Tầm nhìn hạn hẹp là nguyên nhân nghèo hèn
Không ít người chăm chỉ vẫn thấy nghèo, giỏi giang cũng thấy nghèo cũng chỉ vì họ không có tầm nhìn xa trông rộng như người khác. Cuộc sống gói gọn chỉ trong vài điều ta biết, ta tưởng là mình giỏi nên cứ quẩn quanh với cái nghèo, cái hèn mãi không thoát ra nổi.
Nếu ta chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng thì làm sao biết được thế giới ngoài kia rộng lớn, bao la đến nhường nào. Thế nên dùng cái tư duy ấy mà đánh giá thì quả là góc nhìn hạn hẹp và phiến diện, thường bị người đời cười chê.
Người có tầm nhìn xa là người được đánh giá là nhìn được tương lai. Như ví dụ về thành công của Uniqlo vậy, khi mới kinh doanh nhà sáng lập Uniqlo - Tadashi Yanai đã có ý định biến công ty của mình trở thành một doanh nghiệp toàn cầu.
Hơn 10 năm trước, Uniqlo chỉ có khoảng 100 cửa hàng tại Nhật Bản nhưng nay đã có gần 2000 cửa hàng trên toàn thế giới với doanh thu mỗi năm vào khoảng 41,7 tỷ USD. Ông đã có tầm nhìn khá xa cho mục tiêu này và để thực hiện, Uniqlo đã quy định mọi hoạt động kinh doanh đều phải được tiến hành bằng tiếng Anh.
Với một đất nước ít người biết tiếng Anh như Nhật Bản thì đây là một quyết định khá mạo hiểm. Ngoài ra, Uniqlo cũng thành lập nhiều trung tâm đào tạo ở New York, Thượng Hải, Paris và Singapore để xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Có thể thấy, thành công của Uniqlo rực rỡ như ngày nay không hề là chuyện ngẫu nhiên, nó là nhờ vào việc lãnh đạo của họ có tầm nhìn xa trông rộng từ trước và âm thầm thực hiện điều này dể hoàn thành mục tiêu đã đề ra cách đây cả chục năm.
Tầm nhìn hạn hẹp là nguyên nhân nghèo hèn trong cái vỏ ốc an toàn của mình |
Có chuyện kể lại rằng, những năm cuối thời nhà Nguyên ở Trung Quốc, anh hùng hào kiệt khắp nơi nổi loạn, trong đó, hai người được người dân kỳ vọng nhất là Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành, họ không ngừng tung hô hai người này hết lời.
Tuy nhiên, người cuối cùng thống nhất được thiên hạ lại là một người ít tên tuổi hơn tên Chu Nguyên Chương.
Nâng cấp tầm nhìn của mình
Không ngừng đọc sách
Một số người cố gắng đọc vài ba cuốn đã vội phủ định tác dụng của nó, cho rằng đọc sách chẳng ích gì, thích tự mình hành động hơn. Đó quả là suy nghĩ nông cạn của người có tầm nhìn hạn hẹp. Sách đâu phải là phép màu để biến không thành có? Nó đơn giản là công cụ để nâng cao sự hiểu biết, còn thành hay bại còn ở nhận thức và cách chúng ta áp dụng vào thực tế.
Kiên trì đọc sách như kiến tha lâu cũng đầy tổ vậy, bạn sẽ không nhận ra được tác dụng của nó một sớm một chiều đâu mà việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn. Vì thế, hãy cố gắng đọc sách thường xuyên, mỗi ngày, bất kể cả khi bạn thành công vẫn cứ tiếp tục đọc và học hỏi.
Khi hỏi về bí quyết thành công, Warren Bufett đơn giản chỉ vào một chồng sách và nói: “Hãy đọc 500 trang sách mỗi ngày. Đó là cách tri thức vận động, tích lũy, như thể lãi suất kép vậy. Tất cả mọi người đều có thể làm được, tuy nhiên, không nhiều bạn có thể duy trì việc đọc sách trở thành một thói quen được. Điều này, tạo ra sự khác biệt giữa người thành công và số đông còn lại.”
Việc bạn dễ dàng nhận biết nhất đó là một người không hay đọc sách chắc chắn là một người nghèo hèn.
Kết giao cùng người giỏi
Sự thật là người thành công luôn tìm kiếm lời khuyên từ những người khôn ngoan, giàu kinh nghiệm hơn. Vì thế đừng xem thường việc chọn bạn mà chơi, mà kết giao vì họ có thể là người quyết định tương lai của bạn đấy.
Nhất là với những người trẻ rất hay a dua theo bạn bè, nếu đi theo kẻ xấu sẽ rất dễ hư hỏng. Do đó, người trẻ nên chơi với những người sống và theo đuổi đam mê. Sự đam mê, nhiệt huyết của họ sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm đam mê của chính mình, từ đó thành công hơn trong sự nghiệp.
Luôn có ý thức rằng bạn có thể kết giao với những cái đầu lớn, tầm nhìn cao hơn mình để học hỏi từ họ. Trò chuyện cùng họ khiến tâm trí bạn dễ dàng được khai mở, họ thực sự là cuốn sách quý mà ta có thể khai thác mỗi khi cần.
Theo ông, những người chính trực sẽ không bao giờ khiến chúng ta phải lo lắng về hành động của họ hay có thể chắc chắn bí mật chia sẻ sẽ không bị tiết lộ. Một khi đã hứa điều gì, họ sẽ chắc chắn thực hiện.
Bạn cũng nên có những tiêu chí riêng để xây dựng về hình ảnh một người bạn cho riêng mình, giúp mình học hỏi được nhiều hơn ở thế giới này. Hoặc nếu may mắn có một người giỏi giang hướng dẫn thì hãy tận dụng cơ hội đang có để phát huy hết năng lực của mình.
Ưu tiên trải nghiệm
Trong khi đó, ta ngại chi cho những chuyến du lịch mang lại những kỷ niệm, những điều ta học hỏi được sau những chuyến đi lại sống mãi với thời gian.
Hay khi bạn nói chuyện với người khác về những món đồ công nghệ mình mới mua có thể khiến bạn có một số người nghe nhưng họ sớm quên đi sau chốc lát. Nhưng khi bạn nói về những trải nghiệm du lịch của bạn và bạn sẽ thấy mọi người hứng thú để nghe hơn, họ sẽ tương tác với bạn tốt hơn và nó sẽ thúc đẩy những câu chuyện tương tự.
Vì thế nếu có chút tiền tích lũy thì đừng vội hưởng thụ mà nên chi cho việc trải nghiệm cuộc sống xung quanh mình, tự tìm cách để làm giàu lên vốn sống của mình. Hãy thông minh hơn trong cách lựa chọn, bạn sẽ cảm thấy tự hào về những gì bản thân làm được.
Thông qua trải nghiệm chúng ta học được rất nhiều điều, đơn giản là việc được đi đây đi đó, hiểu về cuộc sống ở các vùng đất khác nhau cũng đã giúp ta mở mang tầm nhìn ngay tức khắc.
Chớ tự giới hạn bản thân
Chúng ta thường tự định nghĩa của mình bằng quá khứ, bằng những quan niệm sai lầm từ ông bà, bố mẹ. Thậm chí có người chỉ vì câu nói: "Mày thì làm được gì!" mà cả đời tự ti, không ngóc đầu lên nổi. Bạn cần hiểu rằng những gì người ta nói ra chỉ dựa vào tầm nhìn hạn hẹp mà họ có được, do đó đừng để những câu chỉ trích của họ giới hạn bản thân mình. Chớ để cho bản thân mắc kẹt bởi tin vào những rào cản sai lầm.
Hãy bước ra những giới hạn mà bạn tự trói buộc vào mình trước đây như: Tôi không biết làm việc này, tôi không giỏi việc kia,... để thử thách bản thân hơn ở những giới hạn mới. Chính những quan niệm tự giới hạn của bạn có thể khiến bạn không sống hết mình và thử những điều mà bạn thường không làm.