Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Phụ huynh nhận diện ngay tác hại của sự nóng nảy để tránh tổn thương tinh thần trẻ

Thứ Năm, 31/08/2023 17:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những tác hại của cha mẹ nóng nảy lên con cái của họ không nên xem nhẹ và họ nên tìm cách để điều chỉnh chính mình, hạn chế tối thiểu những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Tác hại của cha mẹ nóng nảy


1. Con không học được điều gì
 

Hầu như cha mẹ nào cũng từng quát mắng, to tiếng với con khi chúng phạm lỗi với mong muốn là "dạy dỗ con nên người". Tuy nhiên, hành động này không mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy con.
 
Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận của bố mẹ nhưng không hề có tác dụng thay đổi hành vi của trẻ. Thậm chí, khi chúng ta nóng nảy, trẻ chỉ cảm thấy sợ hãi, não của chúng sẽ thiết lập trạng thái tự vệ, không còn muốn nghe bất cứ điều gì chúng ta nói nữa, trẻ sẽ chọn một trong các cách như chống trả hoặc bỏ chạy, khóc lóc. 

Nhìn chung, bất kể khi nào bố mẹ la hét, nóng giận thì các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại để bảo vệ mình. Và thế là trẻ không tiếp thu được những lời cha mẹ dạy. Việc giáo dục con của phụ huynh trở nên công cốc.

Thậm chí, không ít bố mẹ còn đe dọa con bằng việc "gọi chú công an", dọa "gọi con ma bắt con"... Điều này sẽ gieo rắc vào trong đầu trẻ nỗi sợ chú công an, bóng tối, sợ ma... chứ không có tác dụng gì trong việc giáo dục con trẻ.
 
Tac hai cua cha me nong nay
 

2. Đứa trẻ tin rằng mình không được yêu thương


Trong cơn tức giận cha mẹ không kiểm soát được những lời nói và hành vi của mình dẫn tới việc có thể làm tổn thương đến cả tâm hồn và thể chất của trẻ. Khi trẻ bị đánh mắng có thể ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ nhưng đó là do trẻ bị sợ hãi.

Các con cũng rất yêu thương bố mẹ mình, chúng cũng thích được nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt bố mẹ. Thế nên khuôn mặt của bậc phụ huynh nhăn nhó, cáu kỉnh sẽ khiến con nghĩ rằng cha mẹ không hề yêu con.

Thế nên việc bạn dành số tiền lớn cho con học, mua quần áo đẹp thì con cũng không nghĩ rằng chúng được yêu thương.
 
Dạy con biết cách tự lập: Có nên cho con biết sớm về chuyện tiền bạc của gia đình?
Để con trở thành thiên tài là điều gì đó quá xa xôi, nhưng việc dạy con biết cách tự lập là việc thiết thực, nên làm, do đó các bậc phụ huynh nhất định không

3. Ngày càng xa cách bố mẹ


Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đối diện với nỗi sợ hãi và lo lắng kéo dài rất dễ dẫn tới việc não bộ bị suy giảm kích thước và bị ức chế khả năng tư duy.

Việc trẻ bị la mắng thường xuyên dễ dẫn tới tâm lý bị sợ hãi vì thế cha mẹ mắng con thường xuyên chúng sẽ chỉ thấy sợ, tìm cách tách xa ra.

Trong mắt con, cha mẹ là người hung dữ, nóng nảy. Chúng chỉ cảm thấy sợ và ngày càng xa lánh phụ huynh.

Về lâu dài việc bố mẹ nóng nảy không chỉ gây tổn thương tâm lý của trẻ mà còn khiến trẻ ngày càng không muốn ở gần bố mẹ, bé không còn thoải mái khi chia sẻ với cha mẹ và ngày càng trở nên ít nói.
 
Vì vậy, các bậc phụ huynh phải nhớ rằng việc kiểm soát được cơn nóng giận của mình vô cùng quan trọng, duy trì sự bình tĩnh khi nuôi dạy trẻ để con có thể phát triển tư duy một cách lành mạnh là tốt nhất.
 

4. Những đứa trẻ có xu hướng nổi loạn

 
Không ít bố mẹ nổi nóng và thậm chí còn đánh con nhưng theo thời gian chúng sẽ trở nên "lì đòn", không sợ nữa và sẽ phản ứng lại. Khi trưởng thành, chúng có thể dùng bạo lực khi cảm thấy tức giận hoặc khó chịu.

Sức khỏe tâm thần của con cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chúng sẽ cảm thấy bị tổn thương, đối xử bất công, oan ức... 

Đặc biệt là trong lứa tuổi nổi loạn hay ẩm ương, sự chê bai hay cằn nhằn từ bố mẹ đôi khi sẽ phản tác dụng, làm cho trẻ không những không sửa sai mà còn cố làm ngược lại để ''thách thức'' người lớn.

Ở những đứa trẻ đang ở độ tuổi nổi loạn, chúng dễ phản kháng lại, phụ huynh nói gì trẻ lại càng làm ngược lại. Lúc này, nếu phụ huynh muốn chúng chăm chỉ học hành chúng sẽ cố tình không học, bỏ đi chơi cho bố mẹ tức giận.
 

5. Tạo nên một đứa trẻ nóng nảy


Bọn trẻ thường không làm theo những gì phụ huynh nói nhưng lại rập khuôn theo những gì ta làm.

Nếu cha mẹ thường xuyên nóng nảy quát tháo và đánh đập trẻ sẽ khiến trẻ có xu hướng chống đối và và càng không nghe lời bố mẹ. Trẻ cũng rất dễ xung đột với người khác đặc biệt là với bạn bè của mình.

Bọn trẻ có xu hướng bắt chước theo hành động của bố mẹ chúng và trong tương lai sẽ trở thành một kẻ nóng nảy, bướng bỉnh.

2. Làm thế nào để không nóng nảy với con?


Những ông bố bà mẹ không có kinh nghiệm hoặc nuôi con theo bản năng thì nên tham khảo những kinh nghiệm nuôi dạy con từ người khác. Nếu họ đã có kết quả nhất định trong việc áp dụng một cách dạy con nào đó cụ thể thì chúng ta có thể học hỏi theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử những cách mà chúng tôi gợi ý dưới đây xem sao:

2.1 Đừng việc gì cũng muốn quản con


Tâm lý chung của các bậc phụ huynh đó là đi theo để "điều chỉnh" con từng chút một rằng không được làm cái này, không được làm cái kia. Không ai phủ nhận là họ yêu con nên mới làm thế, thế nhưng việc này đôi khi trở nên thái quá. Kết quả là bố mẹ phải bận rộn cả ngày với việc quát mắng bọn trẻ, luôn trong tình trạng căng thẳng, nóng nảy với mọi người.

Nhưng việc cần làm nhất của các bậc phụ huynh đó là quan sát con, trừ khi một việc gì đó con làm có thể gây nguy hiểm thì cần can thiệp, còn lại cho con có không gian tự do của riêng mình.

Hay như trong gia đình đông con, nếu không muốn nổi giận thì nên tránh can thiệp vào những cuộc tranh cãi của chúng, hãy để chúng tự tìm cách xử lý.

Việc bố mẹ muốn quản con, hay tỏ ra cấm đoán chỉ khiến trẻ thiếu tự tin, không dám tự tìm hiểu điều gì vì hay cảm thấy dù nỗ lực thêm nữa cũng không đạt được sự hoàn mỹ như cha mẹ mong muốn, từ đó mà không ngừng tích tụ áp lực và tâm trạng tiêu cực.

2.2 Tránh mặt con một lát
 

Khi bắt đầu cảm thấy nóng giận, muốt quát tháo, bố mẹ có thể tránh mặt con một lát để có thể hạ hỏa, sớm bình tĩnh lại. Khi đang tức giận nếu nhìn thấy mặt con có thể cha mẹ không kiềm lòng được mà trách mắng hay dùng bạo lực khiến trẻ bị tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần. 
 
Bố mẹ nên đợi cho chính mình bình tĩnh trở lại thì có thể gặp mặt con để nói chuyện trở lại. Ngoài ra, cách đếm ngược từ 10 đến 1 và hít thở sâu cũng sẽ giúp cha mẹ có thể lấy lại sự bình tĩnh, có thời gian suy nghĩ lại sự việc một cách thấu đáo hơn từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp.
 

2.3 Cư xử nhẹ nhàng nhưng vẫn nghiêm khắc


Con thich duoc yeu thuong diu dang
 
Con không học được gì qua những lời quát mắng nhưng nếu được bố mẹ yêu thương và nhẹ nhàng dạy bảo chúng sẽ vui vẻ, hạnh phúc, phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần trong tương lai.

Con người cần có cảm giác thành công thì mới có động lực tiến lên. Trẻ em cũng như vậy, cần được cha mẹ thấu hiểu và động viên kịp thời. Thế nên bố mẹ nên nhớ rằng quan tâm và sự thư giãn mới là điều trẻ cần.

Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn ngay cả khi con phạm lỗi. Hãy trò chuyện để con cũng được bình tĩnh và tự tìm cách xử lý với sự hướng dẫn của mình.

Tuy nhẹ nhàng xử lý nhưng cha mẹ cũng cần nghiêm khắc để con không tái phạm lại lỗi lầm của mình. Con cũng sẽ gắn kết với bố mẹ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn mình gặp phải. 
 

2.4 Bao dung với lỗi lầm của trẻ


Khi trẻ mắc lỗi có thể khiến bạn rất tức giận nhưng việc quát mắng trẻ ngay lập tức có thể khiến trẻ hoảng sợ nhiều hơn là nhận ra lỗi lầm của mình.
 
Cha mẹ nên có cái nhìn khách quan trước những hành vi và lời nói của trẻ. Không nên chỉ tập trung vào lỗi lầm mà nên tìm hiểu nguyên nhân sâu bên trong như do trẻ hiếu động, nghịch ngợm hay do học từ bạn bè, anh chị hay do được chiều chuộng quá mức...
 
Chấp nhận cái tôi không hoàn hảo, đồng thời bao dung cho những người khác không hoàn mỹ của chính mình và con cái.
 
Nhiều cha mẹ do quá bực tức mà quát mắng con nhưng cha mẹ cần ghi nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ. Vì nhận thức của trẻ còn hạn chế nên việc con phạm sai lầm hay có những hành vi không đúng mực là điều dễ hiểu. Hãy thật kiên nhẫn và bình tĩnh trước những sai lầm của con.
 
Vì còn nhỏ nên con chưa ý thức được hậu quả của những việc mà mình gây ra, thậm chí nhiều khi chính người lớn vẫn có lúc mắc phải sai lầm. Cha mẹ nên kiên nhẫn bảo ban trẻ chứ không nên sử dụng đòn roi hay những lời quát mắng để giáo dục trẻ.
 
Người lớn chính là những tấm gương sáng cho trẻ, sự bình tĩnh, kiềm chế trước những lầm lỗi của trẻ sẽ giúp chúng học hỏi được nhiều điều hơn là quát mắng. Con cũng sẽ cư xử đúng mực và biết cách kiềm chế sự nóng giận của bản thân.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X