Đừng vội chê kiểu người này vì HẬU VẬN họ rực rỡ hơn bất cứ ai

Thứ Ba, 25/07/2023 17:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những người bị chê ngốc nhưng hậu vận tốt nhất vì có thể nửa đầu cuộc đời họ sẵn sàng chịu thiệt nhưng họ sẽ không mãi ở thế bất lợi như vậy. Đó là lý do nửa sau của cuộc đời của họ an yên, vui vẻ, ung dung, tự tại.



1. Người chậm chạp

 
Trong cuộc sống, những người có vị trí khác nhau sẽ có những ý kiến, suy nghĩ, góc nhìn hoàn toàn khác nhau. Ngay cả chính bản thân mỗi người, quan điểm sống cũng thay đổi theo thời gian, từng giai đoạn, phù hợp với kinh nghiệm mà mình có được.

Thế nên có thể lúc trẻ chúng ta hay xem thường người chậm chạm, khó chịu với sự lề mề, thụ động của họ. Thế nhưng đây lại thường là những người khiêm tốn, chân thành, hiểu chuyện.

Bình thường nhìn thấy ai chậm chạp là chúng ta tỏ thái độ khó chịu hoặc thậm chí là xem thường người ta. Nhưng sống càng lâu, ta càng nhận ra họ mới là người đáng quý.

Cho đến khi lao ra cuộc sống gặp người "ma lanh" có vẻ nhanh nhảu nhưng sống khôn vặt, dối trên, lừa dưới, hại người,... thì bạn mới nhận ra rằng những người tuy chậm chạm, đáng tin, có khờ dại một chút còn tốt hơn cả những kẻ mang tiếng giỏi giang ngoài kia.

Những người chậm chạp hoặc khờ dại ấy tuy mới tiếp xúc sẽ gây khó chịu nhưng về lâu về dài sẽ xây dựng được lòng tin, dễ được nhận sự giúp đỡ của mọi người.
 
Những người bị chê ngốc nhưng hậu vận tốt nhất vì tuy nửa đời đầu thường chịu thiệt nhưng chỉ cần quyết tâm, nỗ lực, họ đủ khả năng để vượt xa những người khác trước đây từng chê bai họ. Nửa đời sau chỉ cần nỗ lực một chút cũng có thành quả lớn lao mà ít người sánh được.
Nghệ thuật sống của người thông minh: 9 kiểu người nhìn qua tưởng ngốc dại nhưng lại khôn khéo nhất!
Người thông minh thì không bao giờ để lộ sự tài trí của mình; còn kẻ dại dột lại luôn khoe mẽ tỏ ra mình giỏi giang hơn người. Nghệ thuật sống của người thông

 2. Người không biết lo nghĩ 

 

Những người bị chê ngốc nhưng hậu vận tốt nhất

Thông thường chúng ta không đánh giá cao những người không biết lo nghĩ, tính toán trước sau. Thế nhưng cứ ngẫm mà xem, mấy kẻ tính toán, hơn thua cũng chắc gì có cuộc sống hậu vận sung sướng hơn ai?

Nhiều người khi trẻ thừa nhận không biết mục tiêu của cuộc đời mình là gì liền bị chê cười. Nhưng thực ra, người trẻ cần chiêm nghiệm, trải đời, học hỏi, có sai có sửa vì mấy ai biết được rõ mục tiêu của mình khi chưa có đủ trải nghiệm.

Thế nên nếu đang trẻ thì cứ tận hưởn hành trình của mình, đừng vội vàng vì nếu bạn có sớm hoàn thành mục tiêu cuộc đời thì bạn sẽ lại tưởng rằng mình khôn, mình giỏi và bắt đầu sa ngã vào các tệ nạn.

Đôi khi người không biết lo nghĩ cũng là vì họ muốn nghĩ cho người khác, không cần nghiêng quá bên này hay nghiêng quá bên kia để đỡ bị mất lòng. Những người này thực ra lại hiểu rõ rằng việc đúng sai không quan trọng, nó chỉ mang tính tương đối, thế nên sống cũng không nên quá rạch ròi trắng - đen.
 
Hơn nữa, tưởng rằng người không lo nghĩ nhiều là người dại nhưng vì không quá tham lam nên họ cũng không vì thế mà đánh đổi tiền bạc hay hạnh phúc của mình đang có. Cuộc đời vì thế mà bình ổn, nhiều người có tiền cũng không hạnh phúc bằng họ.

Càng lớn tuổi, chúng ta càng nhận ra một sự thật rằng tiền bạc không phải là mục tiêu duy nhất. Quan trọng nhất là có sức khỏe, có thời gian bên gia đình, nhìn con cháu trưởng thành, sống đạo đức với người, với đời. 
Cổ nhân dạy: Lúc khó khăn, khi hết tiền chớ dại mà đâm đầu vào 3 việc, tơ tưởng 3 người sau!
Gừng càng già càng cay, những lời dạy của người xưa chẳng những không lạc hậu, cũ kỹ mà vô cùng thức thời, quan trọng. Nếu bạn đang lâm vào tình cảnh “tiền 

3. Kẻ ngốc không tranh giành

 
Càng trẻ tuổi ta càng nghĩ rằng phải tranh giành thì mới có phần, còn không thì mất phần. Thế nên người nào ngoài cuộc đua này thường bị chê là ngốc, là dại, thế nhưng nửa đời sau mới quyết định ai dại, ai khôn.

Không ít người cố tranh giành hơn thua, "ngựa non háu đá", thế nhưng cuối cùng chẳng có hạnh phúc, tiền bạc cũng đội nón ra đi. Thế nên người càng đủ chiêm nghiệm cuộc đời thì càng nhận ra rằng tranh giành cũng là vô nghĩa. 
 
Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta lại càng hiểu rõ giá trị của việc biết người biết ta, trăm trận trăm thắng là như thế nào. Cuộc đời này ai cũng có phần cho riêng mình, cơ hội còn rất nhiều, thế nên đừng dùng "trò bẩn" để chơi xấu nhau nhằm được phần hơn làm gì. 

Không phải ngẫu nhiên là thánh nhân đãi kẻ khù khờ, họ thực ra là người nhiều phước đức hơn những người khác. Không tranh giành thì tức là họ không quá tham lam, sống hướng thiện, thích giúp người, Thánh Nhân rất thích giúp người như họ.
 
Đời người chính là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Không ai đoán biết được ngày mai, chi bằng ung dung chăm chỉ, phần mình mình làm, tự khắc cuộc đời nhẹ nhàng.
 
Thế nên nếu có bị chê ngốc hay gặp người coi thường bạn, thì cũng đừng nghi ngờ và phủ nhận bản thân vì sự đánh giá của người đó. Trong cuộc sống, bạn phải biết trân trọng bản thân mình.
 

4. Người hay chọn việc vất vả

 
Cuộc sống này ai chẳng thích an nhàn, hưởng thụ, thế nhưng nếu "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai". Thế nên thi thoảng bạn sẽ gặp người chọn việc vất vả, việc chẳng ai chịu làm họ sẵn sàng bắt tay thực hiện.

Trong cuộc vui, có người ăn xong ngồi chơi lướt điện thoại, còn người dại lại lúi húi dọn dẹp, làm mọi việc không chút nề hà. 

Thế nhưng càng lớn tuổi chúng ta mới nhận ra rằng, trí tuệ sinh ra từ trong lao động. Người lười làm, hay thích hưởng lạc thì tương lai dễ sinh ra các loại “ma tính”, mài mòn ý chí, thiếu đi sự đam mê. Khi đó, họ rất dễ đánh mất bản tính cũng như bản lĩnh của mình khi chìm trong sự thoải mái.

Theo cách nói khác thì một người lười lao động họ bị mất lộc, làm ăn khó thành.
 
Cho nên, thà rằng vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ để tôi luyện cái chí, gìn giữ năng lực còn hơn. Hơn nữa, tưởng cúi đầu phục vụ người khác là dại nhưng thực ra lại có thể mang lại phúc lộc cho mình.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: