1. Giả vờ giàu có
Xu hướng sử dụng mạng xã hội để khoe về cuộc sống sang chảnh của mình đã trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Chỉ cần lướt qua trên instagram hoặc tiktok bạn sẽ nhìn thấy hàng loạt những người khoe xế hộp xịn, quần áo, túi xách hàng hiệu,...
Không ít người trầm trồ, khen ngợi và thậm chí "xin vía" những người giàu trên mạng xã hội. Những người này vô tình trở thành những chỉ dẫn sai đường lạc lối khi họ khuyến khích lối sống đua đòi, cố gắng có tiền bằng mọi cách, một cách nhanh nhất có thể để phục vụ cuộc sống như mơ ấy mà không biết mặt trái của nó.
Ít ai trong những người khoe khoang đó là giàu thực sự, họ cố tình "làm màu" để bán hàng, xây dựng hệ thống, thu hút con mồi... nhiều doanh nhân rởm thường thể hiện lối sống xa hoa trên mạng chỉ để bán các dịch vụ, chương trình cố vấn hoặc lớp học trực tuyến vô bổ với giá trên trời.
Cuộc sống như thế là không thực, bạn thấy nó ở hầu hết những người là KOL (người có sức ảnh hưởng) trên mạng xã hội và làm giàu từ công việc của mình.
Nhiều người đóng giả rich kid để kiếm like, follow trên mạng xã hội. Đó là chưa kể đến những người cố tình giả vờ giàu có để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin. Sau đó một thời gian thì họ "lặn mất tăm" cùng với số tiền khổng lồ.
Sự giả vờ giàu có đó không thực sự mang lại hạnh phúc mà nó còn khiến những người trẻ đua đòi bắt chước theo. Họ chỉ tập trung cho việc chi tiêu cho những thứ không tạo ra thu nhập.
Đúng là có quyền hưởng thụ thành quả do mình làm ra nhưng bạn sẽ mắc sai lầm lớn nếu để người ta dụ dỗ mình tiêu nhiều tiền hơn.
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ với ba công ty trị giá hàng triệu USD. Ông đã viết nhiều cuốn sách nằm trong top bán chạy của New York Times. Cardone từng cho biết ông không mua đồng hồ hay ôtô xa xỉ cho đến khi công ty và các khoản đầu tư của mình có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhập ổn định.
Grant Cardone cho biết: "Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry khi trở thành triệu phú. Hãy nổi tiếng vì sự chăm chỉ trong công việc, thay vì những đồ rẻ tiền bạn mua được".
|
Những sai lầm hủy hoại cơ hội làm giàu |
2. Lãng phí thời gian lướt mạng xã hội
Nếu hỏi những người xung quanh mình thì phải đến 90% số người được hỏi sẽ nói rằng họ muốn có nhiều tiền, họ ước mình giàu có và tận hưởng cuộc sống không phải lo nghĩ. Thậm chí có người bày tỏ mong muốn có hàng triệu đô la để không bao giờ phải làm việc nữa.
Thế nhưng họ lại không hành động tương ứng với giấc mơ của mình, họ bị kìm hãm bởi những sở thích, thú vui nhất thời ở hiện tại.
Thi thoảng chúng ta lại than mình nghèo trong khi tay vẫn lướt mạng xã hội để chỉ trích cuộc sống của ai đó giàu có là nhờ lừa lọc hoặc thậm chí là để "hóng drama" từ ngày này qua ngày khác, hết vụ giật chồng này đến vụ tai nạn khác. Những thông tin đó xuất hiện không ngừng và cuốn hút chúng ta như nam châm vào chiếc điện thoại.
Ta chẳng nhận ra đó chính là sai lầm hủy hoại cơ hội làm giàu của mình khi lãng phí thời gian cho những trò vô bổ mỗi ngày, chúng ăn mòn tư duy, sức sáng tạo và năng lực tiềm ẩn của chính chúng ta từ bao giờ.
Những người không cảm thấy thời gian quý giá cuối cùng cũng chỉ biết than phiền, họ được cho là sẽ không bao giờ có thể thoát nghèo vì cuộc đời làm sao có thể thay đổi khi mà họ luôn giữ thói quen cũ: Hàng ngày lướt mạng để giết thời gian.
Nên nhớ rằng, người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Từng giây phút trôi qua đều quý giá đối với họ. Những người này tận dụng thời gian của mình để không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp vốn để mở đường cho thành công ở tương lai.
Tiền hết có thể kiếm nhưng thời gian trôi qua chẳng thể lấy lại. Thời gian đáng giá ngàn vàng, không chỉ vì những việc đem lại ít lợi ích mà tiêu tốn nó một cách vô nghĩa.
3. Tìm kiếm sự thoải mái thay vì tự do
Nếu bạn vẫn chăm chỉ đi làm công sở ngày 8 tiếng rồi về, mọi thứ diễn ra đều đặn, có vẻ ổn định như thế thì bạn lấy cớ gì cho việc mình sẽ giàu.
Một người làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.
Nếu đủ may mắn thì sẽ có phép màu nào đó xuất hiện như: lấy chồng hoặc vợ giàu, nhận được tiền thừa kế,... Vậy nhưng cuộc sống không phải là một cuốn phim, cuối cùng thì chẳng có điều kỳ diệu nào xảy ra cả, ta vẫn hàng ngày phải chăm chỉ kiếm tiền để sống, để tích lũy, để đảm bảo cho tương lai.
Thế nhưng sự tự do thoải mái muốn được tận hưởng ngay khi còn trẻ thì thường trả giá bằng cái nghèo. Chỉ khi bạn chăm chỉ, nỗ lực, chấp nhận khó khăn, sẵn sàng cho những sự không thoải mái, bước ra khỏi vòng tròn an oàn thì mới mong có cơ hội làm giàu.
Còn không sự tự do, thoải mái mà bạn đang chọn sẽ chẳng bao giờ đảm bảo cho bạn chạm tới cơ hội trở thành người giàu có.
Sự thoải mái mà đang xây dựng thực ra lại tạm bợ và không thực tế. Đau ốm, tai nạn, mất việc... luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.
Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát.
Thay vào đó, người giàu có lại suy nghĩ khác, họ cố gắng kiếm được nhiều tiền vì nó mang lại cho họ nhiều tự do và an toàn hơn những gì họ cần.
Người giàu chấp nhận khó khăn, sự không thoải mái ở hiện tại. Sự tự do tài chính sẽ chỉ có được khi bạn giàu có thế nhưng vì chỉ thích đi làm đủ sống, đủ trang trải cuộc sống tạm thời nên họ không thừa nhận có lúc bản thân túng thiếu, hoặc người nhà bệnh nặng họ cũng không có đủ tiền để chi trả.
4. Xem nhẹ mục tiêu cá nhân
Tư duy người nghèo thường xác định có làm được việc hay không, sau vài lần tính toán họ thấy khó quá liền bỏ qua. Những người này thường xuyên tự giới hạn năng lực của mình, nghĩ rằng mình không đủ khả năng, cũng không có ý định muốn học hỏi thêm.
Ngược lại, tư duy của người giàu lại chỉ đề cao mục tiêu của hành động. Ví dụ họ xác lập mục tiêu là triệu đô thì họ bắt đầu thiết lập các hành động cụ thể để đạt được nó, nếu còn thiếu kỹ năng gì họ sẵn lòng học hỏi để từ đó phát triển bản thân, đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ, sẵn sàng "hạ gục" mục tiêu.
Trong khi đó, hầu hết chúng ta không có mục tiêu nên chẳng bao giờ có thể phát huy được hết nguồn lực đang có. Ví dụ bạn không có mục tiêu tăng thu nhập nên cũng chẳng đi tìm kiếm, hỏi han bạn bè xem có công việc nào để làm thêm hay không.
Đối với những người giàu có, họ luôn kiếm được tiền vì họ biết rằng tiền bạc luôn sẵn có xung quanh chúng ta, chỉ là ta không tự mở ra cơ hội cho mình mà thôi.
Tỷ phú tự thân Grant Cardone từng khuyên các độc giả của mình rằng: "Hãy nhắm đến 10 triệu USD, thay vì 1 triệu USD. Sai lầm tài chính lớn nhất tôi từng mắc phải là không nghĩ đủ lớn. Trên thế giới này chẳng thiếu tiền đâu, mà chỉ thiếu những người biết đặt mục tiêu lớn mà thôi".
Hàng triệu người trên thế giới ước được giàu có, nhưng chỉ những người coi đó là ưu tiên mới đạt được. Để giàu có và duy trì tài sản, bạn cần đặt tiền nằm trong những thứ tự được ưu tiên.
Cảm giác cô độc của người giàu: Đừng tưởng có triệu đô, tỷ đô đã là sung sướngCảm giác cô độc của người giàu là điều mà không phải ai cũng thấu hiểu được họ. Chính vì thế, càng đứng trên đỉnh cao danh vọng họ lại càng cảm thấy trống