- 1. Sai lầm tiền bạc khiến các cặp đôi chia ly
- 1.1 Họ giữ các tài khoản ngân hàng riêng biệt
- 1.2 Họ bất đồng về lối sống
- 1.3 Họ để cho sự chênh lệch về lương xảy ra
- 1.4 Họ phạm tội "không chung thủy tài chính"
- 1.5 Họ không chịu nổi kỳ vọng không thực tế
- 1.6 Họ để bọn trẻ dẫn dắt quyết định
- 2. Cách sửa chữa sai lầm tiền bạc của các cặp đôi
- 2.1 Suy ngẫm về lịch sử cá nhân liên quan tới tiền
- 2.2 Thừa nhận những cảm xúc liên quan
- 2.3 Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng các mục tiêu
- 2.4 Thừa nhận sai lầm của chính mình
- 2.5 Lắng nghe mà không phán xét
- 2.6 Tạo mục tiêu và kế hoạch để đạt được chúng
- 2.7 Làm điều gì đó lãng mạn sau cuộc trò chuyện về tiền bạc
1. Sai lầm tiền bạc khiến các cặp đôi chia ly
1.1 Họ giữ các tài khoản ngân hàng riêng biệt
Theo chuyên gia tài chính Dave Ramsey, nếu bạn định đặt cuộc hôn nhân của mình lên hàng đầu trong cuộc đời, bạn cần coi nó như một mối quan hệ hợp tác không thể thương lượng. Nghĩa là gia đình được xem là một thể thống nhất, vẫn còn chia nhau mỗi người một tài khoản riêng cho thấy nguy cơ tan vỡ khá cao.
1.2 Họ bất đồng về lối sống
Nói một cách đơn giản, lối sống của bạn cần phù hợp với thu nhập của bạn. Có thể bạn không ngại tiêu tiền nhưng vợ/chồng bạn lại muốn tiết kiệm tiền.
1.3 Họ để cho sự chênh lệch về lương xảy ra
Chênh lệch lương thưởng cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng vợ chồng cho dù chồng kiếm được ít hơn hay nhiều hơn.
Chỉ vì một người kiếm được nhiều tiền hơn người kia không có nghĩa là người này làm việc chăm chỉ hơn người kia. Và điều đó chắc chắn không có nghĩa là người kiếm được nhiều tiền sẽ có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ.
Cuộc sống do tự thân bạn làm chủ. Giàu, nghèo, sướng, khổ cũng được quyết định bởi lối suy nghĩ, cách tư duy của mỗi người. Nếu còn duy trì cách nghĩ dưới đây,
1.4 Họ phạm tội "không chung thủy tài chính"
"Quỹ đen" cho những mục đích riêng luôn tạo cảm giác mờ ám, khó chịu cho người kia. Thế nên, không có lý do gì để lén lút sau lưng vợ/chồng bạn để mở tài khoản cá nhân hoặc thẻ tín dụng.
Nếu mục tiêu của bạn là học cách giao tiếp với vợ/chồng về tiền bạc thì sự trung thực hoàn toàn là điều bắt buộc.
1.5 Họ không chịu nổi kỳ vọng không thực tế
Không thực tế một chút nào khi bạn đang ở trong một ngôi nhà đơn giản nhưng lại cứ ước có thể ở trong căn biệt thự và ngày ngày chất vấn bạn đời rằng khi nào anh cho em được ngôi nhà như thế. Cứ mang cuộc sống của mình ra để so sánh với người khác quả là thiếu khôn ngoan.
Ngay cả một câu nói đùa như thế cũng có thể khiến đối phương không vui, cho rằng bạn đang quá gây áp lực cho họ.
Đôi khi chỉ cần vợ chồng chung sức chung lòng làm ăn đến một ngày nhìn lên đã thấy mình có tất cả mọi thứ. Ngược lại, chỉ ngồi đó ước ao, phàn nàn không thực tế sẽ đẩy hai người vào chỗ chia ly.
1.6 Họ để bọn trẻ dẫn dắt quyết định
Yêu con không đồng nghĩa với việc bạn phá sản để chiều chuộng con mình bất cứ khi nào chúng muốn thứ gì đó.
Thậm chí ngay cả việc nuôi con theo phong cách nào, cho chúng học trường gì cả vợ và chồng đều bàn tính thận trọng dựa trên thu nhập và khả năng của bản thân. Sau đó, cùng tôn trọng và học cách hướng dẫn bọn trẻ một cách có phương pháp.
Hãy nghĩ về mối quan hệ đang phát triển của các con với tiền bạc và giúp chúng phát triển đạo đức làm việc tốt đồng thời dạy chúng về giá trị của tiền bạc.
2. Cách sửa chữa sai lầm tiền bạc của các cặp đôi
2.1 Suy ngẫm về lịch sử cá nhân liên quan tới tiền
Khi bạn xem xét lịch sử cá nhân ảnh hưởng đến mức nào trong việc tạo ra một người trưởng thành bước vào mối quan hệ với người khác thì bạn sẽ hiểu rõ vấn đề hơn.
Hãy suy nghĩ nhiều hơn về thời gian và cách thức bạn và người ấy gặp nhau. Dù thế nào, các bạn đến với mối quan hệ của mình từ những thế giới khác nhau, những gia đình khác nhau và những trải nghiệm sống khác nhau. Tuy nhiên, bạn biết rằng bạn có cơ hội lớn hơn để đạt được mục đích và tiềm năng cuộc sống khi ở bên nhau.
2.2 Thừa nhận những cảm xúc liên quan
2.3 Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng các mục tiêu
Các cuộc trò chuyện về tiền bạc không nhất thiết phải hoàn toàn u ám. Chúng thực sự có thể là một bước rất tích cực (ngay cả khi đôi khi gây căng thẳng) để biến ước mơ của bạn thành hiện thực.
2.4 Thừa nhận sai lầm của chính mình
Dù là một chuyên gia tài chính hàng đầu vẫn thường xuyên mắc sai lầm trong các quyết định liên quan tới tiền. Thế nên những quyết định sai lầm về tiền bạc của bạn không có gì đáng xấu hổ. Hãy dũng cảm đối diện nó.
Nếu bạn là người bắt đầu cuộc trò chuyện, hãy đóng vai trò chủ đạo trong việc thừa nhận thói quen chi tiêu của bạn cần cải thiện ở đâu. Nếu bạn đang gánh khoản nợ trong cuộc hôn nhân của mình, hãy giải quyết vấn đề trước.
2.5 Lắng nghe mà không phán xét
Một lần nữa, vấn đề không phải là tiền. Tiền chỉ là một phương tiện và sự phản ánh những lựa chọn của bạn.
Khi bạn thể hiện sự đồng cảm, lắng nghe thì người ta mới dám thổ lộ. Chớ nên phán xét cho dù người ấy phạm lỗi lầm lớn tới mức nào đi chăng nữa.
2.6 Tạo mục tiêu và kế hoạch để đạt được chúng
Nghe có vẻ nhàm chán nhưng việc thoát khỏi nợ nần có thể là một viễn cảnh thú vị - đặc biệt nếu bạn làm việc đó với tư cách một nhóm.
Lập danh sách những việc phải làm bên cạnh những việc muốn làm, sau đó bắt tay vào lập kế hoạch để hoàn thành chúng.
2.7 Làm điều gì đó lãng mạn sau cuộc trò chuyện về tiền bạc
Hai người hãy tự chúc mừng mình với tư cách là "một đội" đã cùng nhau vượt qua những vấn đề hết sức khó khăn này. Bạn tạo nên một đội tuyệt vời và xứng đáng được ăn mừng bằng cách làm điều gì đó đặc biệt.
Bằng cách tập trung vào ước mơ, giá trị và cảm xúc của mình, bạn có thể dễ dàng tránh được những phản ứng thường xảy ra xung quanh các cuộc trò chuyện tài chính.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: