Vì đâu cổ nhân khẳng định: "Người khôn sớm chẳng sống lâu"

Thứ Sáu, 16/06/2023 17:53 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) "Người khôn sớm chẳng sống lâu" là nhận định của người xưa rất đáng để chúng ta suy ngẫm nếu không chính ta cũng sẽ bị sai trong việc định hướng con trẻ.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Câu chuyện về câu bé tài năng 


Ngày xưa, có một vị hàn lâm học sĩ tên là Đới Công trông coi thi ở phía tây đất Tần, ông bất ngờ vì có một cháu nhỏ gương mặt sáng sủa cầm túi bút bước lên đài tiếp nhận đề thi. Ông ngạc nhiên và nói với cậu bé rằng đây không phải chỗ chơi của trẻ con, nếu làm không được, nộp giấy trắng sẽ bị phạt.

Thế nhưng cậu bé Chương Tiết khẳng định bản thân không bị phạt đòn vì chắc chắn làm được bài. Ông cho rằng cậu bé khoa trương, sợ rằng cha của cậu tên là Cửu Như làm bài hộ con. Thế nên cho người trông coi cậu bé ở một khu riêng biệt.

Trưa cùng ngày, Đới Công rời công đường, quá trưa quay về nội đình xem xét. Vừa ngang qua cửa thì thấy tiếng trẻ con cười đùa. Ông liền bước vào khiển trách, Chương Tiết kính sợ, liền đứng dậy, chỉnh lại trang phục, đứng khoanh tay để nghe giáo huấn.

Lúc này Đới Công mới biết cậu bé chưa được nhận bài thi. Thế là ông cho cậu đề thi, bàn nhỏ, để cậu ngồi xuống làm bài.

Đọc đề bài xong, Chương Tiết vung bút viết không ngừng, viết xong quỳ xuống giao bài. Đới Công nhận bài thi đọc và cảm phục trước năng lực cậu bé còn vỗ tay khen hay. Sau đó ông còn cùng Chương Tiết đối đáp qua lại.

Càng đưa ra nhiều vế đối Đới Công càng nể phục khả năng của Chương Tiết, trước khi ra về còn nói: “Hãy tự lo nhé, việc lĩnh chiếc áo xanh tú tài đối với cậu là việc quá dễ dàng”.
 
Thế nhưng Chương Tiết bất ngờ quỳ sụp xuống, liên tục dập đầu, nói trong dòng nước mắt rằng cậu muốn từ chối danh vị tú tài. Cậu giải thích rằng bản thân có nỗi khổ không dám nói.  Đới Công nói: “Cậu cứ nói, đừng sợ gì cả”.

 
 
Chương Tiết mới nói rằng cha của mình không qua được kỳ thi để có tư cách dự kỳ thi chính thức thế nên muốn làm bài thay cha. Không ngờ bị cách ly, lại còn đậu ngay tú tài.

Cậu bé nói thêm: "Thỉnh cầu đại nhân tìm cha con, xóa tên con, chuyển cho cha, ân đức này suốt đời không quên”.

Đới Công lúc này tìm bài của Cửu Như và đọc qua thấy bài quá dở, ông không muốn làm theo yêu cầu của cậu bé, thế nhưng Chương Tiết cứ dập đầu không nghỉ.
 
Đới Công cảm động trước sự hiếu thuận này và hứa vì cậu mà tạm mang ủy khuất nhưng khoa thi sau cậu nhất định đỗ cao.
 
Thế nhưng sáng hôm sao, trong danh sách đứng đầu bảng vẫn là Chương Tiết, Cửu Như miễn cưỡng đứng cuối bảng.
 
Đới Công nể phục tài năng của cậu bé và khen ngợi rằng cậu bé quả là bảo vật vô giá, trước khi rời đi không quên đưa đai ngọc tặng Chương Tiết rồi nói: “Chỉ cần con trân trọng bản thân, danh tú tài sang năm, thì bây giờ trao trước cho con, đai ngọc này con giữ để làm bằng chứng”.
 
Chương Tiết cảm động rơi lệ, buồn rầu trông theo bóng xe Đới Công khuất dần, rồi theo cha về nhà.
 
Nửa năm trôi qua, Đới Công bỗng nhiên mơ thấy Chương Tiết tay cầm hoa ưu đàm, bay đến cảm tạ.
 
Khi Đới Công có cơ hội quay lại Tây Tần, vội vàng tìm Chương Tiết nhưng mới biết sau khi nhận chỉ giáo của ngài, về nhà không lâu thì bị bệnh đậu mùa mà chết yểu, lúc lâm chung cầm chặt đai ngọc.
 
Đới Công kinh ngạc tiếc thương vô cùng. Cửu Như nói thêm: “Khi cháu sinh ra, mẹ cháu mộng thấy lão hòa thượng đưa tặng hoa ưu đàm, tỉnh dậy thì sinh con, cũng là mệnh đã định là không thọ”.
 

2. Cổ nhân không khuyến khích thành công sớm

 

2.1 Những tấm gương về người thành công sớm đoản mệnh


Người thời xưa vốn sống rất khiêm ngường, thận trọng, họ đủ chiêm nghiệm cuộc đời để đúc kết và khuyên chúng ta rắng không nên thành công quá sớm là có lý do sâu xa của nó. Ngay cả việc con cái mình có tài năng xuất chúng không nên khoe ra làm gì vì nguy hiểm luôn rình rập, ảnh hưởng tới tương lai, vận mệnh của con trẻ.

Cổ nhân có câu: Chân nhân bất lộ tướng cũng có cũng bao hàm ý nghĩa là cao thủ chân chính thì không khoe khoang mà có thể ẩn giấu được tài năng của mình, không tùy tiện thể hiện tài năng của bản thân.

Thực tế là càng tài năng càng phải tìm cách giấu tài đi để tránh kẻ khác soi mói, đố kỵ, hãm hại. Thay vào đó, nên dành thời gian để tu dưỡng bản thân không ngừng nghỉ. Đừng vì có chút tài mà cao ngạo, đánh mất bản thân.

Nhất là đang còn trẻ, nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống chưa nhiều mà phải chống chịu với nhiều kẻ địch ganh ghét, hãm hại, nguy hiểm cùng cực. Thế nên người xưa mới khuyên khẳng định rằng: Người khôn sớm chẳng sống lâu.

Đó là thực tế khi chúng ta chứng kiến ca sĩ nổi tiếng Whitney Houston bất ngờ qua đời ở tuổi 48. Hay cả Michael Jackson, Amy Winehouse, Elvis Presley, Marilyn Monroe… cũng ra đi ở tuổi còn rất trẻ.

Vì nhiều lý do khác nhau, những ngôi sao bất hạnh ấy đều ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại muôn vàn tiếc thương trong lòng người hâm mộ.

Thế nên người ta mới khuyên rằng muốn sống lâu thì tốt hơn hết là nên kín tiếng. Người thực sự lợi hại giống như một chú sư tử nằm yên, không cần thét gào cũng chẳng ai dám thách thức.

Từ xưa đến này, không chỉ bậc cao nhân mà các bậc quân tử, những nhân vật thánh hiền ngày xưa cũng là những người thường biết cách ẩn giấu tài năng của mình
 

2.2 Hệ lụy của thành công sớm

 


Tưởng mình đã giỏi


Không chỉ có cổ nhân thời xưa mà ngay cả chuyên gia tâm lý hiện đại cũng nhận xét, trẻ em nếu nổi tiếng quá sớm sẽ bị ảnh hưởng nhất định về nhân cách, có thể mắc bệnh tự mãn, nghĩ rằng mình giỏi giang thông minh hơn người.

Trẻ đã “trót” nổi tiếng rồi thì rất dễ nổ, luôn cố gắng tạo ra một vỏ bọc đẹp cho mình, có những ngôi sao tuổi teen khoe mình là học sinh giỏi nhưng thực chất đã nghỉ học từ lâu.

Thành công ở tuổi hai mươi thường khiến chúng ta rơi vào cái bẫy của sự ảo tưởng, rằng chúng ta đủ giỏi giang và bản lĩnh để biến mọi ước mơ thành sự thật.

Thực lực của bạn sẽ được chứng minh trong suốt quá trình sống và làm việc. Vì vậy, không nên khoe khoang về bản thân, nhất là phô trương về tiền tài, vật chất trước mặt người khác, rất dễ tự rước họa vào thân. 

Cuộc đời này, cuối cùng thì chiến chống lại sự hiếu thắng, ảo tưởng, chây lười, mất đi nhiệt huyết và cầu tiến mới là cuộc chiến khốc liệt nhất.

Thế nên chúng ta cần học hỏi theo cách ứng xử của người xưa, sống khiêm tốn, tiết chế bản thân, biết thể hiện tài năng của mình đúng lúc, đúng chỗ mới là việc nên làm.
 

Cuốn theo cám dỗ


Thành công sớm thường đồng nghĩa với việc kiếm được quá nhiều tiền ở tuổi còn rất nhỏ mà không phải ai cũng biết cách sử dụng tiền bạc. Nhất là những đứa trẻ có tính cách nông nổi, bồng bột.

Đứa trẻ nếu tiếp xúc với tiền bạc sớm sẽ dễ mất cơ bản, sau này rất khó dạy, trẻ cũng mất đi những nét hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi. Những bé nào có bản lĩnh sống tốt thì có thể còn đứng được, nhưng nếu kém bản lĩnh thì chắc chắn sẽ trượt dài trong những thói hư tật xấu.

Thực tế đã có nhiều bé mải đi đóng phim, biểu diễn kiếm tiền rồi học hành dang dở. Không ít ca sĩ, người mẫu, diễn viên... nổi tiếng thì dùng chất kích thích như là cách để cân bằng cuộc sống.

Nguyên nhân tử vong của những ngôi sao trẻ thế giới thường liên quan đến rượu, ma túy, thuốc ngủ, thuốc an thần… Những thứ đó từ lâu đã được coi là nghi can số một trong cái chết bất thường của các ngôi sao.
 

Áp lực nổi tiếng rất đáng sợ


Có tiền và tiếng tăm đồng nghĩa với sự đánh đổi và thường thứ họ được thì ít, mất thì nhiều. Khi đánh mất hạnh phúc họ có cảm giác nhiều tiền cũng vô nghĩa, sống không bằng chết, đó là lý do khi trải qua giai đoạn áp lực triền miên họ bị bệnh trầm cảm, thường tìm tới cái chết như là sự giải thoát.

Thực tế là nổi tiếng càng sớm, càng là đối tượng cho người ta nhận xét, đánh giá. Trong khi đó, các em còn quá nhỏ để có thể đủ sức đương đầu với những mặt trái của sự nổi tiếng.

Sự quan tâm thái quá của dư luận, sự ngưỡng mộ bên cạnh sự dò xét chế giễu của bạn bè, những hội fan và anti… đều khiến các bạn trẻ nổi tiếng sớm cảng thấy hoang mang, khủng hoảng và không có cảm giác có ai đó hiểu được mình.

Thế nên không ít người nổi tiếng tìm cách thoát khỏi áp lực bằng các chất gây nghiện. Thủ phạm chính gây ra cái chết của nhiều ngôi sao được xác định chính là danh tiếng và môi trường làm việc khắc nghiệt của họ. 

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: