Câu chuyện quả báo của kẻ ép người, mua nhà giá thấp khiến ta thức tỉnh

Thứ Hai, 17/07/2023 16:58 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Quả báo chiếm dụng tài sản của người khác rất khó lường vì con người gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Do đó đừng vì lòng tham dẫn dụ cuối cùng lại làm tổn hại phước đức của mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Câu chuyện về kẻ chiếm tiền bạc của người khác 
 

Thời nhà Thanh có hai gia đình sống cạnh nhau là La Mỗ và Giả Mỗ nhưng mỗi người một cảnh, trong khi gia đình La Mỗ khá giả thì Giả Mỗ lại khó khăn. 
 
Thời gian trôi đi, vì không còn nhiều tiền để tiêu nên hết cách, Giả Mỗ đành phải rao bán căn nhà của mình. La Mỗ nghe tin liền muốn mua lại căn nhà nhưng vì tham lam nên cố ép cho giá nhà xuống rất thấp.

Giả Mỗ không đồng ý và vẫn tiếp tục rao bán căn nhà, thế nhưng ai đến xem nhà cũng bị La Mỗ tìm cách để âm thầm gây chuyện, cuối cùng không có ai dám mua nhà của Giả Mỗ.
 
Một thời gian dài sau đó, nhà của Giả Mỗ vẫn không bán được nên cuộc sống của cả nhà càng khó khăn, cuối cùng Giả Mỗ chỉ còn cách bán cho La Mỗ với giá rất thấp để có tiền nuôi sống gia đình. 
 
La Mỗ mừng vui nhận căn nhà vừa mua, anh còn chi thêm tiền để nâng cấp cho nó thêm phần khang trang, lộng lẫy.

Khi nhà mới hoàn thiện, gia đình La Mỗ tổ chức một bữa tiệc rình rang nhưng không ngờ ngay khi La Mỗ thắp lửa để cúng, bất ngờ có cơn gió mạnh hất tung cọc tiền vàng mã đang cháy giở lên thanh xà gỗ của ngôi nhà. 
 
Ngọn lửa từ đó lan ra, cháy bùng lên mạnh mẽ, thiêu từng thứ một trong căn nhà mới, thậm chí ngọn lửa còn lan sang cả ngôi nhà cũ của La Mỗ.
 
Lúc này cả đám đông hoảng loạn và tìm cách để dập tắt ngọn lửa nhưng La Mỗ ngăn cản mọi người lại với lý do anh vừa nhìn thấy hình dáng người cha quá cố của Giả Mỗ trong đám lửa, có thể sự tức giận của ông đã gây ra vụ hỏa hoạn này. Thế nên nếu mọi người có tìm cách ngăn đám cháy cũng vô ích, chưa kể có nguy cơ ảnh hưởng tính mạng của người khác.
 
Hiểu được quả báo chiếm dụng tài sản của người khác rất đáng sợ nên sau sự việc, La Mỗ liền nhờ người tìm đến Giả Mỗ bày tỏ muốn tặng cho anh căn nhà và tặng thêm hai mươi mẫu ruộng để bồi thường và viết cam kết chuyển nhượng.

Từ đó về sau, La Mỗ quyết tâm làm điều thiện, nhờ thế mà ông có cuộc sống no đủ, hạnh phúc đến cuối đời.

Bài học: Câu chuyện La Mỗ hại Giả Mỗ nhắc nhở chúng ta thận trọng với việc xấu mình đã làm vì nó là cái nhân xấu khiến bạn gặp xui xẻo, rắc rối trong cuộc sống của mình sau này.

Thay vì tìm cách tham lam, chiếm đoạt tiền bạc, của cải của người khác thì hãy sống bao dung hơn, phóng khoáng hơn, rồi cuộc sống đền đáp cho bạn những gì mình xứng đáng.
 
 

2. Quả báo chiếm dụng tài sản của người khác

 

2.1 Đừng tham lam chiếm dụng tài sản của người

 
Sống trên cõi đời này, biết đủ mới là gia tài lớn nhất, thế nhưng con người vì vô minh nên cứ mãi tham đắm trong tiền tài, sau khi được tài sản phong phú, lại càng dễ bị lôi cuốn, chìm đắm trong các dục và có hành vi không tốt đẹp đối với các người khác.

Chính giàu có, thừa thãi lại càng tham lam, dễ biến bản thân thành kẻ gian ác. Có không ít người lúc nghèo còn sống thanh đạm, chăm chỉ, nhưng khi dư dả lại thích tụ tập ăn chơi, lười biếng, chìm đắm dục lạc.

Bởi si mê trong tiền bạc nên họ không chia sẻ tài sản với ai, lo hưởng thụ nên đi vào sa ngã.

Vậy nên trong cuộc sống này, chớ ham giàu vì tài sản ẩn chứa mối nguy hiểm tiềm tàng mà từ Đức Phật cho tới cổ nhân thời xưa đều nhắc nhở chúng ta nên tránh xa.

Không nên đồng nhất rằng cứ tiền bạc là xấu vì nếu được làm đúng vai trò của nó thì chúng ta còn được lợi lạc vô biên. Ví dụ như quả báo chiếm dụng tài sản của người khác là xấu nhưng quả báo của việc chia sẻ, giúp đỡ người khác bằng số tiền lớn mình đang có thì quả là đẹp đẽ.
 
Tài sản có giá trị vô cùng to lớn, nó không những giúp bản thân, gia đình có đời sống ấm no mà còn là phương tiện thuận lợi để làm phước thiện, tạo phước đức cho kiếp sau.

Khi tài sản làm ra đúng pháp sẽ luôn mang lại lợi lạc, không chỉ cho bản thân mà còn là cho con cháu, những người xung quanh họ. Theo người xưa thì: "Vị ấy sẽ được sống lâu, thọ mạng kéo dài, sau khi thân hoại mạng chung được sinh lên cõi thiện".
 
Tài sản là phần nhỏ bé của kiếp người, thế nên hãy cho nó làm đúng vai trò của mình là phương tiện giúp con người đáp ứng các nhu cầu về vật chất để có một đời sống ổn định, giúp con người thực hiện những tâm nguyện, chí hướng cao cả để làm đẹp cuộc đời.

Thực ra, có 7 tài sản cần có theo lời dạy của Đức Phật: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài là những điều ta đáng vun bồi và tích cóp nhất suốt kiếp Người này. Chỉ có kho báu ấy mới là hành trang theo chúng ta trên con đường tái sinh và thoát khỏi biển luân hồi.

Còn đối với hầu hết chúng ta, nếu chưa thể hiểu sâu những giá trị đó thì hãy sống tốt với mọi người, tâm niệm từng việc mình làm làm sao để lại phước đức cho con cháu thọ hưởng mãi về sau.
 

2.1 Cẩn thận với cả hành động "thó" món đồ nhỏ


Có thể chúng ta không biết rằng việc chiếm dụng tài sản của người khác đồng nghĩa với tội trộm cắp. Bao gồm cả một gói cafe, một gói đường nhỏ, một cái tăm, tờ giấy,... những thứ tưởng như rất nhỏ nhưng nếu không được phép của chủ nhân mà ta vẫn cầm về thì có nghĩa là trộm cắp.

Có người xuề xòa cho qua bảo rằng mấy thứ đó mà ăn trộm thì đáng gì. Thế nhưng đó là khoản vay mượn có lãi kép mà bạn không hề biết, ví dụ trộm một cái tăm sẽ nhân đôi thành hai cái vào ngày mai, bốn cái, mười sáu cái,... và cứ thế nhân đôi vào những ngày tiếp theo, biến thành số nợ khổng lồ nếu không làm đủ phước để "khấu trừ" tương ứng.

Đó là lý do đột ngột một ngày bạn lãnh một khoản nợ trên trời rơi xuống không vì lý do cụ thể nào.

Thế nên, bạn hãy thận trọng vì quả báo chiếm dụng tài sản của người khác sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là nợ nần, nghèo đói, tài sản cháy, bị lũ cuốn trôi, bị người khác chiếm đoạt…

Vậy nên trong cuộc sống của mình từ nay về sau, dù là bất cứ món đồ to, nhỏ, lớn bé nào của người khác, chưa được sự đồng ý của họ mà ta tự lấy dùng hoặc chiếm đoạt, đều là hình thức trộm cắp, ta nên thận trọng.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: