Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đừng than vãn vì sao sống lương thiện vẫn chịu nhiều thiệt thòi: Có thể do bạn vẫn giữ 7 suy nghĩ YẾU KÉM này!

Thứ Sáu, 27/10/2023 13:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu nhiều khi như một thói quen của chúng ta mà ít ai ngờ rằng chúng có thể gây ra nhiều hậu quả cho cuộc đời mình. Thực tế có rất nhiều người vẫn phạm phải 7 suy nghĩ yếu kém gây thiệt thòi dưới đây mỗi ngày, rồi sau đó lại than vãn cuộc đời bất công. Xem ngay bạn “dính” mấy điều?
 
Bertrand Russell – một triết gia người Anh đã nói: "Trong tất cả các phẩm chất đạo đức, lương thiện là phẩm chất cần thiết nhất trên thế gian này."
 
Quả thực một người có đức tính lương thiện là một điều rất đáng quý, có thể đối xử tốt bụng với những người xung quanh, đây cũng là một điều rất hiếm có. Thực ra, lương thiện không hề sai, nhưng ở cái xã hội trần trụi này, những người thật thà lương thiện, lại thường dễ phải chịu thiệt.
 
Nhiều người cho rằng, người lương thiện là người hèn nhát, dễ bắt nạt, những định kiến ​​này khiến người lương thiện đôi khi bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống. Cho nên trên đời có thành kiến: người lương thiện bao giờ cũng khổ.
 
Tuy nhiên, sống lương thiện vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi đúng là một hiện thực có xảy ra, nhưng đôi khi trước khi thế giới bên ngoài làm tổn thương chúng ta, thì chính bản thân chúng ta đã tự làm tổn thương mình bằng chính những suy nghĩ yếu kém và độc hại – mà đôi khi ta còn không nhận ra bản thân đang có những suy nghĩ đó.
 
Những suy nghĩ tiêu cực giống như thỏi nam châm hút về phía chúng ta những tình huống rắc rối, như công việc trục trặc, khó khăn tài chính, mối quan hệ bị tổn thương... Theo định luật hấp dẫn, nếu bạn muốn thu hút những điều tốt đẹp đến với cuộc sống của bạn thì hãy loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực đó. Song lại có rất ít người thực hành được luật hấp dẫn này.
 
Sở dĩ một người luôn đau khổ không phải vì tính cách hiền lành, lương thiện của mình mà vì có quá nhiều suy nghĩ yếu đuối nên đương nhiên chưa kịp chạm tay tới thành công đã thất bại.
 
Thành thật không nhất thiết có nghĩa là sẽ thiệt thòi, đôi khi sẽ gặp được một điều may mắn lớn hơn, như người xưa thường nói: “Người ngốc có phúc của người ngốc”. Nhưng nếu bạn vẫn còn giữ 7 suy nghĩ yếu kém gây thiệt thòi này thì đừng oán trách số phận bất công, bởi đó là điều bạn lựa chọn!

Suy nghi yeu kem gay thiet thoi
 

1. Luôn sợ thất bại

 
Một trong những suy nghĩ yếu kém gây thiệt thòi đầu tiên mà nhiều người mắc phải là luôn sợ thất bại.
 
Người mạnh mẽ không sợ thất bại, người yếu đuối thì lại luôn sợ thất bại. Người yếu đuối thường có nỗi sợ hãi sâu sắc về sự thất vọng do thất bại gây ra, nỗi sợ hãi này sẽ khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực và rất dễ suy sụp vì mọi chuyện không được như ý muốn.
 
Nỗi sợ thất bại đôi khi chính là nguyên nhân cướp lấy những cơ hội thành công quý giá trong cuộc sống của bạn. Chẳng có một ai muốn thất bại, và thậm chí có nhiều người còn bị ám ảnh về nỗi sợ thất bại, họ luôn tìm cách lẩn trốn khỏi mọi nguy cơ có thể dẫn đến sự thất bại.
 
Điển hình như việc trước khi bạn muốn đưa ra một quyết định hoặc thử một điều gì đó mới, bạn sẽ luôn nghĩ đến hậu quả khủng khiếp của sự thất bại nên bạn chần chừ và ngần ngại tiến về phía trước. Bạn sợ phía trước sẽ có những điều khủng khiếp đang chờ đó, bạn lựa chọn quay đầu bỏ chạy, và bạn cũng bỏ lỡ luôn thành công.
 
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vượt qua nỗi sợ thất bại của mình thì bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ, không thể thoát ra vùng an toàn của chính bản thân mình để gặt hái được những điều mà mình mong muốn.
 
Thực tế nỗi sợ thất bại là một trong các phản ứng bình thường của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách khống chế và vượt qua nó thì chính bạn là người “thất bại” trong cuộc đời của mình. Việc cứ mãi lo sợ về những sự tồi tệ có thể xảy ra khiến cho nhiều người cứ mãi thu mình trong lớp vỏ bọc an toàn, quẩn quanh với những điều bình thường, thậm chí là sự khốn khó trong đời sống.
 
Sự sợ hãi này sẽ hủy hoại hàng loạt những cơ hội quý giá trong cuộc sống, đánh mất đi sự sáng tạo và những tiềm năng vốn có của bạn. Bạn nên hiểu rằng, cơ hội không đến với chúng ta quá nhiều lần và bạn cần phải biết cách nắm bắt nó, vượt qua được chính nỗi sợ thất bại của mình để gặt hái được nhiều thành công, đạt được những gì mà mình mơ ước.

Xem thêm: Cẩn thận với suy nghĩ độc hại khiến bạn có là ĐẠI BÀNG cũng chỉ sống cuộc đời GÀ CON!
 

2. Có thói quen phàn nàn, đổ lỗi

 
Bạn thường thấy mình luôn thiệt thòi, thua kém hơn người khác dù bạn cũng có năng lực? Hãy thử kiểm tra xem, bạn có thói quen phàn nàn và đổ lỗi mỗi ngày hay không nhé!
 
Thói quen phàn nàn và đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan là điều rất nhiều người phạm phải, đôi khi chúng ta còn không nhận ra điều đó đã ghìm bước chân mình lại ra sao.
 
Dù bạn có làm gì đi nữa, một khi gặp vấn đề, bạn thường quen với việc bào chữa, tìm lý do, phàn nàn và trách móc, không thể đối mặt với khó khăn và càng không thể đối mặt với con người thật của mình. Lựa chọn cuối cùng của bạn thường là chần chừ và trốn chạy. Đây rõ ràng là một vấn đề, nếu bạn suy nghĩ như một người yếu đuối, rất có thể bạn sẽ có một cuộc sống khó khăn và thiệt thòi là lẽ tất yếu.
 
Có nhiều người rất thích than phiền về cuộc sống của chính mình. Có rất nhiều điều không tốt xảy ra với họ, nhưng thay vì tìm ra giải pháp hay tạo ra sự thay đổi, những gì họ làm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống là tiếp tục than phiền, họ than thân trách phận, than phiền cha mẹ không cho họ đủ điều kiện tốt, phàn nàn tất cả những gì gây khó khăn cho họ...
 
Họ chỉ than phiền mà không muốn hành động để thay đổi vấn đề. Điều đó cứ lặp đi lặp lại thường xuyên, cuộc sống của họ ngày càng sa sút và thua kém hơn người khác mà thôi.
 
Việc phàn nàn không những không giải quyết được vấn đề mà sẽ chỉ thu hút thêm những năng lượng tiêu cực. Nếu cứ than phiền mãi, bản thân sẽ thực sự trở thành người yếu thế và đánh mất năng lực vốn có của mình. Việc phàn nàn và đổ lỗi còn khiến bạn mang “tâm lý nạn nhân”.
 
Từ một góc độ nào đó, “tâm lý tôi là nạn nhân” cũng là một cơ chế phòng vệ. Bởi vì chỉ cần bạn coi mình là “nạn nhân”, bạn có thể nhận được quan tâm của người khác, đồng thời sẽ không phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, những thất bại trong cuộc sống của mình. Và điều quan trọng nhất là bạn có thể có được cảm giác "Tôi đúng".
 
Nhưng mấu chốt là, những lời đổ lỗi, những lời biện minh và những lời phàn nàn này giống như viên thuốc giảm đau, nhiều nhất chúng chỉ có thể giải tỏa áp lực tạm thời và giảm bớt nỗi lo thất bại chứ không thể thực sự mang lại những thay đổi thực sự cho cuộc sống của một người.
 
Khi một người nhìn cuộc sống với tâm thế của một nạn nhân, họ sẽ tìm ra những lý do bên ngoài cho mọi thất bại của mình, và mãi lún sâu vào vũng bùn độc hại của “tâm lý nạn nhân”. Một khi một người cảm thấy mình là một người kém cỏi thì thật sự rất khó để đứng lên.
 
Bạn không phải là nạn nhân. Vì vậy, hãy ngừng đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh của bạn về những vấn đề mình gặp phải. Chỉ vì bạn không thích những gì đang diễn ra xung quanh mình không có nghĩa là bạn không thể chịu trách nhiệm để thay đổi nó tốt hơn.
 
Trên thực tế, suy nghĩ đổ lỗi cho bên ngoài là một trở ngại lớn cho sự thành công, bởi chúng ta chưa bao giờ nhìn nhận thiếu sót của mình thì làm sao có thể điều chỉnh để đạt đến thành công? Hãy công tâm nhìn nhận rằng, chỉ có chính bản thân chúng ta mới là người chịu trách nhiệm về số phận của mình.

7 suy nghi yeu kem gay thiet thoi
 

3. Thiếu mục tiêu cụ thể

 
Việc đặt ra mục tiêu cụ thể, dù trong bất kỳ lĩnh vực nào như sức khỏe, công việc, tài sản… sẽ tạo động lực phấn đấu và giúp bạn tăng sự tự tin vào bản thân khi thành công.
 
Kẻ mạnh tất yếu sẽ có mục tiêu cho riêng mình, bởi nếu thiếu mục tiêu sẽ không tìm được phương hướng, ý nghĩa cuộc sống và giá trị của sự tồn tại; còn kẻ yếu sẽ thường thiếu mục tiêu trong công việc, cuộc sống, gia đình, của cải, v.v.
 
Việc thiếu đi những mục tiêu cụ thể, không biết mình thực sự muốn gì, không biết tại sao mình sống sẽ khiến bạn thiếu động lực và thiếu tự tin, giống như bèo trôi trên mặt nước, để mặc cho số phận đưa đẩy, cứ mãi lang thang đây đó mà không biết đi về đâu.
 
Hơn nữa, việc thiếu mục tiêu cũng khiến bạn luôn trong tình trạng “cố với”, dần dà gây ra tâm lý mệt mỏi và đuối sức. Đôi khi, trong một số tình huống, chúng ta ép bản thân phải thế này, phải thế kia, và khi không đạt được điều đó, bạn coi như mình thất bại.
 
Hành vi này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bạn và nếu kéo dài, có thể dẫn tới cảm giác tự ti về bản thân. Hãy thay từ "phải" bằng cụm từ "có thể" để bản thân tự do được làm những gì mình muốn.
 

4. Sợ bị người khác phật lòng, từ chối

 
Sợ làm người khác phật lòng, sợ bị người khác từ chối là một trong những suy nghĩ yếu kém gây thiệt thòi mà bạn cần từ bỏ ngay hôm nay.
 
Quan tâm đến suy nghĩ của người khác và tìm kiếm sự công nhận đã là một bản năng sinh tồn từ thời xưa. Khi ấy, con người sống thành bầy đàn, và việc bị cộng đồng từ chối cũng đồng nghĩa với ‘án tử'.
 
Người yếu đuối thường không giỏi từ chối người khác và càng sợ bị từ chối hơn. Khi nghe những lời từ chối từ người khác như “không”, “không thể”, “không được”… họ sẽ tự tạo ra những trở ngại sâu trong lòng và hình thành tâm lý yếu đuối.
 
Do đó, họ sẽ không dám nhờ người khác giúp đỡ và một mình quẩn quanh trong bế tắc. Hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là biến cố xảy ra sẽ cản trở sự thành công của một người, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc trong cuộc sống và có thể dẫn đến những điều tồi tệ.
 
Nỗi sợ bị từ chối cũng là nguyên nhân của nỗi sợ thất bại. Nó có thể là động lực, nhưng cũng có thể biến thành bức rào chắn, ngăn bạn hướng đến cơ hội. Bởi, những trải nghiệm quá khứ chính là nền tảng để tạo dựng sự tự tin. Càng thất bại, bạn lại càng nghi ngờ chính mình.
 
Bản thân mỗi người phải tự hiểu rằng, nếu như chúng ta không tự vượt qua nỗi sợ bị từ chối thì sẽ chẳng bao giờ biết cảm giác được chấp nhận ngọt ngào đến thế nào.
 
Niềm tin rằng không được ai công nhận có thể khiến một con người lạc quan trở nên tiêu cực với tất cả sự việc, điều đó thật sự không tốt chút nào. Nếu nhìn nhận một cách công tâm, sự từ chối thực ra chính là cơ hội vô giá để chúng ta nhận ra những điểm yếu của bản thân, nhìn nhận lại chính mình. Rồi tất cả sẽ qua đi, và bạn sẽ trưởng thành từ những lần bị từ chối đó.
 
Nếu muốn ngừng lo lắng người khác nghĩ gì về mình: Bạn cần tái lập trình lại tâm trí. Đòi hỏi bạn phải đối mặt với những định kiến, kiểm soát lại suy nghĩ trong tiềm thức qua việc liên tục trải nghiệm. Hoặc có thể chỉ do bạn nghĩ nhiều, thật ra người khác thích bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Đôi khi, điều xấu hổ trong mắt bạn lại là vẻ đẹp trong mắt người khác.
 

5. Phủ nhận hiện thực

 
Bạn sống lương thiện nhưng cuộc đời bạn lại có nhiều bất công, có thể nguyên nhân là do bạn chưa học được cách hài lòng với những gì mình đang có, luôn phủ nhận hiện thực.
 
Khi gặp quá nhiều điều không hài lòng, con người ta sẽ có xu hướng phủ nhận hiện thực, phóng đại các trở ngại, tìm cớ trốn chạy, trở nên tiêu cực, bi quan, không bao giờ tự tìm giải pháp mà mù quáng đổ lỗi cho hiện thực, điều này tất nhiên thể hiện sự hèn nhát, rụt rè và kém cỏi... Đây chính là suy nghĩ của những kẻ yếu kém.
 
Con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ.
 
Cũng vì sự tham lam ích kỷ, nên con người không muốn ai bằng mình, không muốn ai hạnh phúc hơn mình. Cứ thế, người ta trượt dài trong những ngày tháng mỏi mệt, đau khổ, căng thẳng, tự oán trách, giày vò bản thân, đi kèm với đó là nói xấu, đặt điều, hãm hại người khác.

Loai bo nhung suy nghi yeu kem gay thiet thoi
 

6. Luôn bi quan và tiêu cực

 
Sở dĩ bạn luôn thiệt thòi, cuộc sống quá không như ý, có thể là do bạn sống thiếu mục tiêu cụ thể, hoặc thiếu tinh thần phấn đấu…
 
Bạn luôn có thái độ bi quan, tiêu cực về tương lai, luôn cảm thấy xấu hổ về bản thân, và nghĩ rằng tương lai của mình không thể trở nên tươi đẹp nên bạn loay hoay, trở nên hoài nghi, phàn nàn, nghi ngờ, ghen tị, cáu kỉnh, v.v., và từ đó càng dễ rơi vào tình trạng khó khăn tạo thành một vòng luẩn quẩn, tương lai đương nhiên sẽ không thể tươi đẹp.
 
Sự bi quan giống như một giọng nói bên trong coi thường và hạ thấp giá trị của bạn. Bạn từ chối những lời khen ngợi và bạn đánh giá thấp những thành tích của mình. Bạn hạ thấp bản thân mình trước mặt người khác và nhận mọi trách nhiệm về mình.
 
Nếu không muốn phải chịu thiệt thòi thêm nữa trong cuộc sống này, hãy từ chối ngay lập tức những lời độc thoại tiêu cực về bản thân. Hãy tập trung vào những điều bạn thích ở bản thân, công nhận thành tích của bạn và chấp nhận sự không hoàn hảo ở bạn vì tất cả chúng ta đều là con người có khiếm khuyết như vậy.
 
Bạn tự dằn vặt bản thân vì những thiếu sót của mình. Nhưng tất cả chúng ta đều từng thất bại, chúng ta lập kế hoạch quá sơ sài, ước tính quá mức, bỏ lỡ mục tiêu. Chúng ta ăn quá nhiều và chi tiêu quá mức, chúng ta phản ứng quá mức hay phản ứng quá kém. Dằn vặt, đổ lỗi cho bản thân vì những sai lầm nhỏ sẽ chỉ phản tác dụng và tạo ra hình ảnh tiêu cực về bản thân.
 
Bạn luôn nghĩ rằng: "Mình không thể làm được điều này". Bạn có những ý tưởng  tuyệt vời nhưng trong sâu thẳm bạn lo sợ rằng mình không có khả năng thành công. Do đó mà bạn chùn chân, đánh mất nhiệt huyết hành động và mặc nhiên thất bại.
 
Bạn nhìn mọi người và mọi thứ dưới ánh sáng tiêu cực. Bạn tìm kiếm điều tồi tệ nhất ở người khác và chỉ chú tâm đến những thiếu sót của họ. Bạn phàn nàn về mọi tình huống, công khai bày tỏ sự tiêu cực của mình với mọi người xung quanh.
 
Suy nghĩ tiêu cực là một thói quen xấu cần phải xóa bỏ. Hãy tìm kiếm những khía cạnh tích cực trong mỗi con người và mọi tình huống trong cuộc sống của bạn và thể hiện những suy nghĩ tích cực đó. Bạn có thể ngạc nhiên rằng bạn thích những gì mình tìm thấy.
 

7. Bỏ cuộc giữa chừng

 
Ai cũng muốn đạt được thành công, nhưng không phải ai cũng hiểu được rằng quá trình thành công thực chất là một quá trình không ngừng vượt qua khó khăn. Nếu thiếu niềm tin và quyết tâm, sẽ không thể kiên trì đến cùng, dễ bỏ cuộc giữa chừng tất nhiên là một tâm lý yếu đuối thì đồng nghĩa với thất bại.
 
Khi gặp thất bại trong công việc, điều đầu tiên mà người yếu đuối nghĩ đến là đủ các loại hậu quả mà thất bại đó có thể gây ra nên, họ cho rằng mình không thể thành công và nhanh chóng từ bỏ nỗ lực của mình.
 
Phần lớn mọi người không bao giờ nhìn vào cả quá trình mà chỉ nhìn vào kết quả, họ thường suy nghĩ sai lầm rằng bản thân không cần làm việc chăm chỉ mà vẫn có thể dễ dàng đạt được thành công. Ảo tưởng này một khi đã hình thành thì sẽ ngày càng ăn sâu bén rễ, kéo bạn xuống vũng lầy của sự lười nhác, yếu kém.
 
Nhiều người thường tự phán xét bản thân vô cùng khắc nghiệt và cho rằng mình không có năng lực, mỗi khi họ không đạt được những điều họ muốn. Những vấn đề khó khăn có thể được giải quyết đơn giản theo một phương pháp khác.
 
Mọi người thường chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng và tin rằng chỉ có một hoặc hai con đường để đi đến điểm đích. Trên thực tế, có thể có đến hàng trăm con đường mà bạn chưa nghĩ tới. Hãy mở rộng, thay đổi tầm nhìn của bạn và nghĩ xem có những con đường nào tốt hơn để đưa bạn đến đích.
 
Thành công quả thực là một cuộc hành trình, nơi những điều kỳ diệu có thể xảy ra và mục tiêu cuối cùng của bạn có thể trở nên tuyệt vời hơn, nếu bạn không ngừng cố gắng và không bỏ cuộc giữa chừng.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X