1. Câu chuyện về không cần quá nỗ lực chỉ cần lựa chọn đúng
Học trò hỏi Socrates - triết gia người Hy Lạp cổ đại cách làm sao để tìm được người bạn lý tưởng, ông không đáp lại câu hỏi mà yêu cầu họ ra cánh đồng chọn bông lúa to nhất.
2. Hãy khôn ngoan hơn trong lựa chọn
2.1 Ảnh hưởng của những lựa chọn đối với cuộc sống
Ví dụ như cuộc sống của bạn hiện nay là kết quả của những lựa chọn từ 3 đến 5 năm trước. Và cuộc sống của bạn 3 đến 5 năm tới sẽ phụ thuộc vào những lựa chọn, quyết định và hành động của bạn ngày hôm nay.
2.2 Đừng mất nhiều thời gian để nuối tiếc quá khứ!
2.3 Lựa chọn sai nhưng vẫn nỗ lực khiến cuộc sống phí hoài
Đã không ít người kêu Trời rằng: Sao tôi nỗ lực, chịu khó làm mọi việc thế mà mãi không giàu?
Quá nhiều người chăm chỉ nhưng không thể thành công, họ còn chẳng đủ khả năng nhận ra mình đã sai đến đâu và vẫn tiếp tục cố gắng. Cứ nhìn ra xã hội xem hầu hết chúng ta đều có ý thức về việc phải chăm làm, chịu khó nhưng mấy ai được hưởng cuộc sống hạnh phúc?
Việc lựa chọn sai cần được nhận thức sớm và buông bỏ khi cần, không phải việc gì cũng chăm chỉ, cố gắng là được. Bạn cố gắng cho một điều sai thì chỉ càng đi xa các giá trị chân thực của cuộc sống mà thôi. Giống như một người đầu tư khôn ngoan sẽ chọn cách bán cắt lỗ khi cần chứ không cố theo đuổi đến cùng để nhận hậu quả trắng tay, đôi lúc ăn ít còn tốt hơn là chẳng ăn được gì cả!
3. Làm thế nào để có lựa chọn đúng
3.1 Khả năng quyết định
Trong cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải đưa ra rất nhiều các quyết định, chúng diễn ra trong mọi lúc mọi nơi. Nhưng thật không dễ để đưa ra một quyết định nào đó vào những tình huống mà ta cho đó là quan trọng.
Bạn đã bao giờ gặp tình cảnh hào hứng về việc mình sẽ có một ngày nghỉ để làm điều mình thích, nhưng đúng ngày nghỉ, ta phân vân mãi trong lựa chọn không biết nên làm gì lúc này, hay là làm việc này, hay là làm việc kia,... kết thúc ngày ta lại thấy mình chẳng làm được gì cả.
Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng ra quyết định dứt khoát và hợp lý nhất?
Người không hiểu chuyện thường cho rằng đọc sách thật lãng phí, cuộc sống thực còn "bao việc phải làm" chứ cần gì mấy thứ lý thuyết suông, và cứ thế họ liên tục đưa ra những quyết định sai lầm, chuyển hướng cuộc đời mình đến chỗ tối tăm lúc nào không hay biết.
Họ không biết rằng đọc sách mới là cách khôn ngoan nhất trong các lựa chọn. Qua sách chúng ta có thể học hỏi cách người khác giải quyết vấn đề, có thể hiện tại đó chưa bao giờ là vấn đề của chúng ta nhưng trong tương lai thì ai mà biết được. Việc ngại hay lười đọc là Lý do bạn mãi là người tầm thường.
Lúc nguy cấp nhất là lúc đòi hỏi chúng ta vận dụng mọi kiến thức của mình để xử lý tình huống ngay lập tức. Nhưng nếu vốn bạn chẳng có chút kiến thức nào thì lúc này đầu óc trống rỗng. Còn người đã tích lũy đủ họ thường có cách giải quyết khôn ngoan nhất trong lúc này. Đó là lý do nỗ lực cả đời không bằng một lần lựa chọn.
3.2 Lựa chọn đúng là một quá trình tìm kiếm
Đừng nản lòng khi bạn có lựa chọn sai, đó thực sự là một hành trình dài của việc sai và sửa, điều chỉnh để chúng ta dần tiến bộ hơn lên mỗi ngày.
Nỗ lực cả đời không bằng một lần lựa chọn không có nghĩa là chúng ta được phép LƯỜI.
Cũng đừng cho rằng người lười thường thông minh hơn như cách báo chí ngày nay tuyên truyền, "lười" ở đây chỉ trong góc độ của người chưa hiểu rằng đối phương không "động chân động tay" làm việc nhưng họ lại "động não" rất nhiều - đó là thứ bạn chẳng thể nhìn thấy được bằng mắt thường!
Để có một con đường bớt chông gai hơn, chúng ta có thể học hỏi đó là học theo những người đã thành công, bạn có biết khả năng sao chép và chụp ảnh của bộ não chúng ta rất tuyệt vời! Chúng ta có khuynh hướng làm theo những gì chúng ta thấy nhiều nhất.
Vì thế, hãy nhớ chọn bạn mà chơi, chọn người để giao lưu, học hỏi, mở mang trí tuệ. Sau đó kiên trì học tập, rèn luyện và hành động để đạt được ước mơ của mình! Vì ước mơ chính là động lực đưa bạn tới thành công! Xem thêm: Muốn làm doanh nhân thành công hãy thôi than thở
3.3 Không có quyết định nào hoàn toàn đúng cả
Sự thật là không có quyết định nào đúng hay sai cả, bởi vì mỗi quyết định là một phép thử để ta có thêm thông tin chất lượng cho những quyết định sau. Mọi người thì thường nghĩ, nếu ta đã quyết định thì ta không được thay đổi quyết định đó. Thật ra, ta chẳng thay đổi quyết định nào cả, chỉ là ta liên tục đưa ra những quyết định mới phù hợp hơn thôi.
Minh Minh