Kiến thức quan trọng của cổ nhân: Nghèo không trách cha mẹ

Thứ Ba, 13/08/2024 15:49 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nghèo không trách cha mẹ là một trong những kiến thức tối thiểu mà mỗi cá nhân phải ghi nhớ, từ đó mới có thể tự tìm ra động lực để bản thân thoát nghèo chính đáng.


Cổ nhân không chỉ khuyên: Nghèo không trách cha mẹ, mà còn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng: Hiếu thảo không so đo với anh chị em trong nhà, khó khăn không trách vợ, tức giận không quát mắng con cái.
 

1. Nghèo không trách cha mẹ

 
Xuất phát điểm của mỗi người là không giống nhau, có người sinh ra trong nghèo khó, người khác sinh ra trong nhung lụa, sung sướng. Nhưng nếu dựa vào cảnh nghèo của mình mà trách cha, trách mẹ đã sinh ra mình rồi nảy sinh tâm oán hận thì quả là sai lầm. Đó cũng là nguyên nhân của những hành động, lời nói bất hiếu của những người con.
 
Người ta nói, con cái đủ duyên mới đến với một gia đình nào đó. Điều đó có nghĩa là ta đủ duyên mới được làm con của bố mẹ. Họ đã chăm sóc ta từ tấm bé, cho ta ăn, dạy ta nói, dạy ta biết đi, cho ta một mái nhà,... điều đó cũng đủ để mang ơn trời bể, không biết khi nào mới có thể trả hết ơn nghĩa này.

Còn tương lai mỗi người là do chính mình tạo nên, chẳng có lý do mà lại chê trách bất cứ ai cả. Nhất là những người cho rằng cha mẹ nghèo nên mình mới khổ như thế này càng cho thấy họ thiếu hiểu biết.

Bản thân nên tự thừa nhận ra mình bất tài nên mới không kiếm được tiền, lo cho cuộc sống của mình lại đi đổ lỗi cho người khác - người chẳng thể nào thay đổi tương lai của bản thân bạn.

Có thể càng trưởng thành, chúng ta càng có cơ hội chứng kiến những người xung quanh có được bố mẹ giàu có nên có cuộc đời sung sướng, mới nảy sinh tâm lý so sánh, tức giận khi mình không được như họ. Nhưng oán trách cha mẹ không giải quyết được vấn đề gì, nếu mong có cuộc sống giàu có thì hãy tự mình kiến tạo nên nó.

Nhớ rằng bạn nghèo là vì bạn ít phúc, hãy tập trung làm dày phúc đức của mình lên, đừng quên rằng mỗi lời chê cha mẹ (sự vô ơn) sẽ làm giảm đi phúc của bạn.

Bên cạnh đó, hãy chăm chỉ làm việc thiện giúp người vì phúc báo của một người, không thể tách rời những việc làm "tích đức hành thiện", những suy nghĩ thiện lương trong cuộc sống hàng ngày sẽ là những hạt giống giàu có, hạnh phúc, khi được chăm sóc chúng sẽ lớn dần theo thời gian.

Bạn sống như thế nào và bạn có tương lai như thế nào phụ thuộc vào việc bạn có chăm chỉ và tiến bộ hay không, thay vì phàn nàn rằng bố mẹ không thể cho bạn những gì bạn muốn.

Phận làm con luôn lấy chữ hiếu làm trọng, luôn bày tỏ lòng biết ơn, vì bạn mà họ đã mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để chăm sóc bạn.
 

2. Hiếu thuận không so đo với anh em


Đạo hiếu là việc nên làm, thế nhưng mỗi người có một cách thức thực hiện khác nhau. Người con ở gần có cách báo hiếu riêng, người con ở xa cũng có thể báo hiếu theo một cách khác. Không phải cứ ở gần chăm sóc bố mẹ mới là hiếu thuận.

Tuy nhiên, vì không hiểu tròn vẹn chữ hiếu nên mọi người hầu hết bó hẹp tư duy trong những kiến thức của mình. Vội vàng cho rằng như mình mới là hiếu thuận, còn người khác là không. Thế nên cổ nhân mới khuyên: Hiếu thuận không so đo với anh em.

Trong cuộc sống mỗi người một sứ mệnh, thay vì anh em trong nhà so sánh nhau thì nên tập trung làm tốt phần nhiệm vụ của mình. 
 
Vì chữ hiếu mà anh chị em trong nhà mâu thuẫn, căng thẳng thì càng khiến bố mẹ buồn khổ, cuối cùng là chẳng ai có hiếu cả. Vậy nên dù bạn là ai cũng hãy làm bổn phận hiếu kính cha mẹ bằng lương tâm, chớ nên so sánh hơn thua ai ít ai nhiều, ai đúng ai sai làm gì.

Đừng bỏ lỡ: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
 

3. Khổ không mắng vợ


Những người luôn "đóng vai trò nạn nhân" thường cố gắng tìm ai đó để đổ lỗi cho vấn đề của mình. Một người chồng nghèo và hèn cũng vậy, họ cho rằng vợ là người kìm hãm tài lộc, mang tới vận rủi cho mình nên mới làm ăn không được.

Khi họ không thừa nhận vấn đề, hiểu nguồn gốc mọi việc là ở chính mình thì sẽ không bao giờ xử lý vấn đề triệt để từ gốc rễ. Chỉ khi họ nhận ra điểm yếu bản thân, không ngừng chỉnh sửa, hoàn thiện nó thì cuộc sống mới có thể dần dần khá lên.

Bên cạnh đó, vợ chồng là những người cùng chung sống, cùng nuôi dạy con cái, xây dụng cuộc sống gia đình như là những người "cùng một đội". Vì thế, điều quan trong đó là hiểu nhau, trân trọng và động viên nhau
 
Mỗi người trong gia đình đều quan trọng đều ảnh hưởng tới hòa khí và vận may. Do đó, trước khi trách người hãy luôn nhìn và chỉnh sửa bản thân trước tiên.
 

4. Tức giận không quát con

 
Nhiều người khi tức giận như công việc không tốt, không được công nhận hay giận nhau với vợ/chồng đều trút lên con cái. Đơn giản vì họ biết rằng con còn nhỏ, ít khả năng kháng cự nhất nên dùng sức mạnh của mình để đàn áp, bắt nạt.
 
Trên thực tế, đối với trẻ em, không khí gia đình sẽ có ảnh hưởng suốt đời. Cách cư xử tiêu cực của các bậc phụ huynh sẽ là vết thương lòng mà con mang theo suốt đời. Người hạnh phúc chữa lành cả đời bằng tuổi thơ, người bất hạnh thì chữa bệnh bằng cả đời.

Vì thế, hãy kiểm soát cảm xúc của mình, đừng khiến trẻ tức giận, và hãy kiên nhẫn với trẻ. Việc tu dưỡng tính cách của một người có tốt hay không là ở những thời khắc quan trọng như tuổi thơ có được nuôi dưỡng, dạy bảo đúng cách hay không..

"Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình", tự nhận thức hành động sai của chúng ta, từ đó có thể điều chỉnh lại nhận thức của chính mình, tiếp đó việc nhận thức sẽ giúp chúng ta bắt đầu lại và thay đổi những gì đã làm sai.

Có câu nói: “Gia đình có tình yêu thương, mới vun đắp nên những đứa trẻ biết yêu thương, quan tâm người khác”. Những đứa trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm tốt đẹp và mỹ hảo nhất trên đời, bởi vậy, trong lòng chúng sẽ luôn đong đầy tình yêu thương. Những đứa trẻ như vậy, không bao giờ cảm thấy tự ti, bi quan, càng không trở nên kiêu ngạo.

Một gia đình đức dày và thiện lương, mới có thể có những đứa con thiện lương, bao dung và sống có tu dưỡng. Chúng đi đến nơi đâu cũng có những mối lương duyên đón chờ, tự nhiên cũng có vô vàn quý nhân.

Cha mẹ hiền lành, sống có tình có nghĩa, đó chính là phúc báo lớn nhất của đời người, cũng là “cái lợi” to lớn nhất của con cái, là phúc phận sâu dày của bậc làm con.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: