1. Đa dạng nguồn thu nhập
Khi bạn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì khi suy thoái kinh tế xảy ra? thì được rất nhiều chuyên gia trên thế giới trả lời rằng cần gia tăng các nguồn thu cho mình.
Trước đây nó là một phần trong kế hoạch để làm giàu thì nay nó là kế hoạch đảm bảo an toàn cho túi tiền của bạn.
Mỗi khi suy thoái, không ít các công ty lâm vào khó khăn, thậm chí là phá sản, rất nhiều người mất việc, nên nếu một người có nhiều nguồn thu thì sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì mất nguồn này họ sẽ có thêm nguồn khác để bù đắp, hạn chế việc đẩy bản thân rơi vào khó khăn.
Không phải ai cũng biết nên làm gì khi suy thoái kinh tế xảy ra |
2. Đầu tư vàng trước khi thị trường sụp đổ
Không phải tự nhiên mà các chuyên gia tài chính đều khuyên chúng ta nên trữ vàng. Vàng đã trở thành tiêu chuẩn để đo lường sự giàu có trong hàng ngàn năm qua và nó vẫn giữ nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, kim loại quý này không chỉ là một món trang sức đẹp mắt: Nó rất quan trọng đối với ngành sản xuất điện tử hiện đại. Vàng cũng là một loại hàng hóa vật chất, trái ngược với những “của cải” trên giấy có thể được in vô tội vạ và tuân theo các quy định của ngân hàng và chính phủ.
Nếu không phải là vàng thì bạn có thể vừa tích lũy tài sản theo từng phần, vừa mua một loại tài sản nào đó có đủ biên an toàn. Biên an toàn ở đây có nghĩa là giá mua thấp hơn so với giá trị nội tại của tài sản hay nói cách khác là "lời từ lúc mua".
Những nguyên tắc làm giàu của triệu phú tự thân sau đây sẽ đảm bảo cho bạn một tương lai tài chính rực rỡ nếu bạn chịu khó học tập và kiên trì thực hiện cho
3. Đừng để việc sửa chữa làm cạn kiệt tiền
Nếu món đồ nào đang dùng được thì cố gắng tận dụng nó, chớ vội vàng mua sắm món đồ mới.
Ngày 10/10/2022, ông Jamie Dimon - Tổng giám đốc điều hành ngân hàng JP Morgann Chase đã cảnh báo, rất có thể vào năm 2023, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra. Ngay lúc này, bạn cần ý thức được rằng sắp tới còn có rất nhiều khó khăn, do đó, hãy tìm cách để tiết kiệm nhất có thể. Đừng để việc sửa chữa nhà, xe hay mua sắm thêm những món đồ mới gây tốn kém làm tiêu hao tài khoản ngân hàng của bạn.
4. Thắt chặt việc mua sắm
Cụm từ "thắt lưng buộc bụng" thường được sử dụng khá nhiều trong thời gian suy thoái, điều này có nghĩa là không chỉ Chính phủ mà các cá nhân cũng cần phải kiểm soát việc mua sắm của bản thân.
Không ai đảm bảo rằng nguồn thu nhập của bạn sẽ về đều đều mỗi tháng như trước đây, cho nên phải hạn chế việc chi tiêu bừa bãi, thiếu kiểm soát.
Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp để có thêm sự lựa chọn mức giá ưu đãi nhất; suy nghĩ thật kỹ xem đó có thực sự là món đồ bạn cần hay chỉ là sở thích; lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao với giá trị sử dụng cao…
Nếu còn vướng vào nợ nần thì đánh giá các khoản nợ xem nên ưu tiên trả khoản nào trước, tìm cách dần dần thoát khỏi nợ nần, đừng để các khoản nợ đẻ lãi quá nhiều mỗi ngày. Hãy cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm hơn và không phát sinh thêm nhiều khoản nợ khác.
5. Luôn có các khoản dự phòng
Sai lầm tiền bạc của người trẻ đó là có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Dù là trong khi suy thoái hay không bạn vẫn phải có khoản tiền dự phòng nhưng tại thời điểm hiện tại thì việc này quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.
Vì thế nhớ rằng bạn vẫn phải có một khoản tiết kiệm luôn luôn sẵn sàng cho mọi tình huống xấu xảy đến, nhất là việc thua lỗ trong đầu tư vì không có gì là an toàn 100% cả, nếu có thì đó là một cái bẫy ngọt ngoài, hãy cẩn thận.
Thông thường, các chuyên gia khuyên khoản tiết kiệm dự phòng rủi ro có thể “nuôi sống” bạn trong ít nhất 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Còn con số cụ thể như thế nào thì tùy tình hình tài chính thực tế của mỗi người để cân nhắc.
6. Đảm bảo khoản tiết kiệm hưu trí
Nếu bạn đang có trong tay một khoản tiền lớn, không biết làm gì và nghĩ rằng bỏ vào ngân hàng cho an toàn thì nay bạn nên nghĩ lại khi một số rủi ro trong việc gửi tiền ngân hàng trong thời gian gần đây đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả chúng ta.
Công bằng mà nói, rủi ro về phía ngân hàng ít khi xảy ra nhưng trong suy thoái kinh tế thì chẳng ai đoán trước được điều gì. Cuối cùng thì chỉ có chính bạn mới biết cách bảo vệ tiền của mình như thế nào cho an toàn nhất, đừng chỉ dựa vào ngân hàng.
Nếu có thể, hãy tìm hiểu thật kỹ một chuyên gia cố vấn tài chính, sẵn sàng chi tiền cho họ để họ giúp bạn phân bổ số tiền của bạn một cách khôn ngoan. Số tiền bạn kiếm lời có khi còn nhiều hơn rất nhiều với chút tiền phí cho họ và con phần nào giúp bạn an tâm hơn rất nhiều.