1. Thường xuyên bị chỉ trích
Càng giàu có càng trở thành tâm điểm chú ý hoặc trở thành chủ đề cho người ta soi mói. Thế nên ngay cả những việc bình thường của họ cũng hay bị phóng đại, suy diễn, kết quả là họ thường bị chỉ trích và đôi khi bị bôi nhọ một cách vô cớ.
Chantay Bridges, một diễn giả, nhà văn và nhà môi giới ở Los Angeles, Mỹ nhận định trở thành một người giàu cũng có thể là nguyên nhân dễ khiến họ vướng vào kiện tụng, liên quan đến những kẻ thù hận, ghen ghét.
Những nỗi khổ của người giàu |
2. Không bao giờ đủ thời gian
Tuy duy giàu có đặc trưng của các tỷ phú đó là họ vô cùng quý trọng thời gian. Càng kiếm được nhiều tiền, họ càng thấu hiểu giá trị của thời gian.
Thế nên họ luôn muốn làm được nhiều việc nhất có thể trong một ngày và cuối ngày lại cảm thấy thiếu thời gian, cần có thêm để làm thêm việc.
Nhiều người thậm chí còn không có thời gian cho riêng mình khi họ quay cuồng với tiệc tùng nửa đêm với khách hàng, sáng mai lại có cuộc họp, trưa ăn vội lại gặp đối tác, xế chiều, đã gấp gáp tới nhà hàng, khách sạn sang trọng để tiếp đãi một vị khách VIP khác.
Dù cuộc sống tràn ngập rượu đắt tiền, đồ ăn thượng hạng nhưng họ không cảm thấy sung sướng, vui vẻ gì nếu việc này lặp đi lặp lại trong nhiều năm.
Dù sống trong biệt thự, ăn uống ở những nơi sang trọng nhưng dường như không có phút giây nào được hoàn toàn sống cho riêng mình. Đó là một trong những nỗi khổ của người giàu không phải ai cũng thấu tỏ.
3. Sợ những người nghèo
Một nỗi sợ của người giàu khác đó là: người nghèo. Trong khi người nghèo không sợ hãi, liều lĩnh, có thể làm bất cứ điều gì với tâm lý không có gì để mất thì người giàu ngược lại, họ sợ mất những gì mình đang có.
Mỗi khi tiếp xúc với người nghèo, họ cũng phải nhẹ nhàng, khiếm nhã vì sợ những người liều lĩnh ấy phản kháng quá dữ dội, ảnh hưởng cả cuộc sống, tương lai của họ.
4. Khó nuôi dạy con cái
Họ sẵn sàng "chi đậm" cho con học những ngôi trường đắt đỏ nhưng không phải trường nào đắt cũng phản ánh đúng thực tế mà những giá trị chúng mang lại cho dù chúng đang "đốt" tiền của họ mỗi tháng.
Bên cạnh đó, các con của họ thường học trường tư, lớn lên cùng những đứa trẻ nhà giàu. Chúng không hiểu được cuộc sống của số đông - những người thuộc tầng lớp nghèo hoặc trung lưu. Vòng quan hệ xã hội bị thu hẹp khi có ít người chúng thực sự có thể kết nối, dẫn đến thiếu sự đồng cảm.
Khối tài sản khổng lồ thực sự tạo ra khoảng cách giữa đạo đức và an toàn tài chính với những đứa trẻ. Thậm chí, nếu họ nỗ lực hết mình để dạy dỗ những đứa con trong khuôn khổ, cháu của họ cũng rất dễ có xu hướng sống hoang phí vì nghĩ rằng mình xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất.
Để không chiều một đứa trẻ thì cần bản lĩnh của bố mẹ dám nghiêm khắc, dám để con chịu khổ vì một đứa trẻ được nuông chiều quá mức sẽ phát triển thành một người lớn kém tự tin, lòng tự trọng thấp và thiếu bản lĩnh.
Cách dạy con khác lạ của Warren Buffett ở chỗ ông đã từ chối hầu hết các yêu cầu của con nhưng vẫn mang lại cho chúng sự tin tưởng mạnh mẽ vào chính năng lực
5. Tiêu tiền khó hơn kiếm tiền
Có thể khi bạn chỉ đủ tiền để mua 1-2 đôi giày bạn từng ước rằng có tiền để mua cả hiệu giày về. Thế nhưng đối với người có tiền mua cả hiệu giày họ lại phải cân nhắc nên mua cái gì cho chính đáng, ngay cả khi nhiều tiền họ càng nhắc nhở bản thân không mua theo cảm hứng.
Đó là chưa kể đến việc càng nhiều tiền họ càng có nhiều lựa chọn, càng khó khăn hơn trong việc ra quyết định khôn ngoan.
Một điều khác đó là cám dỗ mua sắm của người giàu còn lớn hơn chúng ta, có đủ khả năng chi trả cho mọi thư, họ dễ bị đắm mình trong đam mê và cho dù đam mê đó là thảm cổ, tranh cổ, giày dép hiệu,... nó cũng thường khiến họ không thể thoát ra nổi.
Họ ăn, ngủ, đọc và say sưa tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề này, đấu tranh tâm lý về việc tìm ra thú vui nào khác lành mạnh hơn để hạn chế việc đuổi theo những cám dỗ mà tiền bạc có thể cung phụng họ ngay lập tức.
Họ phải học cách để kiểm soát cảm giác này, nhằm đạt được những điều thực sự có ý nghĩa, cũng như để lại dấu ấn và di sản của riêng mình. Warren Buffett từng chia sẻ, khi làm ra tiền, sẽ có rất nhiều lựa chọn, và đòi hỏi phải đưa ra những quyết định thông minh hơn. Sự hạn chế có thể bắt buộc mọi người phải đơn giản hóa vấn đề, song với người giàu, họ quay cuồng với những lựa chọn.
6. Áp lực gia tăng tới mức sinh bệnh
Đó là chưa kể khi họ đã có một mức sống mới thì khó khăn nữa đó là áp lực để duy trì lối sống này. Họ phải tiếp tục cố gắng nếu không muốn bị thụt lùi lại. Kết cục là liên tục phấn đấu để giàu có hơn. Mục tiêu lúc đầu có thể là 1 triệu USD sau đó là 2 triệu USD, 10 triệu USD...
Ngay như Jack Ma, ông cho rằng bản thân cảm thấy áp lực vì những trông đợi từ những người xung quanh đặt vào họ.
"Tiền là bí mật, rất khó nói. Nhiều người cho rằng tiền giúp chống lại vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhưng thực tế, tôi tin sự giàu có khiến bạn và những người thân thiết bị ảnh hưởng nhiều hơn", Clay Cockrell nhận xét.
7. Khó có mối quan hệ chân thành
Họ hiếm khi nhận được tình yêu hay sự chú ý vì con người mình, thay vào đó là địa vị mà người giàu đang có, nhưng sẽ biến mất khi họ trở nên nghèo khó, rỗng túi.
Người giàu có thường phải tự mình đặt câu hỏi: ''Họ muốn gì ở tôi?'', ''Có lẽ họ chỉ đến với tôi vì tiền'', ''Làm thế nào để tiền không ảnh hưởng tới mối quan hệ này''...
Thực tế là khi giàu có, sẽ rất khó để tìm ra người không ở bên cạnh vì một vài lý do giả dối nào đó. Cuộc sống sẽ như thế nào nếu bạn không thể tin những người thân thiết hoặc nhìn ai mới xuất hiện trong đời mình cũng đầy nghi hoặc?
Trở thành triệu phú không có nghĩa là có thể tin tưởng bất cứ ai, sẽ luôn phải đề phòng với những người bạn giả tạo, những người chỉ tìm đến khi họ vì cần điều gì đó.
Người giàu, dù là tự thân hay thừa kế tài sản, đều sẽ cần phải thuê một nhóm hỗ trợ cho việc quản lý tài sản. Đôi khi, những người họ cố gắng tin tưởng có thể lại phụ lòng và trở thành một kẻ trục lợi. Nếu thuê phải kẻ gian, thậm chí có thể phải chịu trách nhiệm về hành động của người đó.
Chính vì những lý do trên mà những người giàu có luôn có cảm giác cô độc, luôn trong trạng thái hoang mang, lo lắng khó yên.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: