5 cách để chiến thắng những suy nghĩ tiêu cực

Thứ Sáu, 11/08/2017 11:15 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Suy nghĩ tiêu cực như thuốc độc cứ ngấm dần trong cơ thể và dần dần hủy hoại chúng ta từ lúc nào không hay. Vì thế, việc vô cùng quan trọng là loại bỏ những suy nghĩ này ra càng sớm càng tốt.
 
 
Chúng ta thường có thói quen làm theo những gì mình nghĩ. Vì thế, những suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn theo những hành động tiêu cực. Những tư duy này khiến chúng ta dần tự tay loại bỏ hết các cơ hội của mình. Việc ai trong chúng ta đều nhận ra là loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực này đi nhưng đó là việc vô cùng khó khăn.
 
Không có lý do gì mà chúng ta phải gắn cuộc sống của mình với những suy nghĩ tiêu cực cả. Những suy nghĩ độc hại này tạo nên tính cách, số phận của bạn. Chúng ta hiểu rõ những tác động của những tư tưởng tiêu cực và cứ để mặc cho chúng gây hại mình.
 

1. Nhận biết và quan sát lại suy nghĩ của mình

 
Khi xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, hãy tách bản thân mình ra để dành thời gian quan sát những ý nghĩ này đang diễn ra trong đầu mình.
 
Những suy nghĩ tiêu cực cơ bản là sản phẩm của sự biến dạng về nhận thức, hoặc các mẫu tư duy phi lý, các điều này được các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần học công nhận trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bạn không yêu cần dùng các liệu pháp tâm lý hay thuốc men - bạn chỉ cần quan sát suy nghĩ, và đợi xem cách nó tiêu tan như thế nào. 
 
 

2. Đặt câu hỏi trước các vấn đề

 
Chúng ta thường có thói quen tập trung suy nghĩ quá mức về vấn đề của mình, ví dụ: "Tôi có vấn đề này, tôi có thể giải quyết nếu chỉ nghĩ về nó sẽ có giải pháp". Có thể nói, hầu hết những nỗ lực như thế này đều trở nên vô nghĩa.
 
Câu hỏi đặt ra sẽ là: "Làm thế nào chuyển hóa những suy nghĩ này?"
 
Bạn có thể làm theo cách sau:
 
(A) Tạo hai cột trên một tờ giấy. Đánh dấu cột đầu tiên "Suy nghĩ của tôi" và cột thứ hai "Giải pháp".
 
(B) Khi những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, ghi lại thời gian. Viết bất cứ có thể để chuyển đổi sang suy nghĩ tích cực trong cột "Giải pháp".
 
(C) Vào cuối ngày/tuần/tháng, đếm số lần ý nghĩ xuất hiện và cảm nhận lại thời gian đó.
 

3. Xác định bằng chứng

 
Một cách khác để chuyển đổi suy nghĩ của bạn là đánh giá các nguyên nhân phía sau suy nghĩ đó.
 
Ví dụ, nếu bạn luôn nghĩ rằng "Tôi không bao giờ có đủ tiền", sẽ rất hữu ích khi đánh giá nguyên nhân và đi đến giải pháp (nếu cần).
 
Một lần nữa, bạn sẽ tạo ra hai cột. Trong Cột (A) viết bất kỳ nguyên nhân cho thấy bạn "không bao giờ có đủ tiền", ví dụ: Số dư tài khoản ngân hàng, luôn hỏi vay tiền,… Trong Cột (B) viết bất kỳ nguyên nhân khách quan thể hiện ngược lại, ví dụ: thuê nhà, đồ ăn, quần áo,…
 
Thông điệp nào chuyển tải thông qua bài tập này? Bạn có thể nói trung thực 100% với bản thân mình rằng bạn "không bao giờ có đủ tiền"? Nếu vậy, hành động tiếp theo là gì? Chỉ còn cách bạn tăng doanh thu hoặc giảm chi tiêu, cân đối lại ngân sách của mình.
 
 

4. Luyện tập lại cách nghĩ


Nhiều nhà khoa học giải thích rằng suy nghĩ cơ bản, đơn giản hơn những gì mọi người đang biết về nó. Bạn có thể tĩnh tâm lại khi đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực theo ba bước đơn giản: Dừng lại. Hít thở sâu. Hãy tập trung vào suy nghĩ của bạn. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng kỹ thuật chánh niệm đơn giản này trong suốt cả ngày để giữ bình tĩnh, tập trung, lạc quan và vui vẻ.
 

5. Hiểu hoàn cảnh và chuyển hướng sự tập trung

 
Những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện thoáng qua và tạm thời, chúng không có sức mạnh cho tới khi bạn cho phép chúng diễn ra trong đầu óc của mình.
 
Điều quan trọng là bạn nhận biết đó là một suy nghĩ tiêu cực và tự nhắc nhở với bản thân mình: “Đây là một suy nghĩ tiêu cực. Tôi sẽ quan sát nhưng không đồng lõa với nó, vì nó sẽ nhanh chóng biến mất thôi".
 
Một cách tuyệt vời để giải thoát một tư tưởng tiêu cực là đánh lạc hướng chính mình. Làm việc gì đó khiến bạn phải tập trung, dành trọn tâm trí của mình, khi đó sẽ không còn chỗ cho những suy nghĩ tiêu cực  tồn tại.

Minh Minh