(Lichngaytot.com) Nếu học được những nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa ta sẽ tự thấy rằng tâm mình tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt hơn, từ đó việc to nhỏ đều dễ dàng tìm được hướng xử lý mà không phải đau khổ, phiền não như trước nữa.
1. Biết giữ thể diện cho người khác
Giữ thể diện cho người cũng là nâng cao bản thân mình, là yếu tố quan trọng trong giao tiếp, nhưng tiếc rằng chỉ có rất ít người suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Nhưng làm người thì nên nhớ rằng, hãy cư xử với người khác đúng cách mà mình muốn được đối xử.
Ai cũng có cái tôi, có lòng tự trọng của mình, kể cả kẻ xấu xa như tội phạm cũng có thể diện của họ, vì thế, trong đối nhân xử thế, cần biết nể mặt người khác.
Có câu: "Chim quý bộ lông, hổ quý bộ da" có nghĩa là kể cả loài thú như chim, hổ cũng biết trân quý bộ lông, bộ da của mình. Con người cũng vậy, cũng muốn được giữ thể diện và danh dự của bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đặc biệt vợ chồng phải biết giữ thể diện cho nhau, đừng trước mặt người lạ lại bới móc, nói xấu nhau khiến đối phương cảm thấy hụt hẫng, thiếu đi sự tin tưởng, tình cảm dễ rạn nứt.
Hãy suy nghĩ vài phút trước khi nói để chỉ nói ra những lời nói ân cần, thông cảm là chúng ta đã tránh được việc làm tổn thương người khác và cũng là tránh làm thương tổn chính nhân cách của mình.
Bố mẹ cũng biết giữ thể diện cho con, đừng lấy cái không hay của chúng ra mà nói với bạn bè của con khiến chúng xấu hổ, ngại ngùng, thiếu tự tin, sợ bị trêu chọc...
Một khi bạn làm mất thể diện của người khác thì cuối cùng người bị tổn hại cũng chính là bản thân mình. Cho nên, cố gắng đừng bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, đừng tùy tiện làm mất thể diện của bất cứ ai.
2. Lùi một bước biển rộng trời cao
Có câu: "Nhẫn nhất thời, gió êm sóng lặng; lùi một bước, biển rộng trời cao".
Đời người đâu phải lúc nào cũng có thể chỉ là một đường tiến lên mãi, có những lúc nếu như có thể lùi lại một bước để suy ngẫm, luôn có thể khiến người ta có được cảm giác biển rộng trời cao, sáng tỏ thông suốt.
Chậm lại một chút không làm ta hèn hay yếu đuối đi, thế nên đừng vội vàng mà một mực làm bừa, chính ta cũng cần có khí phách can đảm dám quay đầu nhìn lại.
Nghĩa là lùi một bước biết chịu thiệt, biết nhượng bộ người khác thì ta sẽ được hưởng lợi. Cái gọi là nhẫn nhục, nhượng bộ, cũng không phải là nhát gan sợ hãi, mà là một loại phẩm chất cao thượng, chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan vì không phải ai cũng có thể làm được điều này.
Xưa nay, người có thể nuốt được cái oan ức, biết nhẫn nhịn, buông bỏ nhất thời để nhận về lợi ích dài lâu mới làm được việc lớn. Một người hễ gặp chút mạo phạm liền lập tức tranh đấu thì chỉ là một kẻ dại dột, non nớt mà thôi.
Đời người đâu phải lúc nào cũng có thể chỉ là một đường tiến lên mãi, có những lúc nếu như có thể lùi lại một bước để suy ngẫm, luôn có thể khiến người ta có được cảm giác biển rộng trời cao, sáng tỏ thông suốt.
Chậm lại một chút không làm ta hèn hay yếu đuối đi, thế nên đừng vội vàng mà một mực làm bừa, chính ta cũng cần có khí phách can đảm dám quay đầu nhìn lại.
Nghĩa là lùi một bước biết chịu thiệt, biết nhượng bộ người khác thì ta sẽ được hưởng lợi. Cái gọi là nhẫn nhục, nhượng bộ, cũng không phải là nhát gan sợ hãi, mà là một loại phẩm chất cao thượng, chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan vì không phải ai cũng có thể làm được điều này.
Xưa nay, người có thể nuốt được cái oan ức, biết nhẫn nhịn, buông bỏ nhất thời để nhận về lợi ích dài lâu mới làm được việc lớn. Một người hễ gặp chút mạo phạm liền lập tức tranh đấu thì chỉ là một kẻ dại dột, non nớt mà thôi.
Trong cuộc sống, nhiều người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà nảy sinh tranh chấp, thậm chí gây thương vong, cuối cùng thì cả hai cùng chịu thiệt. Thế nên, Trang Tử từng nói: Cách tốt nhất để một người khống chế được tính khí của mình là “hư kỷ”. Có nghĩa là khi ta có thể coi mình là hư không thì sẽ không có mâu thuẫn xung đột xảy ra.
Khi gặp mâu thuẫn, biết cúi đầu nhẫn nhục là nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa, là một loại tu dưỡng, là một loại trí tuệ của cổ nhân truyền dạy cho muôn đời sau.
3. Luôn đối xử với người bằng tâm chân thành
Sống giữa xã hội nhiễu nhương hiện nay, ta có lúc chẳng dám dùng tâm chân thành của mình để đối đãi với người vì sợ bị thiệt, sợ bị xem là ngốc, sợ bị lợi dụng... Thế nhưng dù người đời có như thế nào cũng nên tiếp tục sống chân thành.
Dùng tâm chân thành đối xử với mọi người, tuy không phải lúc nào cũng mang lại thành công, tiền bạc, danh vọng nhưng sau này, người khác nhất định biết ta thực lòng có thành ý. Toan tính, dối trá, có thể họ tin ngay ở hiện tại đấy nhưng khi mọi sự bại lộ họ sẽ chẳng bao giờ dám tin ra nữa.
Dùng tâm chân thành đối xử với mọi người, tuy không phải lúc nào cũng mang lại thành công, tiền bạc, danh vọng nhưng sau này, người khác nhất định biết ta thực lòng có thành ý. Toan tính, dối trá, có thể họ tin ngay ở hiện tại đấy nhưng khi mọi sự bại lộ họ sẽ chẳng bao giờ dám tin ra nữa.
Chớ nên tính toán chi li vì bạn tính cũng chẳng bằng trời tính. Nếu người với người cứ so đo, tìm cách trục lợi, lừa gạt nhau quả là một đời mệt mỏi vì tâm luôn bất an. Hơn nữa, sự thật là có không ít người vì tranh giành, đấu đá mà có được cái lợi nhất thời, nhưng việc này cũng giống như xây lâu đài trên cát, một thời gian sau, tài sản tiêu tan, gia đình ly tán, thân bại danh liệt.
Dù bạn giàu có, danh tiếng lan rộng nhưng chẳng ai tin tưởng, lời nào nói ra cũng là sự giả tạo, bao biện thì lâu dần chẳng có ai ở bên bạn cả. Vì thế, dù bạn chẳng có gì trong tay nhưng luôn giữ một trái tim chân thành, chính trực, phúc hậu, thì đó chính là cuộc đời thành công.
4. Bình tĩnh khi gặp nguy
Khi gặp nguy, theo phản ứng tự nhiên là ta hoảng loạn, mất phương hướng. Một người nếu trong tình trạng hoảng sợ thì không thể hoàn thành tốt công việc được, vì vậy cần phải giữ vững bản thân, tránh hoảng sợ khi có việc xấu ập đến.
Theo nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa đó là phải giữ tâm bình tĩnh mới có thể tìm được đối sách đúng đắn, phù hợp, nhờ vậy mà rời xa được tai họa, biến nguy thành cơ.
Cổ nhân có câu rằng “vật cực tất phản”, nghĩa là khi đi tới cùng bạn sẽ tìm thấy ánh sáng, thì cũng là lúc tình thế cam go của bạn sẽ chuyển biến sang hướng tích cực. Vì thế, dù trong tình trạng thế nào cũng đừng đánh mất niềm tin rằng việc gì cũng có cách, hãy duy trì đủ nghị lực để đi đến lúc cuối cùng.
Năm xưa Gia Cát Lượng viết thư dạy con trai rằng: “Người quân tử là lấy tĩnh lặng để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì chí không sáng, không tĩnh thì không thể nhìn xa được”. Trong cuộc sống, phải tìm cách để tâm tĩnh mới có thể làm chủ được bản thân mình, chuyên chú mà suy nghĩ vấn đề, có được trí tuệ để đối diện với mọi việc.
5. Trái tim biết hổ thẹn
Nhiều người có thái độ sống ngang tàng, tự vỗ ngực rằng mình không biết sợ hãi điều gì trên đời. Họ cứ tưởng mình là hay, người khác là dở nhưng thực ra chẳng mấy ai ngưỡng mộ những kẻ như vậy cả.
Người xưa có câu: "Chỉ có biết hổ thẹn mới có tự tôn". Vì người biết hổ thẹn mới là kẻ trí khi họ biết nhận ra đâu là sai lầm, biết nhận lỗi để sửa chữa, nếu có phụ lòng kỳ vọng của người khác sẽ cảm thấy day dứt, có hành vi không đúng sẽ cảm thấy ái ngại.
Biết nhận ra lỗi của mình không phải là yếu kém mà là cho thêm bản thân sức mạnh để lập chí lớn, làm nên đại sự, mới có thể thành tài năng lớn.
Những ai biết hổ thẹn sẽ vì thế mà không dễ dàng sai lầm lạc lối, ngược lại, kẻ ngang ngược thì chuyện xấu nào cũng có thể làm. Họ thường làm ra chuyện vi phạm đạo đức nhưng vẫn bao biện, dùng lý lẽ lấn át người khác mà không biết xấu hổ là gì.
Người biết hổ thẹn thực ra là biết phân rõ đúng sai, phân rõ thiện ác, thì mới có thể giữ vững ranh giới cuối cùng, làm việc mới có thể biết tiến biết lùi đúng mực.
6. Vô tư giúp người không màng danh lợi
Nhiều người cảm thấy nghi ngại khi muốn giúp ai đó vì sợ mình không được báo đáp. Những người này, sau khi hành thiện mà không được đáp trả, người ấy sẽ dễ dàng sinh ra tâm oán hận, thù ghét.
Làm việc thiện mà không cầu báo đáp quý giá nhất ở chỗ vô tư, vô ngã, không cầu lợi. Người mang thiện tâm có thể vô tư giúp người gặp nạn, không quan tâm rằng liệu người được giúp có thể hoàn trả lại cho họ hay không, có như thế trong lòng mới thư thái, không oán giận, không hối tiếc.
Chuyện kể lại rằng, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, có nước Tề rơi vào tình trạng thiên tai nhân họa hết lần này tới lần khác khiến dân chúng lầm than, sống trong cảnh nghèo đói, không đủ cơm ăn, áo mặc.
Lúc này có người tên là Kiềm Ngao nghĩ rằng nhân cơ hội này làm việc tốt sẽ được người đời kính ngưỡng. Thế nên ông ta đứng trên đường đi để phát đồ ăn cho người bị nạn. Ông hét lớn giọng khá ngạo mạn: "Nhanh đến lấy đồ ăn đi, đồ miễn phí cả đây, không phải nghĩ tới chuyện tiền bạc đâu!".
Thế nhưng chẳng ai đoái hoài gì tới lời nói của ông ta cả, ông thấy lạ khi người ta đói mà cũng không thấy việc đang làm là tốt cho họ, mãi mới có một người đi ngang qua, Kiềm Ngao liền chặn người này lại: “Này, anh kia, ta nói anh đấy, qua đây lấy đồ mà ăn đi, không chết đói bây giờ!”.
Ông tưởng rằng sẽ nhận được lời cảm ơn và người kia sẽ mừng lắm vì có được đồ ăn, nhưng ai ngờ, người dân bị nạn này lại quát lại ông ta: “Ta thà chết đói, chứ không ăn đồ ông cho!”.
Khi giúp ai đó, đừng kể công, đừng cho rằng ta đang ban ân huệ cho người khác, hành thiện như thế chỉ là một màn biểu diễn giả tạo, điều này không được xem là một việc tốt.
Cổ nhân nói: “Làm việc thiện mà nóng lòng muốn người khác biết thì đó là cái gốc của điều ác”. Nếu một người làm việc thiện vì để hiển vinh thanh danh của mình thì đó chính là người giả nhân giả nghĩa, là mầm mống của tai họa.
Cổ nhân nói: “Làm việc thiện mà nóng lòng muốn người khác biết thì đó là cái gốc của điều ác”. Nếu một người làm việc thiện vì để hiển vinh thanh danh của mình thì đó chính là người giả nhân giả nghĩa, là mầm mống của tai họa.
Có câu rằng: “Tặng người hoa hồng, tay còn lưu hương”, giúp đỡ người khác là đang tạo niềm vui cho chính mình. Cho đi sẽ khiến bản thân hạnh phúc hơn so với nhận lại, đó là niềm vui đến từ sâu thẳm trong tâm mà chỉ khi thực sự trải qua bạn mới có thể cảm nhận được.
Nếu có thể làm được như vậy, thì bạn đã tích được đại đức và trong tương lai người ấy chắc chắn sẽ nhận được phúc báo vô cùng to lớn. Làm việc thiện không cầu báo đáp mới là thiện lương cao nhất, cũng là một nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa luôn răn dạy con cháu mình.
7. Luôn mang ơn người giúp mình
Mình giúp người thì có thể quên nhưng nhất định không được quên ơn người đã giúp mình và phải tìm cách báo đáp ngay khi có thể, đó chính là cách cực kỳ khôn ngoan trong nguyên tắc đối nhân xử thế của người xưa mà chúng ta cần khắc cốt ghi tâm.
Tục ngữ có câu rất hay rằng: “Chịu ơn của người một giọt nước, phải báo đáp lại bằng cả một dòng suối”.
Người có lòng biết ơn mới sống vị tha, không ích kỷ, tham lam, ngược lại họ luôn có thái độ trân trọng cuộc sống của mình, luôn giữ được lạc quan hơn với mọi việc.
Biết hàm ơn sẽ khiến trong lòng bạn tràn đầy tình yêu thương. Con người phải luôn mang trong mình lòng biết ơn, mỗi người đều phải học được lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em, bạn bè… biết ơn vạn vật.
Vì thế, làm người nhất định phải biết ơn những gì người khác đã làm cho ta, người xử thế như vậy thì con đường đời mới càng ngày càng hanh thông, thuận lợi.