Khi cuộc đời có quá nhiều kẻ thông minh, người biết GIẢ KHỜ mới giành chiến thắng sau cùng

Thứ Năm, 21/11/2019 16:22 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sống trên đời, thông minh chưa chắc đã là giỏi nhất, đôi khi người biết giả khờ mới là người tránh được tai họa và hưởng phúc đức cả một đời.

1. Người khôn ngoan nhất chính là người biết giả khờ


Một lần nọ, Đức Khổng Tử đến thỉnh đạo Lão Tử.
 
Lão Tử nói rằng: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. 
 
Ý nói rằng: người buôn bán giỏi thường khéo giữ của đến mức người khác tưởng như họ không hề có gì; còn người quân tử có đức tính khiêm cung, cao quý nhưng bề ngoài lại giống như kẻ ngu ngơ.
 
Vậy vì sao người tài trí lại thường giả khờ? Người ta nghĩ rằng có tài năng thì phải bộc lộ hết ra ngoài, chứng tỏ cho người khác biết mình thông minh ra sao với mưu cầu tiến thân.
 
Nhưng cổ nhân lại cho rằng, cách xử thế “giả khờ” mới là cảnh giới tu rèn cao nhất và cũng vẹn toàn nhất của con người.
 
Người biết giả khờ thường không thích thể hiện bản thân, như vậy sẽ giúp họ tránh được tai họa không đáng có. 
 
Sống ở đời, ngốc nghếch một chút lại có thể giữ được ân tình, có thể bao dung độ lượng, đối xử công bằng với người khác thì cuộc sống mới thanh thản và an vui, không lo vướng bận.
 
Cần phải hiểu rằng, giả khờ trước hết là biểu hiện của sự tu dưỡng, hàm dưỡng và đức tính khiêm nhường. 
 
Người xưa dạy rằng, kẻ ỷ vào chữ TÀI sẽ nguy khốn vì tài, ỷ vào DANH sẽ bị chữ danh ấy hại, thậm chí là mất mạng. Cũng như đại thi hào Nguyễn Du từng nói: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Xem thêm: Học 3 cảnh giới lớn nhất này sẽ thọ ích cả đời, cuộc sống toàn màu hồng tươi đẹp

 

2. Người biết giả khờ là người hiểu rõ trong lòng, hồ đồ ngoài mặt
 

Dù có thông minh hay khôn ngoan ra sao cũng không nên thể hiện ra mọi lúc mọi nơi. Có những thời điểm, giả khờ chính là một nghệ thuật ứng xử khéo léo, là cảnh giới cao nhất của một trí tuệ thông thái.
 
Tất nhiên, thông minh là tốt, không hề xấu, nhưng giả khờ lại có thể giúp người ta tránh được những mệt mỏi, phiền toái, rắc rối để có thể sống được suôn sẻ và bình an hơn.
 
Biểu hiện của trí huệ giả khờ ở người thông thái chính là một trạng thái tĩnh, không hiểu cái đạo lý đó thì khó mà mưu thành đại sự.
 
Giả khờ là quy tắc rất cần thiết khi đối nhân xử thế. Quan hệ giữa người với người thực ra là một điều rất khó vẹn toàn, thật khó để không phát sinh mâu thuẫn. 
 
Nếu như lúc nào ta cũng bộc phát hết mọi sự nóng nảy, tức giận, yêu ghét của bản thân ra thì cuộc đời sẽ rất mệt mỏi, hình ảnh của bản thân cũng xấu đi vì những điều đó.
 
Những lúc rơi vào tình huống bất lợi hoặc khó xử, nếu chúng ta biết cách “giả khờ”, biết cách “nhắm một mắt mở một mắt” hay “cố tình đãng trí” đúng lúc, ta sẽ thấy mọi việc được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều. Như vậy là chúng ta đã học được cách giả khờ của người thông minh.

 

3. Người biết giả khờ là người bề ngoài khờ dại, nội tâm thông suốt
 

Bất cứ ai cũng đều mong bản thân mình được người khác khen ngợi là thông minh, tài giỏi, càng được khen nhiều càng tốt. Nhưng thông minh tài giỏi thật sự phải là luôn được hưởng hạnh phúc vui vẻ, chứ không phải kiểu thông minh luôn phải toan tính, vướng bận trong tâm.
 
Người xưa có câu: “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”. Người “khù khờ” ở đây không phải là người không có trí tuệ mà trái lại, họ sở hữu một trí tuệ thông thái để biết lúc nào nên thông minh, lúc nào nên giả bộ khờ khạo.
 
Bởi những người như vậy thường:
 
+ Không tranh với đời: Tâm tình sảng khoái, khoáng đạt bao dung
 
+ Nge mà như chẳng nghe: Quan tâm và làm việc của minh, không dính vào thị phi
 
+ Nhìn mà như chẳng thấy: Tầm nhìn xa rộng, không câu nệ tiểu tiết
 
+ Làm mà không đòi hỏi: Khí chất cao thượng, sống vì mọi người
 
+ Tâm tĩnh không rối bận: Ung dung tự tại, trí huệ thâm sâu
 
Như vậy, những người như thế chẳng phải là rất thông minh hay sao? Cái thông minh của họ nằm ở chính sự khù khờ, ngốc nghếch, không màng đến những thứ vặt vãnh, xem nhẹ quyền thế danh lợi, không vấp phải thị phi. Cứ thế, họ hiển nhiên sẽ không vướng phải phiền não, cuộc sống thanh thản yên vui.

Tham khảo: Đọc bài viết này bạn sẽ bất ngờ vì lý do mình không thông minh, không thành công
 
Người thông minh ngoài mặt có thể biểu hiện sự ngây ngốc, nghô nghê nhưng thực tế trong tâm lại rất sáng suốt, không chuyện gì không rõ. Đó chẳng phải là một nghệ thuận sống vô cùng cao minh hay sao? 
 
Bên cạnh đó, con người ta sống trên đời, nếu quá xét nét sẽ chẳng thể có bạn. Cho nên làm người không thể quá so đo, cũng không thể quá khôn khéo. Đôi lúc cứ hồ đồ một chút, cho người khác một khoảng khôn gian cũng tức là cho mình một bầu trời rộng lớn.
 
Bề ngoài biểu hiện hồ đồ, nhưng nội tâm lại thông tỏ hiểu rõ, lúc nào cũng điều chỉnh được chính bản thân mình, phóng tầm mắt ra xa để quan sát mọi việc một cách khách quan và ở góc rộng nhất.
 
Đương nhiên, đừng chỉ nhắm vào khuyết điểm của người khác. Bạn phải hiểu được chịu thiệt một chút thì mới có được những thứ lớn lao hơn.
 
Người thông minh nhưng lại giả hồ đồ, chính là người luôn xem người khác là bạn bè, thậm chí dù đó là người đã từng mạo phạm mình, cũng thể mỉm cười đối mặt. Người không tính toán so đo sẽ tránh được rất nhiều xung đột, cũng lại có thể gặp được nhiều người hữu duyên hơn.

Bạn có biết: 5 điều chấp niệm vô nghĩa trên đời mà người thông minh không bao giờ nghĩ đến

 

4. Người biết giả khờ sẽ hạnh phúc, người quá thông minh sống chỉ mệt mỏi
 

Người thông minh thường nghĩ quá nhiều, tâm trạng cũng vì vậy mà dễ phiền muộn. Quan tâm quá nhiều, dễ mẫn cảm đa nghi. Làm người phải ngốc nghếch một chút thì mới có thể thản nhiên đối đãi với mọi sự tình trên đời.
 
Khờ khạo không phải thể hiện chỉ số thông minh thấp hay là người chậm hiểu, mà là thấu tỏ nhân sinh nên thêm một phần thản nhiên. Vậy cho nên, làm người ngốc nghếch một chút sẽ tốt hơn, quá tính toán sẽ chỉ làm khổ bản thân mình.
 
Với người tham món lợi nhỏ, người biết giả khờ đừng ngại mà nhượng lại họ vài phần. 
 
Với người ham sĩ diện bề ngoài, đừng ngại mà không buông lời khen họ vài câu.
 
Với những người thích nịnh hót a dua, tốt nhất hãy yên lặng rời xa, không để ý đến.
 
Giả khờ không phải là nhìn không thấu, mà là nhìn tỏ nhưng không nói ra; không phải không cảm thấy tổn thương, mà là bớt nghĩ sẽ bớt phiền muộn. 
 
Hạnh phúc thật ra rất đơn giản, chỉ cần bạn hiểu được khi nào nên tiến, khi nào nên lùi, ấy là bạn đã nắm hạnh phúc trong tay.
 
Chẳng ai có thể nói trước hay chắc chắn cả cuộc đời mình sẽ trôi qua thật thuận lợi. Vì thế, lúc đắc ý hãnh diện, nhưng không được quá kiêu ngạo; lúc thất thế càng không thể sa sút tinh thần, thay vào đó hãy tích lũy năng lượng, chờ đợi thời cơ thích hợp, thua keo này ta bày keo khác.
 
Có những người nhìn không thuận mắt thì đừng để ý đến nữa.
 
Có những lý lẽ không thể nói rõ ràng thì thôi không giải thích thêm nữa.
 
Có những tư tưởng không thể nghĩ thông, thì thôi đừng mãi vướng bận trong lòng.
 
Ở đời, không tranh giành là một loại trí tuệ, cũng là một dạng từ bi. Buông tha tha chính mình, cũng là buông tha cho người khác. Khi đó, cuộc đời sẽ thanh thản hơn rất nhiều.
 
Làm người, nên ngốc một chút cũng không có gì là thiệt thòi.

Lam Lam