(Lichngaytot.com) Cổ nhân khuyên "Người tham bốn thứ cả đời phí công" cũng là muốn chúng ta tự răn bản thân mình phải biết cách cân bằng cuộc sống, thú vui của mình một cách khôn ngoan, nếu không nỗ lực một đời có thể đổ sông, đổ bể.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Bằng kinh nghiệm của bản thân và sự suy ngẫm về cuộc đời, cổ nhân đã đúc kết những kinh nghiệm cực kỳ quý giá cho chúng ta. Người xưa nhắc nhở người tham bốn thứ cả đời phí công cũng là để cảnh tỉnh chúng ta nhớ rằng, để sống một đời không uổng phí thì nên hạn chế những điều sau: rượu, sắc, tài, khí.
1. Thứ nhất: Rượu không hộ hiền
“Rượu không hộ hiền” hàm nghĩa rằng một người hay uống rượu thì không có bạn hiền, cuộc sống cũng chẳng thể hiền hòa, ấm êm, ngược lại họ dễ gặp sóng gió vì thường làm ra những chuyện không thể tưởng tượng được trong lúc say rượu. Đó là chưa kể đến việc họ sẽ nói những điều không nên nói, "rượu vào lời ra" gây xích mích với người khác.
Đức Phật từng nói: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Thực tế là trong cuộc sống của chúng ta đã xảy ra quá nhiều trường hợp đáng tiếc do "ma rượu" dẫn đường.
Nếu không biết giữ chừng mực, sẽ dẫn đến hành vi cá nhân không thể kiểm soát, mang lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh.
Uống rượu nhiều còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tật như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ, cũng như bệnh gan và các vấn đề về tiêu hóa, ung thư ruột kết, cổ họng, ung thư vú, miệng, thực quản và gan...
Không những thế, nó làm tổn hại đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ, gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng...
Người xưa cũng khuyên rằng, rượu chỉ nên uống 3 phần, tức là vừa đủ cho vui, không nên say khướt đến mức không biết gì. Uống sao cho vừa đủ “3 phần say” cũng đòi hỏi cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để có được nó, thế nên nếu có thể hãy tránh xa ma men sẽ là tốt nhất.
Đức Phật từng nói: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Thực tế là trong cuộc sống của chúng ta đã xảy ra quá nhiều trường hợp đáng tiếc do "ma rượu" dẫn đường.
Nếu không biết giữ chừng mực, sẽ dẫn đến hành vi cá nhân không thể kiểm soát, mang lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh.
Uống rượu nhiều còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tật như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ, cũng như bệnh gan và các vấn đề về tiêu hóa, ung thư ruột kết, cổ họng, ung thư vú, miệng, thực quản và gan...
Không những thế, nó làm tổn hại đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ, gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng...
Người xưa cũng khuyên rằng, rượu chỉ nên uống 3 phần, tức là vừa đủ cho vui, không nên say khướt đến mức không biết gì. Uống sao cho vừa đủ “3 phần say” cũng đòi hỏi cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để có được nó, thế nên nếu có thể hãy tránh xa ma men sẽ là tốt nhất.
2. Thứ hai: Sắc không hộ bệnh
Mối nguy của sắc dục luôn được người xưa nhắc nhở để chúng ta biết mà tránh xa, hạn chế việc phạm sai lầm đáng tiếc, thế nhưng có mấy ai quan tâm để ý.
"Sắc không hộ bệnh" ở đây cổ nhân nhắc nhở rằng việc tham sắc dục thì dễ bị bệnh, hao mòn sinh khí, không hề tốt như cách mà người thường vẫn nghĩ. Thậm chí ngày nay với xu hướng "tự do tình dục" càng khiến chúng ta hiểu sai lệch về vấn đề này.
Cổ nhân có câu: “Sắc tự đầu thượng nhất bả đao”, trong Hán tự, “Trên đầu chữ Sắc (色) là một cây đao (刀)”. Thế nên một người ham đắm vào sắc dục không khác gì việc dùng đao tự đâm mình.
Sắc đẹp, sắc dục, tà dâm… ở thời đại nào cũng có là thứ ma mị, có sức hấp dẫn mãnh liệt khiến chúng ta dễ lầm đường lạc lối. Từ xưa đến nay, chỉ một chữ “sắc” nhưng đã hại không biết bao nhiêu người từ thường dân cho tới vua chúa.
"Sắc không hộ bệnh" ở đây cổ nhân nhắc nhở rằng việc tham sắc dục thì dễ bị bệnh, hao mòn sinh khí, không hề tốt như cách mà người thường vẫn nghĩ. Thậm chí ngày nay với xu hướng "tự do tình dục" càng khiến chúng ta hiểu sai lệch về vấn đề này.
Cổ nhân có câu: “Sắc tự đầu thượng nhất bả đao”, trong Hán tự, “Trên đầu chữ Sắc (色) là một cây đao (刀)”. Thế nên một người ham đắm vào sắc dục không khác gì việc dùng đao tự đâm mình.
Sắc đẹp, sắc dục, tà dâm… ở thời đại nào cũng có là thứ ma mị, có sức hấp dẫn mãnh liệt khiến chúng ta dễ lầm đường lạc lối. Từ xưa đến nay, chỉ một chữ “sắc” nhưng đã hại không biết bao nhiêu người từ thường dân cho tới vua chúa.
Trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Tương Dực vốn được xem là thông minh, lỗi lạc, làm gương cả nước thế nhưng về sau lại đắm chìm trong nữ sắc, ăn chơi truỵ lạc, cuối cùng mất ngôi, chết ở tuổi 21. Hậu thế chỉ còn nhớ đến ông với cái tên “Vua Lợn”.
Ngược lại, giảm thiểu sắc dục là bí quyết dưỡng sinh, dưỡng đức, dưỡng tâm mà cổ nhân truyền lại cho hậu thế. Thế nên dù trẻ hay già cũng nên biết khắc chế dục vọng để có cơ thể khỏe mạnh, tâm trí sáng suốt.
3. Thứ ba: Tài không hộ thân
"Tài không hộ thân" mang lại khá nhiều tầng nghĩa khác nhau, thế nhưng một cách hiểu phổ biến đó là: Tiền tài không bảo đảm cho thân tình được tốt đẹp, thuận hòa.
Thông qua câu nói này, người xưa nhắc nhở chúng ta nhớ rằng người thân với nhau hãy tránh xa các vấn đề liên quan tới chuyện tiền nong. Giữa những người thân nếu dây dưa chuyện tiền bạc thì tình cảm dễ sứt mẻ, căng thẳng, khó yên.
Thực tế là không chỉ chuyện vay tiền mà trong cuộc sống ngày nay chúng ta cũng đã chứng kiến không ít vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản, tiền bạc giữa anh em, bố mẹ và con cái...
Thông qua câu nói này, người xưa nhắc nhở chúng ta nhớ rằng người thân với nhau hãy tránh xa các vấn đề liên quan tới chuyện tiền nong. Giữa những người thân nếu dây dưa chuyện tiền bạc thì tình cảm dễ sứt mẻ, căng thẳng, khó yên.
Dù có thân đến mấy thì cũng không nên dễ dàng cho vay, nhất là người ta có tính cách xấu. Bởi cho vay xong rồi, đến khi đi đòi nợ chắc chắn không khác gì cực hình.
Trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào, chữ tiền càng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và khó xử lý hơn. Trước khi cho ai đó vay mượn phải xem nhân phẩm, tính cách họ thế nào, bất kể họ có thân thiết đến mấy đi chăng nữa. Đừng dại dột mà mang rủi ro, rắc rối về cho mình.
Trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào, chữ tiền càng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và khó xử lý hơn. Trước khi cho ai đó vay mượn phải xem nhân phẩm, tính cách họ thế nào, bất kể họ có thân thiết đến mấy đi chăng nữa. Đừng dại dột mà mang rủi ro, rắc rối về cho mình.
Thực tế là không chỉ chuyện vay tiền mà trong cuộc sống ngày nay chúng ta cũng đã chứng kiến không ít vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản, tiền bạc giữa anh em, bố mẹ và con cái...
4. Thứ tư: Khí không hộ mệnh
Có câu "giận quá mất khôn", những người không điều hòa được khí tiết của mình, lúc nổi giận dễ làm việc sai quấy, thậm chí hại người. Thế nên vận mệnh của người hay nóng giận thường không tốt.
Tính khí và phúc khí được so sánh như một chiếc cầu bập bênh, phía này nâng lên thì phía kia hạ xuống.
Người xưa nhận định: “Khí là mầm rễ gây tai hoạ”. Sinh khí sẽ ủ thành đại họa, vì hầu hết con người phạm tội là trong lúc nóng giận, mất kiểm soát. Muốn giữ được phúc khí, trước hết phải kiềm chế được tính nóng nảy của mình.
Trong cuộc sống, không ít lần xuất hiện những chuyện khiến ta khó chịu, dễ tức tối, khó yên nhưng nếu cứ thuận theo cảm xúc đó sẽ không khác gì tự mình uống thuốc độc mà lại mong người khác chết vậy. Thế nên hãy tìm cách kiểm soát "con thú hoang" đó mỗi khi nó nổi lên trong lòng mình để tìm cách biến đổi, không còn vướng mắc vào sự việc đó nữa.
Tính khí và phúc khí được so sánh như một chiếc cầu bập bênh, phía này nâng lên thì phía kia hạ xuống.
Người xưa nhận định: “Khí là mầm rễ gây tai hoạ”. Sinh khí sẽ ủ thành đại họa, vì hầu hết con người phạm tội là trong lúc nóng giận, mất kiểm soát. Muốn giữ được phúc khí, trước hết phải kiềm chế được tính nóng nảy của mình.
Trong cuộc sống, không ít lần xuất hiện những chuyện khiến ta khó chịu, dễ tức tối, khó yên nhưng nếu cứ thuận theo cảm xúc đó sẽ không khác gì tự mình uống thuốc độc mà lại mong người khác chết vậy. Thế nên hãy tìm cách kiểm soát "con thú hoang" đó mỗi khi nó nổi lên trong lòng mình để tìm cách biến đổi, không còn vướng mắc vào sự việc đó nữa.
Hơn nữa, mỗi lần nóng giận, tức tối sẽ dễ sinh bệnh tật vì lúc đó nội tiết trong cơ thể cũng theo đó mà thay đổi, lưu lượng máu tăng nhanh, hormone tuyến thượng thận cũng tăng nhanh, “khí hỏa công tâm, khí đại thương can”, gây hại cho gan, sức khỏe cũng không được tốt. Trong “Hoàng đế nội kinh” cũng nói: “Tất cả bệnh tật đều sinh ra từ nóng giận”.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Tính tình nóng nảy còn gây hại cho các mối quan hệ xung quanh vì chẳng ai muốn chơi với người cứ gặp chuyện là nóng giận, là giận dỗi. Trong khi đó, một người ôn hòa, vui vẻ thì người khác cũng sẽ yêu mến, nhiều bạn tốt kết giao.
Tính tình của một người hòa nhã thì tấm lòng trở nên rộng rãi hơn, không để tâm đến nhiều việc nhỏ nhặt thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Họ hiếm khi tức giận vì món ăn không ngon, nhà hàng phục vụ không tốt, người khác chê mình,...
Thế nên, dù đối mặt với việc gì cũng không nên nóng vội mà làm từ từ mới có thể đảm bảo không có sai sót. Một người làm gì cũng thận trọng, vững vàng, tự nhiên sẽ chiếm được lòng tin của người khác và có nhiều cơ hội hơn.
Khi gặp chuyện không vừa ý, chúng ta rất khó chịu, nhưng hãy nghĩ tới tác hại của nó mang lại để tìm cách giữ tâm khí bình hòa.
Có thể thấy, cổ nhân lưu ý: Người tham bốn thứ cả đời phí công là một lời khuyên cực kỳ đáng giá cho hậu thế tự nhắc nhở bản thân để luôn tự răn dạy và sửa đổi chính mình.
Thế nên, dù đối mặt với việc gì cũng không nên nóng vội mà làm từ từ mới có thể đảm bảo không có sai sót. Một người làm gì cũng thận trọng, vững vàng, tự nhiên sẽ chiếm được lòng tin của người khác và có nhiều cơ hội hơn.
Khi gặp chuyện không vừa ý, chúng ta rất khó chịu, nhưng hãy nghĩ tới tác hại của nó mang lại để tìm cách giữ tâm khí bình hòa.
Có thể thấy, cổ nhân lưu ý: Người tham bốn thứ cả đời phí công là một lời khuyên cực kỳ đáng giá cho hậu thế tự nhắc nhở bản thân để luôn tự răn dạy và sửa đổi chính mình.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: