Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có câu: “Biết đủ không nhục, biết dừng không thua, có thể dài lâu”. Thế nhưng thế giới này lại quá vội vã, hối thúc ta sống tham lam muốn có nhiều hơn nữa, quên cả việc soi xét lại hành vi của chính mình.
Nhưng nên hiểu rằng khả năng biết dừng là thể hiện sự trí tuệ vì đó không phải là đứng yên một chỗ không muốn vươn lên mà là phải biết biết nhìn xa, biết lúc nào nên tấn công, lúc nào nên phòng thủ. Khi đó, ta mới thấy đường cùng thì biết dừng lại và tìm hướng đi mới.
Câu chuyện về cổ nhân biết dừng đúng lúc
Chuyện kể lại rằng Mã Dung khi đang định thực hiện việc viết ghi chú cho cuốn sách “Tả thị xuân thu”, ông đã biết được Cổ Quỳ và Trịnh Chúng đã từng làm việc này.
Ông cẩn thận tìm lại để đọc bản ghi chú của họ và nghiền ngẫm những lời chú thích đầy tâm đắc trong đó.
Sau khi đọc lại cẩn thận, ông nhận thấy mình không thích hợp với việc viết ghi chú cho cuốn “Tả thị xuân thu” nữa. Mọi người khá bất ngờ vì biết rằng nếu ông chỉ cho vài lời bình thì uy tín của ông cũng có cơ hội được nâng lên nhiều bậc.
Mã Dung giải thích lý do về hành động của mình: “Lời nhận xét của Cồ Quỳ quá sâu sắc nhưng tính bao quát còn yếu, còn Trịnh Chúng thì nhìn quá toàn diện nhưng lại không được thâm sâu. Nếu muốn viết một bản với nội dung uyên thâm và bao quát, trình độ cá nhân tôi không đủ, làm sao có thể vượt qua họ đây?”.
Vậy là ông đã bỏ qua ý nghĩ muốn viết ghi chú cho cuốn sách “Tả thị xuân thu”. Sau này, Mã Dung đã chọn viết ghi chú cho hai cuốn sách “Tam truyện dị đồng thuyết” và “Hiếu kinh”. Kết quả là ông đã đạt được thành tựu nổi bật.
Thực tế là nỗ lực cả đời không bằng một lần lựa chọn, vì chỉ khi chọn đúng thì nỗ lực của bạn mới đáng giá, còn nỗ lực sai chỗ thì phí hoài thời gian, công sức, lại còn bị chê là kẻ khờ.
Chẳng mấy ai trong chúng ta biết dừng đúng lúc
Vì được khuyên sống hết mình, theo đuổi đam mê đến cùng mà ta hiểu nhầm, đã quên mất rằng có những lúc cần biết dừng lại. Đúng là ý chí tiến thủ là bản lĩnh mà một người phải có để đạt được thành công thế nhưng biết nói KHÔNG đúng lúc cũng là cách để đảm bảo, là "bảo hiểm" cho thành công.
Vì không biết buông tha, không hiểu được mọi việc đều nên có chừng có mực, họ đã tự hủy hoại cuộc sống mình. Chỉ đến khi dừng lại họ mới biết bản thân đã phí hoài thời gian, công sức, tuổi trẻ,... cho những gì gọi là hư vô.
Hay như trong việc đầu tư kinh doanh, kẻ khôn ngoan nhất là kẻ biết vào và ra đúng lúc chứ không phải người cố sống, cố chết với quyết định của mình. Cách sống giàu tính sáng tạo của đời người không phải là chạy cật lực không ngừng nghỉ mà trên con đường ấy có đi có nghỉ.
Sẽ có người nói giá như họ biết DỪNG để được ở bên gia đình, không bị kẻ khác cướp đi hạnh phúc.
Nên biết dừng đúng lúc những việc này
Dừng lại lòng oán hận
Với những chuyện to thì từ nay ta xin hóa nhỏ, với chuyện nhỏ xem như không có gì, xin dừng lại oán hận để ngày nào cũng là một ngày vui sống. Hãy nghe thêm lời Phật dạy về hận thù: Hiểu được rồi sẽ trút bỏ mọi gánh nặng ngàn đời.
Dừng lại sự keo kiệt
Hãy dùng sự thiện lương của mình đúng lúc bằng việc bố thì những người có hoàn cảnh khó khăn, đừng keo kiệt tính toán thiệt hơn mà mất đi phúc đức của mình.
Dừng lại sự ôm đồm
Dù ở lứa tuổi nào, ta cũng nên cho chúng sự độc lập để ta còn được tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống. Đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.
Dừng lại nỗi hờn giận
Chỉ cần bạn có ý thức về việc dừng lại lại trong mỗi việc đang diễn ra trong cuộc sống bạn sẽ cuộc sống hạnh phúc đong đầy đấy.