Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ta nên làm gì với kẻ xấu? Hay cứ ăn miếng trả miếng cho hả dạ?

Thứ Năm, 17/09/2020 16:50 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tự hỏi mình trươc rằng ta nên làm gì với kẻ xấu thì ta sẽ sớm có được sự bình tĩnh, kiểm soát tốt được cảm xúc của mình khi đối mặt với những kẻ mà bạn từng nghĩ rằng "không đội trời chung".
 
Chúng ta thường nói rằng: Cuộc đời nào ai biết được chữ ngờ! Vì cuộc sống này không bất cứ ai ta cứ đối xử tốt với người ta thì họ sẽ đối xử tốt lại với mình. Sự thật là hầu hết ta cảm thấy hoang mang không biết ta nên làm gì với kẻ xấu, kẻ từng làm hại mình
 

Có nên ăn miếng trả miếng?


Khi có kẻ xấu hại ta bằng hành động hoặc bằng lời nói thì ta ngay lập tức phản ứng bằng sự nổi nóng. Mấy ai có thể kiểm soát được cảm xúc của mình ngay lúc đó cơ chứ?

Rất nhiều người đánh mất đi sự khôn ngoan của mình lúc ấy và muốn ăn miếng trả miếng, ví như có kẻ cướp chồng mình thì tìm cách đánh kẻ đó cho hả dạ. Thế nhưng dạ bạn có thực sự an không khi đi kèm với đó là sự ê chề, chán chường, vợ chồng chẳng còn muốn nhìn mặt nhau. 

Vậy tự hỏi bạn đang muốn phá vỡ hạnh phúc gia đình mình hay chỉnh sửa cuộc hôn nhân ấy để có cuộc sống vui vẻ hơn?

Lời Phật dạy về ân oán: Không giận không oán sẽ không đau khổ. Việc ăn miếng trả miếng đúng là bản năng quá, việc đó dễ quá, ai tức giận cũng làm vậy. Đồng thời điều đó còn biểu lộ tâm chúng ta còn ích kỷ, nghĩa là ta chỉ vì thỏa cơn tức giận hiện tại cần giải tỏa mà chẳng nghĩ được sâu xa hơn.

Thế mới nó cứ ăn miếng trả miếng người này - người kia quay qua, quay lại hại nhau đến bao giờ mới ngừng, thế mới nói hành xử kiểu đó thì tầm thường quá. Nó vẫn là cái gì của ích kỷ, lấy mình làm tiêu chuẩn để đánh giá sự tốt xấu của người khác.
 
Ở đây, cái ích kỷ, cái chấp ngã nặng nề quá, vì vậy nó làm chúng ta mệt mỏi. Vì vậy chúng ta phải vượt lên điều đó, đừng để cho kẻ xấu có thể điều khiển được ta, biến ta thành kẻ xấu.  
 
ta nen lam gi voi ke xau
 

Đối xử xấu với kẻ xấu


Một mong muốn rất tự nhiên đó là ta cũng làm việc xấu để đối đáp với kẻ xấu để mục đích là "cho chừa". Họ có "chưa hay không thì không rõ nhưng từ một kẻ xấu ta đã nhân đôi lên thành hai kẻ xấu (bao gồm cả bạn).

Đồng thời, cứ nhìn trên tổng quát cuộc đời thì cuộc đời này xấu thêm một chút. Nếu có người xấu mà chúng ta đừng xấu thì cuộc đời chỉ dừng lại có một người xấu, không thêm nữa. Bởi vậy, chúng ta không nên xấu như người đã xấu với ta để cuộc đời này đừng thêm nhiều người xấu.

Đức Phật có dạy cho các để tự mình biết rằng, gốc rễ chính của khổ đau là vô minh, đó là sự thiếu hiểu biết, không chịu hiểu về ta, người và cuộc đời nên ta khổ. Theo câu nói hay về đối nhân xử thế hay nhất có câu: "Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ".

Chỉ vì không biết đặt mình vào vị trí người khác nên ta khổ cũng vì ta đã "Chấp" từ lời nói, cử chỉ, ánh mắt, phong thái, suy nghĩ của người chung quanh để ta hơn thua, đúng sai, tranh chấp...
 
Ta tưởng rằng kẻ đó mới là xấu nhưng đã bao giờ soi tâm mình lại xem bạn cũng đã từng phạm lỗi, cũng sai lầm, cũng từng là "kẻ xấu" trong mắt người khác mà ta chẳng biết. Không có sự vật, hiện tượng hay hoàn cảnh tốt hay xấu mà chính cách nghĩ của con người khiến nó xấu hay tốt. 

Thế mà ta cứ cho mình như quan toà đánh giá người chung quanh là xấu, là tốt và luật sư lý luận, biện hộ cho ta. Ta luôn cho ta đúng người khác là sai. Vì thế, muôn cho tâm nhẹ nhàng, hanh thông thì hãy thôi chấp trước, thôi nhận xét ai đó, đừng cho rằng mình hiểu hết người ta rồi phán xét, đánh giá vô căn cứ. Từ nay, ai nói gì, làm gì thì ta thở cười rồi cho qua, soi xét kỹ làm gì cho mệt tâm? 
 
dung de ke xau bien ta thanh ke xau
 

Thử đối xử tốt với họ xem sao


Một việc mà bạn nên thử đó là mối khi tự hỏi: ta nên làm gì với kẻ xấu? cũng là lúc ta thay đổi thái độ từ tức giận thì bao dung, sau đó đối xử tốt với họ xem sao.

Việc người ta đối xử xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó vì kẻ đó sẽ tự thấy mình vô lý, từ từ họ phải suy nghĩ lại. Không ghen ghét ai, không cầu cạnh ai, thì làm việc gì mà chẳng lành, chẳng tốt.

Thế mới nói, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn! Vì đơn giản là khi bạn không nổi nóng, không phản ứng lại bằng việc làm hại họ nghĩa là bạn đã tránh được họa có thể do chính mình gây ra.
 
Nếu làm được điều đó ta sẽ: 

- Không sinh thêm một kẻ xấu

- Thắng được tâm ra giữa hoàn cảnh khó chịu
 
- Có tác dụng giáo dục tới mọi người
 
Vì thế, thay vì làm "việc dễ" là trả miếng cho hả dạ thì ta hãy dùng sự bao dung, độ lượng của mình để đối xử lại với những kẻ đó, rồi bạn sẽ tìm được niềm vui trong việc chiến thắng bản thân mà ít ai có được.


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X