(Lichngaytot.com) Stress vì quá tải công việc là vấn đề rất nhiều người đang gặp phải hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách để giải quyết. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu bạn cũng rơi vào trường hợp này.
- Nghịch cảnh chưa chắc đã là bất hạnh, đôi khi đó chính là món quà mà cuộc sống ban tặng
- Đọc ngay 3 câu chuyện của thiền sư để thấu tỏ nguyên nhân gây ra mọi phiền não trong cuộc sống
- 5 điều chấp niệm vô nghĩa trên đời mà người thông minh không bao giờ nghĩ đến
1. Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị stress vì quá tải công việc
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi bạn bị stress vì công việc là cảm giác mệt mỏi thường xuyên như bị rút cạn năng lượng sau mỗi ngày làm việc.
Bạn trở về nhà với trạng thái uể oải, ủ rũ, không còn chút tinh thần cũng như sức lực để làm bất cứ việc gì, kể cả là nấu ăn, tắm gội hay chăm sóc gia đình.
Bạn luôn cảm thấy chán nản với công việc hiện tại mình đang làm, không chút hứng thú thậm chí là ngại tiếp xúc với đồng nghiệp. Mỗi sáng thức dậy, điều khiến bạn lo sợ chính là việc lại phải đến văn phòng làm việc.
Nói một cách ngắn gọn, bạn không còn tìm thấy bất kỳ một niềm vui hay tia động lực nào để đi tới nơi làm việc. Điều này càng dễ xảy ra vào ngày thứ hai đầu tuần.
Tình trạng stress vì quá tải công việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi sức khỏe của bạn cũng gặp phải hàng loạt vấn đề, rõ ràng nhất là bạn bị những đau đầu thường xuyên hành hạ và buộc phải dùng đến thuốc giảm đau.
Những cơn mất ngủ cũng ghé thăm bạn mỗi đêm. Những điều này khiến cho tình trạng mệt mỏi của bạn ngày càng thêm nghiêm trọng.
Tất cả những điều này, tại một thời điểm nào đó, làm cho chúng ta cảm thấy quá tải và kiệt sức, dẫn đến sự bức bối và bất ổn tâm lý, có khi nghiêm trọng tới mức ta cảm thấy bế tắc và mất động lực sống và làm việc.
Từ đó, vô số rắc rối khác sẽ đến với bạn. Bạn có những suy nghĩ rất tiêu cực, luôn chán nản, đôi khi còn lo sợ rằng mình bị trầm cảm. Cảm giác sợ hãi công việc, chỉ muốn bỏ việc cũng bủa vây lấy bạn.
Stress còn có thể khiến tinh thần bạn đi xuống nhanh chóng, trở về với cuộc sống thường ngày cũng không làm bạn thấy khá hơn, thể trạng cũng vậy.
2. Làm gì khi bị stress vì quá tải công việc
Dưới đây là một số bí quyết hiệu quả giúp bạn lấy lại được khả năng kiểm soát, giải tỏa áp lực và vượt qua sự bức bối, dồn nén bản thân trong công việc và cuộc sống để có được trạng thái an nhiên, bình tĩnh.
- Tạm dừng, tái thiết lập:
Mỗi ngày bạn đều phải quay cuồng với rất nhiều nhiệm vụ và công việc, hết cái này đến cái khác nối tiếp nhau không ngừng. Đó là nguyên nhân khiến đầu óc bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng cho đến tận cuối ngày, thậm chí là tối nằm trên giường bạn vẫn không ngừng nghĩ đến.
Khi một nhiệm vụ kết thúc, bạn lại nghĩ đến những mớ việc phải làm tiếp theo. Diễn tiến hằng ngày luôn như thế, không thay đổi. Thậm chí giờ ăn trưa cũng được dành để tranh thủ giải quyết công việc dẫn đến tình trạng ăn ngay trên bàn làm việc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Điều cần thiết nhất với bạn khi đó là hãy chậm lại một nhịp. Hít thở thật sâu sẽ giúp bạn trút bớt những suy nghĩ rối rắm trong đầu để chuẩn bị tái thiết lập lại tinh thần. Việc làm này sẽ là một sự phản hồi tích cực với stress và giúp bạn bình tĩnh hơn.
Hãy thử bước ra ngoài (ra khỏi hẳn phòng làm việc), đi lại vài vòng và hít thở không khí trong lành, tươi mới bên ngoài sẽ cho bạn thêm năng lượng.
Xem thêm: Giải tỏa stress bằng cách thử tập định tâm vô cùng đơn giản, hiệu quả
Xem thêm: Giải tỏa stress bằng cách thử tập định tâm vô cùng đơn giản, hiệu quả
- Ưu tiên cho những việc thật sự cần thiết:
Việc ôm đồm và quan tâm đến nhiều việc cùng một lúc cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ gặp phải stress vì quá tải công việc.
Về mặt vật lý, không ai có thể tập trung trí óc vào tất cả mọi thứ đồng thời. Thực tế sự quan tâm của chúng ta vốn được “lập trình” cho những điều quan trọng nhưng nó lại bị xao nhãng và dễ bị thu hút bởi những gì “ồn ã” nhất đang diễn ra xung quanh.
Hãy chỉ nghĩ về 5 điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn ở thời điểm hiện tại. Tiếp theo, hãy nghĩ về 5 điều “chiếm hữu” phần lớn sự tập trung của bạn.
Sau đó, nhìn xem 5 điều ở 2 phần này có trùng khớp với nhau không. Nếu không, hãy tìm sự cân bằng giữa chúng. Và đừng quên luôn tự nhắc nhở chính mình: Đâu là điều quan trọng nhất với tôi ngay lúc này?
Đọc ngay: Lắng nghe lời Phật dạy về công việc để sớm có sự nghiệp thành công
Đọc ngay: Lắng nghe lời Phật dạy về công việc để sớm có sự nghiệp thành công
- Tập trung vào điều mình có thể kiểm soát:
Phần lớn suy nghĩ của hầu hết chúng ta đều rất tò mò về những điều ngoài tầm kiểm soát. Đó có thể là việc riêng tư của một ai đó, hay một người khiến ta khó chịu, hay lo lắng về suy nghĩ của người khác…
Chẳng những vậy, dành tâm trí cho những điều này là ta đang phí phạm sự tập trung và thời gian, thậm chí chúng còn kéo ta ra khỏi những việc thật sự cần tới sự tập trung của chúng ta.
Lúc ấy, hãy tự hỏi mình: Tôi có thể kiểm soát được điều này không? Hay: Tôi có làm thay đổi được điều này không? - Nếu có thể, thì hãy làm điều gì đó. Còn nếu không thể thì đừng để chúng ở lại trong suy nghĩ của bạn.
- Hình thành thói quen “bình tĩnh mỗi sáng”:
Sự khởi đầu một ngày mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cả ngày của bạn. Nếu bạn vừa bật dậy khỏi giường và lao ngay vào bắt đầu công việc, vừa ăn sáng vừa trả lời email… thì chắc chắn ngày hôm đó của bạn sẽ diễn ra theo nhịp hối hả.
Thay vào đó, hãy làm mọi thứ một cách nhẹ nhàng, từ tối. Nếu không đủ thời gian, bạn hãy dậy sớm hơn chút để bạn thân không bị vội vàng.
Tham khảo: Người thành công không bao giờ quên làm điều này mỗi sáng
Tham khảo: Người thành công không bao giờ quên làm điều này mỗi sáng
- Cho mình chút thời gian nhàn rỗi:
Trong một ngày, hãy tự dành cho mình những giây phút rảnh rỗi hoặc những khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi thay vì cứ liên tục đắm vào những hoạt động.
Trí óc và sự tập trung của chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi và phục hồi thì mới có thể hoạt động một cách trơn tru. Đây chính là bí quyết để những người làm việc hiệu quả quả thành công và có thành tựu lớn trong cuộc sống.
Nếu như bạn quá bận rộn thì cũng nên tranh thủ những phút thư giãn dù là ít ỏi. Ví dụ như khi ở trên các phương tiện di chuyển công cộng, chờ gọi đồ… thay vì cứ mải miết cắm đầu vào điện thoại và các đồ công nghệ khác với ý nghĩ tận dụng thời gian giải quyết công việc thì hãy để sự tập trung của bạn được nghỉ ngơi vào lúc đó.
Hãy thoải mái ngắm nhìn thế giới xung quanh, bạn cũng có thể làm quen, trò chuyện với ai đó ngồi gần và khi quay trở lại công việc bạn sẽ thấy một tâm thái khác hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng thể quan tâm: Nếu công việc khó khăn bế tắc, áp dụng ngay mẹo phong thủy này sẽ thấy hiệu quả bất ngờ
- Đừng gắn nhãn “bận rộn” cho bản thân:
Ngày nay, hai chữ “bận rộn” dường như đã trở thành một nhãn mác phổ biến, câu cửa miệng của rất nhiều cuộc trò chuyện. Cứ mỗi khi có ai đó hỏi “Dạo này bạn thế nào rồi”, hầu hết mọi người đều quen miệng đáp rằng “dạo này tôi bận lắm”.
Bận rộn đôi khi còn là lý do để người ta thoái thác hay từ chối. Nếu bạn tự mặc định sự bận rộn đó cho mình, bạn sẽ thật sự gặp nhiều trở ngại hơn.
Bỏ qua ý niệm về sự bận rộn này, đừng coi nó như một điều hiển nhiên hay đáng tự hào gì cả, bạn sẽ thấy mình nhàn nhã hơn rất nhiều. Chỉ cần thay đổi góc nhìn, bạn sẽ thấy được điều này và và đừng quên những nguyên tắc làm chủ cuộc sống, tích phúc sống an.
Lam Lam