Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Công thức 8 món ăn phục hồi sức khỏe cho F0, ngon bổ rẻ, đuổi sạch Covid ra khỏi cơ thể

Thứ Tư, 09/03/2022 17:41 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sau đây là chi tiết cách chế biến những món ăn phục hồi sức khỏe cho F0, giúp người đang bị nhiễm bệnh và người đã khỏi nhanh chóng lấy lại sức.
 

1. Lê chưng đường phèn

 
Nhung mon an phuc hoi suc khoe cho F0 - Le chung duong phen
 

Tác dụng:


Lê thanh nhiệt nhuận phế, hóa đàm, bình xuyễn, xuyên bối mẫu giảm ho, bình suyễn. Món ăn này giúp thanh nhiệt hóa đàm, bình suyễn.
 

Thành phần: 

  • 1 quả lê
  •  2 muỗng cà phê đường phèn
  •  Nồi, tô hoặc bát để chưng cách thủy.

 Cách chế biến:


Cho đường phèn và lê vào tô lớn rồi đặt vào nồi lớn đun cách thủy trong 15 – 20 phút đến khi lê chín mềm, đường tan hết thì bạn tắt bếp để nguội và dùng trực tiếp.
 
Nếu sợ đường phèn lâu tan, bạn có thể hòa đường phèn với 1 ít nước, đảo/khuấy cho tới khi đường tan hết rồi mới cho đường và lê vào tô để đun cách thủy.
 
Ngoài 2 nguyên liệu chính là lê và đường phèn, bạn cũng có thể thêm thảo dược, trái cây để tăng hương vị và dưỡng chất cho món ăn thêm bổ dưỡng với người dùng. Các thảo dược, trái cây đó có thể là gừng, mật ong, táo đỏ, kỷ tử, đậu đen.
 
Lưu ý: Khi sử dụng món ăn này, bạn cần chú ý là lê giàu đường glucose và fructose nên người bị tiểu đường không nên sử dụng.
 
Lê vốn có tính hàn nên không thích hợp cho người đang bị rối loạn kích thích hệ tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy sử dụng.
 

2. Canh hoa mướp

 
Nhung mon an phuc hoi suc khoe cho F0 - Canh hoa muop
 

Tác dụng:


Hoa mướp tính mát, thanh nhiệt hóa đàm, giảm ho bình suyễn.
 

Thành phần:  

  • 300 gram bông hoa mướp
  • 100 gram thịt xay
  • 100 gram giò sống
  • Hành lá, gia vị.

Cách chế biến:

 
Bông mướp lặt bỏ cọng già, tước xơ, ngâm rửa sạch với muối, để ráo nước.
 
Trộn đều thịt xay với giò sống, ướp ít hành lá xắt nhuyễn, tiêu và hạt nêm. Vo thịt thành từng viên tròn vừa ăn.
 
Nấu sôi nước, thả thịt viên vào, vớt bọt.
 
Khi thịt vừa chín thì cho bông bí vào. Đợi nước vừa sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Chỉ cần nêm hạt nêm. Không nấu bông bí lâu quá, bông sẽ nhũn, mất ngon.
 
Múc canh bông mướp thịt viên ra tô, rắc thêm ít tiêu và hành lá xắt khúc.
 

3. Cháo hành gừng

 
Nhung mon an phuc hoi suc khoe cho F0 - Chao hanh gung
 

Tác dụng:


Gừng với hành đều giúp phát tán phong hàn, thông dương, ôn phế.
 

Thành phần:

  • Gạo 100 g
  • Gừng 10 g
  • Hành 10 g

Cách chế biến:


Gừng gọt vỏ, đem rửa sạch rồi thái sợi mỏng. Hành lá, hành tím rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt rửa sạch, băm nhỏ, sau đó ướp với một ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu.
 
Gạo vo sạch, ninh nhừ. Sau đó cho hành tím thái mỏng vào. Cho thịt băm vào, khuấy đều cho đến khi thịt rã ra và chín đều. Nêm ít muối, bột ngọt, nước mắm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
 
Trước khi bắc ra cho gừng với hành xát nhuyễn, có thể ăn chung với ruốc (chà bông).  Ăn xong nằm nghỉ, đắp chăn cho ra mồ hôi, khi mồ hôi ra đều sẽ thấy nhẹ người, lúc đó bỏ chăn ra, lau mồ hôi cho ráo và cần tránh gió.
 

4. Thịt kho củ sen

 
Thit kho cu sen
 

Tác dụng:


Trong những món ăn phục hồi sức khỏe cho F0, củ sen có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, nhuận phế chỉ khái, kho chung với thịt và các gia vị nóng ấm giúp làm ấm phổi, trừ hàn khí.
 

Thành phần: 

  • Thịt ba chỉ: 500gr
  • Củ sen: 200gr
  • Hành khô: 2 củ
  • Tiêu hạt: 1 thìa cà phê
  • Đường thốt nốt (hoặc dùng đường kính)
  • Mắm, bột canh, hạt nêm, hành hoa

Cách chế biến

 
Thịt đem rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 2 phút. Chắt bỏ nước luộc thịt, rửa lại với nước lạnh cho sạch bọt bẩn.
 
Đem thái thịt thành những miếng dày cỡ 2cm. Ướp thịt với hành khô băm nhỏ, tiêu hạt, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê hạt nêm.
 
Củ sen rửa sạch, nạo bỏ vỏ, cắt miếng dày cỡ 1cm rồi ngâm vào bát nước cho củ sen khỏi bị thâm.
 
Phi thơm 1 ít hành băm nhỏ, cho thịt vào, thêm 2 thìa canh nước mắm, 1 ít đường thốt nốt, xào săn thịt rồi cho tiếp củ sen vào đảo qua ( Nếu dùng đường kính thì cho đường vào chảo, đun cho đường chuyển màu cánh gián rồi mới cho thịt vào đảo săn).
 
Đổ nước ngập mặt thịt, đun sôi, hạ lửa nhỏ ninh cho đến khi thịt chín thật mềm. 
 
Khi thịt chín mềm, nước cạn gần hết thì rắc hành hoa thái nhỏ vào rồi tắt bếp.
 
Thịt kho mềm, béo ngậy, củ sen giòn sần sật và rất bùi. Cả hai thấm đượm gia vị nên rất đậm đà, ăn cùng cơm trắng sẽ ngon tuyệt.
 

5. Canh bí xanh nấu xương heo

 
Canh bi nau xuong heo
 

Tác dụng:


Bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, chống ho, tiêu khát.
 

Thành phần

  • Xương heo 400Gr
  • Bí đao 1 kg
  • Hành tím 1 củ
  • Hành lá

Cách chế biến

 
Rửa sạch bí, cắt nhỏ vừa ăn. Xương ngâm với nước muối khoảng 3-5 phút rồi vớt ra bỏ vào tô. Hành tím băm nhỏ, lượng vừa đủ không cần nhiều.
 
Bỏ chút dầu ăn vào nồi trung, bỏ hành băm vào tao lên tới khi thơm thì bỏ nước vào. Từ từ cho xương vào nồi, ban đầu để lửa lớn, sau hạ nhiệt độ vừa để hầm khoảng 30 phút.
 
Hầm khoảng 30 phút coi thử màu thịt ổn chưa, dùng tăm thử xem mềm vừa ăn chưa. Nếu rồi thì thêm chút bột nêm vào, nêm vừa ăn tùy khẩu vị. Sau đó bỏ phần bí đã rửa sạch vào, chờ 20 phút đến khi chín hẳn thì tắt bếp.
 
Chờ canh bí đao nguội một chút khoảng 3 phút rồi vớt ra tô trình bày cho đẹp mắt. Có thể thêm chút hành lá nếu thích, nhà mình không ai ăn hành nên cũng không dùng tới.
 

6. Canh xải bó xôi gan heo

 
Canh cai bo xoi gan heo
 

Tác dụng:


Canh cải bó xôi gan heo dưỡng can huyết, bổ máu, thích hợp cho người bị suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi.
 

Thành phần:

  • 100g cải bó xôi
  • 100g gan lợn
  • Dầu ăn, muối tinh, bột ngọt

Cách chế biến:


Gan heo mua về thái lát mỏng, rửa sạch. Đun sôi nồi nước, cho gan heo đã cắt vào đun sôi ở lửa lớn trong khoảng 3 phút. Cải bó xôi nhặt sạch, rửa sạch, sau đó cho cải vào nồi gan heo, nêm vào 1 muỗng cà phê muối. Đun tiếp cho canh sôi và cải bó xôi chín dịu là tắt bếp.

Trong quá trình nấu canh thì mình không đậy nắp vung để cải bó xôi vẫn giữ được màu xanh tương đối nhé! Canh gan heo cải bó xôi nên dùng nóng mới ngon. Nếu để canh nguội thì gan heo dễ bị tanh đấy!

 

7. Canh nấm trùng thảo

 
Canh nam trung thao
 

Tác dụng:


Với sự kết hợp của hai loài nấm có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao món canh nấm trùng thảo nấu nấm hầu thủ có tác dụng bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe.
 

Thành phần:

  • Xương lợn 350g
  • Khoai mài (hoặc khoai mỡ, khoai từ…) 150g
  • Cà rốt 1 củ nhỏ
  • Nấm đông trùng hạ thảo tươi (hoặc nấm đông trùng hạ thảo khô) 20g
  • Gừng 2 lát
  • Muối 

Cách chế biến

 
Rửa qua nấm sau đó ngâm nấm đông trùng hạ thảo trong nước cho nềm (nếu nấm khô), nước ngâm nấm có màu vàng thì đó là hiện tượng bình thường. 
 
Nếu nấm đông trùng hạ thảo tươi được nuôi trong bình thì không cần rửa vì nấm được nuôi trong điều kiện tối ưu, vô trùng.
 
Xương rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho xương rửa sạch và bỏ vào nồi, thêm một thìa rượu nấu ăn hoặc rượu trắng nhẹ độ vào đun sôi, sau đó rửa sạch lại.
 
Cà rốt, khoai mài gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái miếng vừa ăn.
 
Cho xương vào nồi, thêm khoai mài, cà rốt, và 2 lát gừng vào. Tiếp đó thêm nấm đông trùng hạ thảo vào. Đổ nước ngâm nấm vào nồi sau đó thêm lượng nước lọc thích hợp, đậy nắp nồi.
 
Đun sôi sau đó hạ nhỏ lửa liu riu khoảng 1 giờ cho các nguyên liệu chín mềm là được. Mở nắp nồi, nêm thêm chút muối cho vừa ăn rồi tắt bếp.
 
Món canh thơm thơm ngọt lại không nhiều dầu mỡ, rất ngon miệng mà không hề ngán ngấy chút nào.
 

8. Ngũ thần thang

 
Ngu than thang
 

Tác dụng:


Món nước này giống như bài thuốc bổ chữa mất ngủ hậu Covid cho F0, thanh nhiệt, giải độc, phân lợi thấp nhiệt. 
 

Thành phần:

  • Lá kinh giới 10g
  • Lá tía tô 10g
  • Lá trà 3g
  • Gừng 
  • Đường nâu

Cách chế biến:

 
Cho tất cả vào 500 ml nước, nấu sôi để lửa nhỏ 5 phút, bắc ra cho ít đường nâu vào dùng ấm.
 

9. Lưu ý

 
F0 sau khi điều trị COVID-19 không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc.
 
Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
 
Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
 
Không nên ăn quá nhiều những món ăn trên, 1 tuần chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần. Nên ăn nhiều các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì khó tiêu hóa.
 
Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, đặc biệt là sữa năng lượng cao. 
 
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần.

Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X