(Lichngaytot.com) Cổ nhân dạy rằng, những người biết cách cúi đầu, sống khiêm tốn mới là người có tự tin để ngẩng cao đầu đón ánh dương rực rỡ. Người biết nhượng bộ là người sẽ không bao giờ lùi bước trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sống trên đời này, ai cũng cần học cách cúi đầu trước tiên thì mới có thể ngẩng đầu lên một cách kiêu ngạo.
Chỉ người biết cách cúi đầu mới phát hiện ra thế giới hoàn toàn khác với những gì bạn vẫn thường trông thấy. Bạn cũng sẽ phát hiện ra một mặt hoàn toàn khác của bản thân - đó chính là sự khiêm tốn và không bao giờ lùi bước.
1. Học cách cúi đầu là "lấy nhu khắc cương"
Bản tính của con người vốn rất cố chấp, chẳng ai lại chịu cúi đầu trước bất cứ người hay vật gì. Thế nhưng, một người không biết học cách cúi đầu, vận mệnh sẽ chẳng làm nên thành tựu gì đáng kể.
Còn người thông minh, bậc trí giả hiểu rằng, cúi đầu chính là một cách xử sự đầy khéo léo và sáng suốt.
Cúi đầu không phải là tự ti, càng không phải yếu đuối. Đó chẳng qua là cách thể hiện thái độ ôn hòa của bản thân với hoàn cảnh thực tế, giảm bớt cái tôi của mình. Có như vậy thì con người mới có thể tiến xa hơn, biến hoàn cảnh bất lợi trở thành bước đà để nâng tầm bản thân.
Xem thêm: 4 loại tâm thái cao đẹp chỉ có ở những người thành công
Xem thêm: 4 loại tâm thái cao đẹp chỉ có ở những người thành công
2. Cúi đầu không phải là yếu đuối, mà là một dạng của khiêm tốn
Làm người khiêm tốn tức là không khoe khoang, không huênh hoang, không gây rối, thản nhiên vô tư làm người, chân thành thực tâm làm việc. Bởi sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết.
Nhiều người cho rằng cúi đầu là biểu hiện của sự yếu đuối, cảm thấy sỉ nhục cho nên họ làm việc gì cũng rất bộc trực, thẳng thắn. Nhưng nào ngờ, cứng quá thì gãy.
Thế cho nên, làm người phải biết co biết dãn, biết tiến biết lùi hợp thời mới nắm được chuẩn mực của cuộc sống.
Người có thể cầm có thể buông mới là người độ lượng; người biết nhẫn biết nhường mới là người khôn ngoan. Lùi lại một bước, mới có thể ung dung thản nhiên đối phó với mọi việc.
3. Học cách cúi đầu để nghĩ, ngẩng đầu để nhìn
Cúi đầu suy nghĩ, xem xét thận trọng vấn đề chính là để ta có thêm thời gian xem nên đối mặt với điều tiếp theo như thế nào. Ngẩng đầu để nhìn chính là quan sát hoàn cảnh và môi trường xung quanh, từ đó có thể đúc kết những kinh nghiệm của người khác, biến nó thành kĩ năng của bản thân.
Người xưa có câu: “vĩ nhân vi kính, khả trí đắc thất”. Có nghĩa là lấy người khác làm gương, sẽ có thể biết được được – mất.
Người biết cách cúi đầu suy xét chiều sâu, lúc ngẩng đầu chắc chắn sẽ nhìn thấy được xa gần, đúng sai; không bao giờ lo bản thân hành động lỗ mãng.
4. Học cách cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người
Mỗi người sống trên đời này đều mang một số mệnh khác nhau và đó là mục đích của cuộc sống. Muốn làm tốt vai trò của mình, con người ta cần phải biết cúi thấp cái đầu, giữ cái tâm trong sáng và an tịnh.
Cúi đầu để lùi lại, phòng thủ vững chắc rồi mới ngẩng đầu dò tìm, thâm nhập và mở đường tiến lên.
Cúi đầu để khi ngẩng đầu có thể đường đường chính chính làm người, làm một người có khí phách, một người quang minh và hữu xích, một làm một bậc trí giả thấu hiểu trước - sau, đúng – sai, ấm – lạnh, vinh – nhục…
5. Học cách cúi đầu lặng khóc, ngẩng đầu để mỉm cười
Cuộc đời vốn đầy rẫy những thời điểm không được như ý nguyện. Đó là những thời điểm khó khăn thách thức bản lĩnh thật sự trong con người ta.
Nếu chẳng may phải đối mặt với thất bại, gian nan, bệnh tật khiến ta muốn dừng bước, đừng vội buông bỏ đầu hàng số phận.
Ta có thể khóc, có thể than vãn những lúc mềm yếu nhất. Nhưng hãy cúi đầu và buông xả cảm xúc, để khi ngẩng đầu lên ta vẫn tự tin đón ánh dương rực rỡ đang chiếu rọi kia. Nghịch cảnh chưa chắc đã là bất hạnh, đôi khi đó chính là món quà mà cuộc sống ban tặng.
Từ xưa đến nay, ngay cả các bậc vĩ nhân cũng từng không ít lần phải cúi đầu khi trải qua khổ cực, muộn phiền của cuộc sống. Nhưng rồi họ đều có thể ngẩng đầu mỉm cười đối diện với cuộc đời và nghênh đón một tương lai huy hoàng hơn.
Đó là nhờ ý chí sắt đá, không chịu đầu hàng số phận và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của cúi đầu trong ngẩng đầu.
6. Cúi đầu để chăm chỉ bước về phía trước, chuẩn bị kĩ càng cho tương lai
Thành công của mỗi người không phải do số mệnh mang đến, mà do sự nỗ lực và chăm chỉ của người đó là bao nhiêu.
Muốn thành công, không phải cứ nói một câu là đạt được. Nó cần sự vun đắp và bồi dưỡng mỗi ngày, tiến bộ từng ngày. Mỗi ngày đi vài bước chân, dần dà sẽ tạo thành đường dẫn tới vạch đích.
Người biết cách cúi đầu, nén nhịn những khó khăn vất vả mới có thể vững vàng tiến từng bước về phía trước.
7. Có dũng khí cúi đầu mới có bản lĩnh để ngẩng cao đầu
Con người vốn không phải là các bậc Thánh nhân. Mà đã là Thánh nhân thì làm bất cứ việc gì cũng khó tránh khỏi thiết sót, thậm chí cả sai phạm.
Song dẫu cho có thiếu sót hay sai lầm ra sao, tất cả đều không đáng sợ. Quan trọng nhất là có khả năng nhận thức và sửa chữa sai sót hay không?
Cho nên chỉ cần có dũng khí dám cúi đầu thừa nhận bản thân đã sai, ta cũng sẽ có bản lĩnh để ngẩng đầu lên đối diện với rắc rối, sẵn sàng thay đổi sửa chữa. Ngã ở đâu đứng dậy ở đó thì mới mong nhận được sự cảm thông và bao dung của người khác.
Chỉ khi làm được những điều đó, con người mới có thể tự tin vươn lên, đạt được những thành tựu trong cuộc đời.
Lạc quan mà sống, tích cực tiến về phía trước, tin vào tương lai. Buông bỏ phiền não, chắc chắn bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
Lạc quan mà sống, tích cực tiến về phía trước, tin vào tương lai. Buông bỏ phiền não, chắc chắn bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
8. Biết cúi đầu đúng lúc mới có thể ngẩng cao đầu đúng nơi
Người xưa có câu nói rằng, con người ta khi đang hớn hở đắc ý hoặc khi đang trên đỉnh cao, cần biết cách cúi đầu, ghi nhớ cúi đầu để làm một người cẩn thận, khiêm tốn, hành xử không sơ suất cẩu thả.
Còn khi bản thân đang lâm vào nghịch cảnh hoặc khó khăn, thất bại, điều cần thiết nhất là hãy can đảm dũng khí để ngẩng cao đầu, làm một người có khí phách, kiên trường và bất khuất.
Trong cuộc sống, những khó khăn ngoài kia cũng giống như cái cửa, không phải mỗi cánh cửa đều vừa với cơ thể và chiều cao của tất cả mọi người. Có cánh cửa thấp hơn cũng có cánh cửa chật hơn.
Bậc trí giả là người hiểu được phải khom lưng, nghiêng người khi đi qua; còn người cố chấp thì thường đụng đầu, tự gây tổn thương cho chính mình.
Đây chỉ là một cách ví von nôm na cho dễ hiểu nhưng lại hình dung rất chuẩn xác về trí tuệ của người học được cách cúi đầu.
Muốn đứng trên thiên hạ, luôn phải nhớ cách cúi đầu. Cũng giống như học trò thời xưa khi nhập học phải khấu đầu bái thầy; tín đồ Phật giáo tới đình tới chùa phải làm lễ bái; cho dù giữa bạn bè thân thiết với nhau cũng phải học cúi đầu, biết khiêm tốn và tôn trọng lẫn nhau.
Sống trên đời không hề dễ dàng, dù là ngọt bùi cay đắng, bi quan hạnh phúc, hợp tan chia ly… chúng ta vẫn phải sống cho thật tốt, sống cuộc đời mà mình mong và làm những việc mà mình muốn.
Thay vì lấy lòng người khác, sống chỉ để nhìn sắc mặt người khác, không bằng làm chính bản thân mình vui vẻ. Nếu cúi đầu có thể biến cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và tránh được nhiều điều rắc rối thì tại sao lại không cúi?
Cho nên người biết cách cúi đầu đúng thời điểm và ngẩng đầu đúng nơi mới được coi là người thông tuệ.
Lam Lam