Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tại sao nên ghi mục tiêu ra giấy lại quan trọng và ai cũng nên có cuốn sổ bên mình?

Thứ Hai, 07/08/2023 17:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu hiểu tại sao nên ghi mục tiêu ra giấy và biết tầm quan trọng của nó thì đừng quên thực hiện ngay để tận dụng sức mạnh của giấy và bút bạn nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Không ai có thể phủ định được sự tiện lợi của các ứng dụng máy tính và điện thoại mang đến cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng cũng chính điều này mà ta quên mất rằng chỉ cần giấy và bút cũng mang đến những lợi ích cực kỳ thiết thực đến bộ não mà không có gì sánh được.
 

1. Tại sao nên ghi mục tiêu ra giấy?

tai sao nen ghi muc tieu ra giay
 

1.1 Viết giúp tăng cường khả năng học của não bộ


Khi bạn gõ, từng chữ trôi qua rất nhanh, trong khi bạn viết thì từng dòng chữ xuất hiện một cách từ từ, phù hợp với tốc độ ghi nhớ của não bộ hơn.

Viết lên giấy còn mang lại trải nghiệm có cảm giác sâu sắc, cảm xúc hơn so với chạm vào bàn phím. Bởi bạn tạo ra từng ký tự bằng chính bàn tay mình, nên hiển nhiên hành động viết đòi hỏi sự khéo léo cao hơn so với dùng tay để gõ.
 
Thực tế là mỗi lần bạn đặt bút xuống để viết thì phải vận dụng cả kỹ năng vận động, chạm vào cây bút, điều khiển từng nét bút và nhận thức trực quan,... những hoạt động nhỏ nhưng hài hòa này sẽ hỗ trợ cho quá trình học hỏi tự nhiên của não bộ.
 
Một nghiên cứu tại Na Uy đã chỉ ra rằng kể cả việc đọc chữ viết tay sẽ kích hoạt nhiều vùng khác nhau trong bộ não so với việc đọc chữ được gõ ra.
 

1.2 Ghi nhớ thông tin lâu hơn

 
Chính nhờ vào việc kích thích não bộ trong quá trình viết tay nên cũng giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn. Ghi chép còn giúp ta có thể chuyển mọi thứ trong đầu xuống giấy. Nó cũng truyền cảm hứng cho ta hành động dựa trên những điều "tôi đã viết ra".

Trong khi đó, khi sử dụng bàn phím thì các vùng trong bộ não được kích hoạt không nhiều, ta nhanh quên thông tin này hơn là viết tay.

Tương tự như vậy, ngay cả việc đọc các nội dung viết tay cũng đòi hỏi nhiều phần của bộ não hơn là đọc các nội dung đánh máy. Do đó, đọc lại các thông tin mình tự ghi cũng có thể tăng cường trí nhớ của bạn.

Một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng chúng ta thường đánh mất gần 40% thông tin mới trong vòng 24 giờ đầu tiên đọc hoặc nghe nó. Vì vậy, việc ghi chú đúng cách có thể giữ lại và truy xuất gần như 100% thông tin ta thu thập nhận được.

Hơn nữa, trong quá trình viết tay, ta cũng phải chọn lọc, sắp xếp thông tin cần thiết (không thể cái gì cũng viết xuống hết), quá trình xử lý thông tin này theo chiều sâu cũng giúp ta nhớ thông tin lâu hơn. 
 

1.3 Tác dụng "mã hóa thông tin"


Có thể thấy những tác dụng trên của việc viết tay cũng là chuẩn bị cho quá trình "mã hóa thông tin" tốt hơn trong não bộ của con người.

Mỗi khi sử dụng bút và giấy, ta cũng đang cung cấp tác động rất kích thích để đẩy nhanh quá trình mã hóa của bộ não.

Mỗi ngày chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin, vì thế não tự động loại bỏ những thông tin đi vào, nó không biết cái nào quan trọng hay không quan trọng. Đó chính là lý do khiến chúng ta càng nhanh quên nếu càng cố dung nạp nhiều kiến thức.

Trong khi đó, quá trình viết lách là quá trình đẩy thông tin quan trọng, những gì mình muốn lưu giữ đến một bộ phận gọi là "hồi hải mã".

Hồi hải mã là nơi đưa ra quyết định nên lưu trữ thông tin lâu dài hay nên quên nó đi. Nếu bạn viết thứ gì đó bằng tay, cơ hội để thông tin đó được lưu trữ để sử dụng lại lần sau sẽ tăng lên.
 
Nói một cách ngắn gọn, viết bằng tay sẽ buộc bộ não của bạn phải xử lý thông tin theo một cách chi tiết hơn, giúp bạn nạp thông tin vào bộ nhớ thành công, thậm chí là lưu giữ nó dài hạn.

Thực tế là Thomas Edison đã có hơn 5 triệu trang ghi chú trong suốt cuộc đời của mình. Chính nhờ kỹ năng ghi chú này giúp ông đảm bảo mọi thứ hữu ích hoặc quan trọng đều được ghi lại, để nó có thể liên hệ trở lại như một bộ nhớ mạnh mẽ.

1.4 Dễ đạt được mục tiêu hơn


Việc xác lập được mục tiêu đã giúp nhiều người dễ thành công hơn những người không biết mục tiêu của mình là gì. Trong khi đó, việc viết ra những mục tiêu này còn đóng vai trò quan trọng đó là thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu nhanh hơn.

Tiến sĩ, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Dominican ở California - bà Gail Matthews đã thực hiện một nghiên cứu về thiết lập mục tiêu. Bà phát hiện thông qua nghiên cứu rằng, những người thường xuyên viết ra mục tiêu và ước mơ của họ có khả năng đạt được những khát vọng đó cao hơn 42% so với những người không viết ra.

Việc có danh sách những mục tiêu với những thứ mong muốn đạt được sẽ khiến chúng trở nên thực tế hơn, và giúp chúng được bộ não ưu tiên hơn.
 
Viết ra những mục tiêu cũng giúp chúng ta hình dung được tốt hơn, dễ dàng hơn trong việc có các cách thức phù hợp thực hiện mục tiêu của mình nhanh hơn.

Tỷ phú Richard Branson từng chia sẻ rằng chúng ta ai cũng nên ghi chép và mang theo một cuốn sổ ghi chép theo mình ở mọi nơi. Ông ghi nhận các ghi chú như là một trong những thói quen quan trọng nhất của mình. 
 
Richard Branson cho hay: "Tôi có hàng chục cuốn sổ ghi chép mỗi năm và ghi lại mọi thứ xảy ra với tôi mỗi ngày, một ý tưởng không được viết ra là một ý tưởng bị mất. Khi cảm hứng gọi, bạn phải nắm bắt nó".
 
Bài học từ người thầy Do Thái: Không có mục tiêu bạn sẽ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC GÌ CẢ
Bài học về xác lập mục tiêu cho thấy bản thân luôn phải bám sát mục tiêu nếu không ta cứ thả trôi cuộc sống một cách vô định và 10 hay 20 năm sau ta vẫn chỉ là

2. Không chỉ dừng lại ở viết mục tiêu

 
Viết bằng tay có nhiều tác dụng nhưng chúng ta vì sự tiện lợi của máy tính và điện thoại nên lãng phí những lợi ích tuyệt vời của quá trình viết tay. Thế nên, không chỉ dừng lại ở việc viết mục tiêu, bạn có thể áp dụng nhiều hơn việc viết lách của mình trong cuộc sống. 
 

2.1 Viết danh sách việc cần làm 

 
Ghi chu giup ban nho lau hon
 
Bạn có thể thực hành việc viết thường xuyên để tập luyện cho bộ não của mình bằng việc ghi ra danh sách những việc cần làm trong ngày, trong tuần, hay trong tháng.

Mỗi khi hoàn thành một việc gì đó, bạn có thể gạch ngang nó đi và tận hưởng cảm giác hoàn thành.

Bạn cũng có thể chọn các quyển sổ ghi chú cho các tình huống khác nhau như để ghi ý tưởng, để ghi nội dung họp hành hoặc để ghi những gì bạn học được trong ngày... Hoặc đơn giản là một cuốn ghi lại tất cả nhưng cần có, đánh dấu rõ ràng để khi cần có thể tham khảo lại chúng một cách dễ dàng.
 
Tuy nhiên, bạn không thể nào ghi ra tất cả mọi thứ, bạn cũng phải học cách chọn lọc thông tin nào nên ghi, ghi những ký tự đặc biệt để giúp cho việc này nhanh chóng và thuận tiện hơn. 
 

2.2 Điều gì quan trọng viết nhiều lần

 
Nếu có những việc quan trọng, bạn có thể viết ra điều đó vài lần để tối đa hóa lợi ích ghi nhớ của việc viết tay. Giúp bạn nhấn mạnh các điểm chính và làm cho chúng rõ ràng trong tâm trí của bạn.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn nữa đó là viết những thứ quan trọng ngay trước khi bạn đi ngủ cũng sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin đó tốt hơn.
 

2.3 Hãy xem lại ghi chú 

 
Bạn có thể thấy khó tìm thời gian để xem lại ghi chú của mình nhưng điều này là quan trọng và bạn phải làm. Thời gian lý tưởng nhất để làm việc này là trong vòng 48 giờ sau khi ghi chú.
 
Nếu những gì bạn ghi nhưng không xem lại trong 1 tuần hay lâu hơn, khả năng nhớ lại của bạn sẽ giảm sút và bạn sẽ ít có khuynh hướng hành động hơn. Bằng cách dành thời gian để xem xét chúng, bạn sẽ luôn chủ động hơn trong hành động.
 
Khi đã hiểu lý do tại sao nên ghi mục tiêu ra giấy thì mỗi chúng ta hãy sắm cho mình một cuốn sổ và mang theo nó bên mình thường xuyên để sẵn sàng ghi chép mỗi ngày bạn nhé.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X