải mê ăn chơi là những người "đốt" phước của mình nhanh nhất, trong khi ruộng phước của mỗi người có hạn, không biết chăm sóc, vun xới thì nó sẽ khô cằn và bản thân sớm rơi vào cảnh nghèo khổ.
 
 

2. Nhưng tướng không được nghèo


Sinh ra có mệnh nghèo không đáng sợ và sinh ra từ vạch đích cũng không phải hoàn toàn là chuyện đáng vui. Quan trọng nhất là bản thân luôn có ý thức không ngừng vươn lên trong cuộc sống.

Theo đó, người sinh ra trong cơ hàn không đáng ngại nhưng nếu vì nghèo khó mà đánh mất đi nghị lực, niềm tin, lòng tự trọng thì sẽ trở nên ích kỷ, hẹp hòi mới đáng trách. Người nghèo tướng thì nếu có một cơ hội nào đó kiếm được tiền thì cũng không được lòng mọi người, khó thăng tiến trong công việc, không làm ăn được cùng với ai.
 
Còn nếu chỉ nghèo mệnh, xuất thân bần hàn nhưng nhờ tu dưỡng bản thân, nỗ lực vươn lên, làm nhiều việc thiện thì vẫn có thể thay đổi được cuộc đời.

Từ cổ nhân cho tới Phật giáo đều khuyên chúng ta không chỉ tuân theo số mệnh vì mỗi người có thể thay đổi tâm, khẩu, ý không ngừng thực hành để tôi dưỡng bản thân, tự kiến tạo nên cuộc sống của chính mình.

Thế nên việc "tướng không được nghèo" nghĩa là nói về thế chủ động của chúng ta trong cuộc sống, không vì số mệnh nghèo mà buông xuôi. Muốn thế, chúng ta nên loại bỏ tính cách nhỏ nhen, không độ lượng khiến ta mãi trong cảnh nghèo không thoát ra nổi.
 
Đừng để hoàn cảnh nghèo khó hiện tại trói buộc chúng ta. Cho dù bản thân không thể lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lựa chọn cách sống của mình sao cho ý nghĩa. Thế nên người xưa mới có câu: Nghèo cho sạch, rách cho thơm là vậy.

Thế nên một khi đã hiểu 5 cái nhân nghèo phía trên thì ta tìm cách thay đổi bằng cách sống biết bố thí, cho đi, tránh tham lam; làm việc chăm chỉ, duy trì lối sống tiết kiệm và không ăn chơi sa đọa.

Dù nghèo những vẫn sống phóng khoáng biết cho đi, biết lá rách ít đùm lá rách nhiều thì cuộc đời ắt sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực trong tương lai. Thế nên cảnh nghèo không đáng sợ bằng tâm trí nghèo nàn.

Nghèo nhưng ta vẫn có đồ ăn thì đã là quá may mắn, ta nên nhịn bớt phần ăn của mình cho người khổ hơn. Hoặc ta cũng có thể làm cách khác như giúp đỡ, chia sẻ bằng lời nói, bằng tấm lòng, bằng hành động.

Hay chỉ cần vô tình nhìn thấy người lớn tuổi khó khăn khi qua đường ta có thể giúp đỡ, hoặc thấy người bị tai nạn không ai chăm sóc thì ta tìm cách đưa họ tới trung tâm y tế gần nhất... Vậy nên đừng nghĩ rằng ta nghèo nên không có gì để giúp.

Mệnh giàu hay nghèo không quan trọng, con người thì hơn nhau ở chỗ khí chất, không thể vì lợi mà bán rẻ sự tự tôn của mình, đó ắt là một người có tướng không nghèo.

Những người này theo thời gian, nhờ không ngừng tu dưỡng bản thân, nỗ lực làm việc, hành thiện tích đức mà dần bồi đắp để cải biến vận mệnh của mình, trở nên sung túc và giàu có trong tương lai.

Thế nên ý nghĩa lớn lao trong câu nói "Thà nghèo mệnh chứ không nghèo tướng" của cổ nhân ở chỗ, cổ nhân muốn nhấn mạnh chúng ta rằng mỗi người hoàn toàn có thể thay đổi, làm chủ cuộc sống của mình bất chấp hoàn cảnh hiện tại có thế nào đi chăng nữa.