1. Không tham gia cờ bạc
Trong quy tắc làm giàu của người Do Thái, việc “không đánh bạc” được xem như một nguyên tắc tài chính quan trọng. Vì tư duy của những người ham mê cơ bạc thường là ăn may - đây là lối tư duy không tồn tại đối với người thông minh về tiền bạc.
Nếu tham gia cờ bạc bạn sẽ rất dễ bị "nghiện" vì sức hấp dẫn của việc ăn - thua rất lớn, khi đó tiền bạc đang điều khiển người chơi chứ không phải người chơi kiểm soát được tiền của mình nữa rồi.
Hơn nữa, chơi cờ bạc không tạo ra lợi ích cụ thể nào cho xã hội. Thay vào đó, nếu tập trung gắng sức kiếm tiền bằng khả năng, sự sáng tạo của mình trong việc tạo ra giá trị cho người khác sẽ cảm giác có ích và hạnh phúc hơn.
Ngày nay, có rất nhiều hình thức cờ bạc biến tướng khôn lường và chúng núp bóng dưới danh nghĩa đầu tư để lừa gạt những người thiếu hiểu biết. Đó là lý do không ít người chỉ vì tham lam mà bị sa bẫy này và làm tiêu tốn hàng đống tiền của.
2. Dù chỉ là 1 đô la cũng phải kiếm về
Phải biết tích lũy từng đô la một rất giống lý thuyết tích tiểu thành đại mà chúng ta hay nói tới, việc này làm chúng ta liên tưởng tới hình ảnh những giọt nước nhỏ lên mặt đá ban đầu tưởng không hề hấn gì nhưng nhiều giọt nước liên tiếp nhỏ lên đó theo thời gian cũng có thể khiến đá bị mòn.
Thế nhưng, trong thực tế chúng ta thường không quan tâm tới việc tích tiểu này cho lắm, ta hay có tâm lý đợi cơ hội lớn, bản thân phải thực hiện những điều lớn lao mới tương xứng với năng lực của mình, thế nhưng cuộc sống lại không diễn ra theo cách đó, năng lực của chúng ta cần phải lớn dần và tích lũy theo thời gian sau khi thực hiện vô vàn việc nhỏ trước đó.
Hiểu được điều này thì ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc trước khi nghĩ tới việc kiếm thêm tiền. Ví dụ, ở công ty bạn luôn lưu ý tiết kiệm giấy, điện, nước,... cho công ty, những việc đó khi nhân với cả nghìn nhân viên thì nó có giá trị hàng nghìn đô.
Chính Bida Jewitt còn áp dụng nó cho cả khách hàng của mình, giúp họ kiếm thêm nhiều lợi nhuận với quy tắc kiếm từng đô la một này, nhờ đó mà ông có được nhiều khách hàng trung thành.
3. Tích hợp các nguồn lực
Đó là lý do người Do Thái luôn đề cao sức mạnh tập thể hơn là của một cá nhân nhỏ bé. Do đó, bạn luôn phải có ý thức trong việc kết hợp tất cả chúng lại, đừng đợi bản thân trở nên toàn diện mới bắt đầu tiến hành vì việc đó không bao giờ xảy ra.
Như nhà kinh tế học người Do Thái William Riggsson đã nói, mọi thứ đều có thể vay được, bạn có thể vay vốn, tài năng, công nghệ và trí tuệ. Thế giới này đã chuẩn bị tất cả các nguồn lực bạn cần, tất cả những gì bạn phải làm là thu thập chúng và sử dụng trí tuệ để kết hợp chúng để tạo ra sản phẩm của riêng mình nữa.
4. Không ăn thóc giống
Thế nên người Do Thái nhắc nhở không được ăn thóc giống tức là không được dùng số tiền đầu tư tiết kiệm để ăn tiêu. Phải giữ chắc vốn liếng, rồi từ đó đầu tư sinh lời hơn nữa, nhất định không được đầu tư tiêu xài không mục đích.
Một ví dụ dễ hiểu như sau: Bạn có thể bán được cái bánh giá 30.000 (bạn đã lời được 10.000) nhưng sau khi vừa bán được 3 cánh bánh (lãi 30.000) bạn mua trà sữa mất 50.000, nghĩa là bạn đã "ăn mất thóc giống" của mình vì tiền lãi của bạn từ 3 chiếc bánh còn không bằng một cốc trà sữa mà bạn sử dụng nữa.
Vì thế quy tắc không ăn thóc giống nhắc nhở để bạn biết rằng nếu có kinh doanh có lãi thì vẫn cất dành ra phần gốc và một ít lãi trước khi muốn nghĩ tới việc tái đầu tư, nếu không việc "tất tay" thường dễ khiến bạn rơi vào ngõ cụt.
5. Kinh buôn 3 tháng
Các doanh nhân Do Thái rất coi trọng trí tuệ và không ngừng dùng sức sáng tạo của mình để kiếm tiền. Họ được xem là quốc gia khởi nghiệp vì hầu như ai cũng có thể đứng ra kinh doanh, lập nghiệp.
Trong kinh doanh, giai đoạn khởi động là lúc khó khăn, nhiều trở ngại nhất từ tinh thần cho tới năng lực. Thế nhưng nếu bỏ cuộc sớm thì thật phí hoài công sức của mình.
Do đó, người Do Thái đề ra quy tắc 3 tháng này để nhắc nhở mọi người tập trung thử thách bản thân ít nhất trong 3 tháng để dồn tâm sức vào đó một cách trọn vẹn nhất có thể.
Lúc đó, bạn không còn thời gian nghĩ tới bỏ cuộc, chỉ tập trung nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, điều chỉnh lại việc bán hàng cho phù hợp để đạt được doanh thu như ý. Sau 3 tháng hiểu được tình hình, bạn cũng có thể tạm dự đoán được tương lai để biết hướng đi nào phù hợp cho việc kinh doanh, đầu tư của mình.
6. Mở rộng không ngừng
Quy tắc này giúp người Do Thái nhận thức được rằng, không bao giờ kêu than: Chỗ này đã kết cơ hội cho tôi mất rồi.
Bạn phải là người chủ động tìm ra thị trường cho mình với niềm tin rằng chắc chắc có cơ hội. Do đó, họ không cảm thấy phiền hà khi phải bôn ba khắp nơi kinh doanh làm ăn. Người Do Thái vì thế luôn sẵn lòng kết bạn với mọi người ở bất cứ nơi nào họ đi qua.
7. Đừng đòi hỏi bản thân quá mức
Hầu hết, chúng ta mải miết làm ăn nhưng không nhận thức đúng năng lực của mình sẽ chỉ khiến bản thân mất nhiều hơn được. Nhưng người Do Thái lại khác, họ rất biết điểm dừng của bản thân. Nếu không thì không chỉ mất tiền mà còn đánh mất cả hạnh phúc của mình.