1. Nguyên tắc tránh tối đa nợ cá nhân
Hãy tưởng tượng về một người không biết dùng cưa nhưng đang cầm trong tay chiếc cưa có lưỡi cực kỳ sắc bén thì có những rủi ro nào có thể xảy ra?
Việc sử dụng tiền bạc cũng vậy, nếu một người không biết sử dụng tiền nhưng trong tay có quá nhiều tiền thì cũng nguy hiểm không kém. Tiền chỉ là công cụ, một khi vay nợ để có được số tiền lớn nhưng không biết cân đối thì nguy cơ ngập trong nợ nần chồng chất, không tìm được lối thoát là rất cao.
Nếu bạn là người xuất sắc trong việc quản lý tiền nong thì việc vay tiền không xấu, thậm chí nó còn giúp tiền đẻ ra tiền, thế nhưng hầu hết nợ cá nhân có thể hủy hoại toàn bộ đống tài sản của bạn.
Một nguyên tắc nên làm trước khi bạn giàu có đó là đừng bao giờ vay tiền để mua xe, đồ điện tử, hay bất cứ thứ gì có thể hao mòn về giá trị. Việc này giống với việc bạn chỉ có túi phước nhỏ nhưng lại mượn túi phước lớn của người khác để tiêu dùng, cuối cùng thì bạn luôn trong tình trạng "âm phước" thì cơ hội làm giàu cực kỳ mong manh.
Bạn không bao giờ nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro trắng tay chỉ vì cơ hội kiếm tiền. Đừng bắt đầu suy đoán với các phương án với hi vọng làm giàu nhanh chóng.
Liều lĩnh vay tiền ngoài khả năng chi trả, cầm cố nhà cửa cho các tổ chức vay nặng lãi để đầu tư hoặc kinh doanh sẽ không mang lại điều gì ngoài căng thẳng, nợ nần và suy kiệt cả tài sản lẫn sức khỏe.
Những nguyên tắc giúp bạn trở thành người giàu |
2. Nguyên tắc đơn giản hóa
Kiếm tiền và xây dựng sự giàu có là điều dễ dàng nếu bạn duy trì sự chăm chỉ, giữ chi phí thấp và sử dụng tiền cho các khoản đầu tư tốt và dài hạn.
Thực tế, nhiều "ông lớn" thời điểm hiện tại nhưng họ có thể bắt đầu từ trong nhà bếp, gara ô tô của gia đình ví dụ như Apple khởi nghiệp từ nhà để xe. Thế nên nguyên tắc đơn giản hóa rất quan trọng lúc này, bạn cần phải tối ưu mọi thứ để tập trung cho sản phẩm, việc marketing và bán hàng...
Luôn phải tập trung nghĩ cách làm sao để đơn giản hóa những điều phức tạp. Nhìn Apple bạn sẽ hiểu khi họ thành công với chỉ một nút bấm, đánh bại tất cả các loại điện thoại di động lúc bấy giờ.
Đơn giản, nghĩa là có thể nhìn thấu hiện tượng, nắm bắt bản chất của sự vật, biến điều phức tạp thành giản đơn, cuối cùng giải quyết vấn đề với ít quy trình nhất có thể.
Những kỹ năng kiếm tiền của người giàu tưởng như rất quen thuộc, thế nhưng bạn đã thực sự áp dụng, thực hành thường xuyên để nhận ra sức mạnh của chúng trong
3. Đối xử với tiền như một nhân viên
Cách tư duy của người giàu đó là xem nó như một nhân viên chăm chỉ, hàng ngày kiếm tiền về cho ta không biết mệt mỏi, không bao giờ than vãn vì khả năng của chúng là vô hạn.
Khi đó, bạn mới có cách "giao việc" phù hợp để chúng có khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho chúng ta.
Với khoản đầu tư thông minh hoặc tiết kiệm đủ lớn, số tiền bạn có sẽ mang lại nguồn thu nhập thụ động đủ cho bạn sống thoải mái ở tuổi về già.
4. Nguyên tắc diễn tập
Điều này có nghĩa là trước khi sử dụng tiền, nhất là các khoản đầu tư lớn, ta cần diễn tập các hoàn cảnh có thể xảy ra trong tâm trí và tìm hiểu luôn giải pháp cần có là gì. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình tính toán này được gọi là diễn tập.
Tương tự như vậy, nếu muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần phải có một bản kế hoạch đủ chi tiết. Từ chiến lược, những khó khăn có thể sẽ gặp cho đến lộ trình. Từ đó không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng cao bản thân lẫn kinh nghiệm.
Ngay cả trong việc đầu tư, với một "người mới" trong thị trường chứng khoán thì nguy cơ mất tiền là rất cao. Vì thế, bạn có thể diễn tập bằng việc "giả vờ" như mình đã mua một vài cổ phiếu nào đó với số tiền nhất định và bắt đầu theo dõi chúng ít nhất 1 năm, ghi chép lại quá trình tăng giảm, khi nào thì tăng đột biến hay giảm đột ngột vì tin tức nào...
Mỗi lần biết cổ phiếu của mình tăng hoặc giảm bao nhiêu %, nguyên nhân từ đâu, nhờ vào việc này bạn sẽ hiểu ra nhiều điều hơn những gì mà các cuốn sách đầu tư từng nói tới.
5. Nguyên tắc hành động
Ví dụ như việc đầu tư chứng khoán, sau khi "diễn tập" bạn có thể bắt đầu hành động bằng việc đầu tư một số khoản tiền nhỏ vào số tiền vào cổ phiếu mà bạn thấy phù hợp với các tiêu chí, khẩu vị rủi ro của bản thân trong thời gian quan sát và "giả vờ" đầu tư vừa qua. Sau đó bạn có thể gia tăng số tiền tùy vào hoàn cảnh thực tế.
6. Nguyên tắc kiên trì
Đó là quá trình không ngừng làm sai và sửa, rút kinh nghiệm để có những thay đổi phù hợp, khôn ngoan hơn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.
Inamori Kazuo, người được biết đến là một trong bốn "huyền thoại kinh doanh" của Nhật Bản từng nói: "Đạt được mục tiêu cũng giống như leo núi vậy, việc cải thiện năng lực là một quá trình động, đừng bao giờ để suy nghĩ hiện tại hạn chế những suy nghĩ về tương lai."
Trong khi đó, những người thất bại cũng chỉ vì ham thích những cái lợi ích ngắn hạn, họ muốn nhanh chóng nhận được phần thưởng cho sự nỗ lực của mình, họ đánh giá cao khả năng một năm, mà xem thường lợi ích dài hạn trong suốt 10 năm. Thế nên nhanh chóng chán nản khi chưa thấy thành công mà mình muốn sau 1-2 năm cố gắng. Thiếu kiên định với mục tiêu của mình là một nhân tố khiến nhiều người khó thành công.