Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

"Nam nữ thụ thụ bất thân" nghĩa là gì? Ta có thể ứng dụng nó linh hoạt như thế nào?

Thứ Năm, 04/12/2014 08:49 (GMT+07)

"Nam nữ thụ thụ bất thân" chính là câu nói cửa miệng được các nhà Nho xưa quen dùng để chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm Nho giáo.


1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

"Nam nữ thụ thụ bất thân" (Tạm dịch: Đàn ông và phụ nữ kiêng kị việc đụng chạm thân thể). 
  • "Nam" tức là nam giới.
  • "Nữ" tức là nữ giới.
  • "Thụ" đầu tiên tức là cho đi.
  • "Thụ" thứ hai là nhận về.
  • "Thân" là thân gần.

Đây là câu nói vô cùng quen thuộc trong tiếng Trung. Dù cuộc sống hiện đại ít ai sử dụng nhưng ta vẫn thường nghe thấy nó trong các bộ phim cổ trang về đề tài xã hội cũ.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, phải thông qua một vị trí trung gian nào đó. Ý lớn hơn của câu này là giữa nam và nữ phải giữ khoảng cách, không được có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau.

Ngoài ra trong sách Lễ Ký cũng có đề cập: Nam và Nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón đồ vật tay qua tay, không nên trực tiếp đi tặng quà và nhận quà, hạn chế việc tiếp xúc các bộ phận trên cơ thể giữa hai giới..

Đặc biệt, chị dâu và em trai chồng khi nói chuyện không được nhìn thẳng vào mắt nhau, không nên có quá nhiều hành động gặp gỡ, nói chuyện trực tiếpKhi về làm dâu, người phụ nữ phải nghe lời chồng. Nếu gia đình chồng có chuyện gì họp bàn thì người làm dâu không được phép chen vào. Đặc biệt là khi có cỗ bàn thì nữ ăn nhà dưới nam ăn chiếu trên.

Nam nu thu thu bat than nghia la gi
 

2. Nguồn gốc câu nói

 
Câu nói này xuất phát từ sách Lễ Ký (Kinh Lễ, một trong "Tứ Thư Ngũ Kinh") của Nho gia. Hàm ý là giữa nam và nữ nên giữ khoảng cách, không nên có hành động gần gũi, thân mật.
 
Đầu tiên phải hiểu Lễ Ký (Kinh Lễ) vốn là một bộ sách ghi chép về các nghi lễ trong xã hội từ thời xa xưa, được Khổng Tử chỉnh sửa lại, rồi lại tiếp tục được các thế hệ học trò của Khổng Tử bổ sung để tạo thành một bộ sách hoàn chỉnh như ngày nay.
 
Ban đầu, sách Lễ Ký chỉ có một câu là: Nam nữ bất tạp tọa, bất thi gia, bất cân trất, bất thân thụ, tẩu thúc bất thông hướng.
 
Sau này, chính Mạnh Tử là tác giả của câu nói "nam nữ thụ thụ bất thân".

Ngoài ra trong sách cổ cũng có đề cập rất nhiều quy định thời phong kiến rằng: Là nữ thì phải ở riêng không được ở cùng với nam, không được chung chạ. Trong nhà, phòng trong, phòng ngoài phải phân rõ ràng, trong ngoài phải có cổng lớn ngăn cách, nhà tắm và nhà vệ sinh không được chung nhau.
 
Nam lo những việc bên ngoài tức là lo những việc lớn, nữ lo việc gia chánh trong nhà, những việc như nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc con cái.

Người đàn ông ban ngày không có việc cũng không được ở nơi riêng tư với phụ nữ. Người đàn ông ban tối làm việc phải có đèn soi, trong nhà có chuyện người phụ nữ phải che mặt.
 
Đầy tớ nam không có việc được giao không được vào trong nhà, nếu vào trong nhà thì nữ giới trong nhà phải tránh mặt, nếu không tránh được mặt thì phải lấy ống tay áo mà che lấy mặt. Đầy tớ nữ không có việc hệ trọng không được ra khỏi nhà, nếu ra khỏi nhà thì dùng ống tay áo mà che lấy mặt.
 
Đặc biệt khi bố chồng muốn bế cháu trên tay con dâu thì con dâu phải đặt con xuống giường, sau đó bố chồng mới bế cháu từ trên giường. Con dâu tuyệt đối không được đưa thẳng con cho bố chồng bế, điều này cực kỳ cấm kỵ trong thời phong kiến.
 

3. Ứng dụng linh hoạt trong đời sống

 
Nếu như lý giải một cách không cứng nhắc theo chữ nghĩa bề mặt thì tinh hoa của lễ nghi này chính là yêu cầu về việc kết giao giữa nam và nữ. Theo đó, nam nữ khi kết giao bắt buộc phải thật sự nghiêm túc, tuyệt đối không thể tùy tiện, tùy ý phóng túng.

Đương nhiên, lễ nghi không phải là quy tắc tiêu chuẩn lớn nhất, bên cạnh đó còn có giá trị của Đạo, Đức, Nhân Nghĩa, thế nên ta cần ứng dụng linh hoạt câu nói: Nam nữ thụ thụ bất thân phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. 
 
Nước Tề có một người tên là Thuần Vu Khôn, ông ta rất thích tìm ai đó để thảo luận về một số chủ đề. Một lần, ông đến thăm Mạnh Tử và hỏi:

- Thưa ngài, một số người nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay, đó là một hành vi đúng đắn. Điều đó có đúng không?
 
Thuần Vu Khôn hỏi tiếp:

- Vậy nếu chị dâu của tôi chẳng may rơi xuống sông, tôi có thể dùng tay cứu chị ấy được không?
 
Mạnh Tử đáp:

- Nhìn thấy chị dâu rơi xuống nước mà không cứu, chẳng khác gì loài lang sói độc ác, tàn nhẫn. Giữa nam và nữ không nên trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay là lễ nghi, nếu chẳng may chị dâu rơi xuống sông thì hãy dùng tay để cứu. Bởi vì giải cứu là một biện pháp khẩn cấp, cần biết rằng trong tình huống đó tính mạng con người đang bị đe dọa!
 
Thuần Vu Khôn lại hỏi Mạnh Tử:

- Khi ngày nay thiên hạ bách tính đang chìm trong dòng nước dữ của bạo quyền, vậy tại sao ông không đứng ra cứu vãn? Lẽ nào ông vẫn còn cố chấp với cái gọi là đạo lễ thông thường, và bị kìm hãm bởi tiết độ của văn nhân? Không chịu diện kiến chư hầu, thờ ơ nhìn dân chúng đau khổ?
 
Mạnh Tử mỉm cười và đáp:

- Để cứu dân chúng bị mắc kẹt trong bạo quyền, ngươi phải dùng đạo lý về nhân nghĩa để cảm hóa quân vương mà cứu giúp dân chúng. Nếu chị dâu của ngươi bị chết đuối, ngươi có thể gạt phép xã giao sang một bên và ra tay cứu giúp. Nhưng ngươi không bao giờ có thể bảo ta từ bỏ đạo lý. Dùng đôi tay để cứu thiên hạ sao?

Thế nên, qua câu chuyện trên ta hiểu rằng em chồng cứu chị dâu khỏi đuối nước, dù có động chạm thân thể đi nữa, đó cũng là lẽ phải làm, đó là đạo làm người. Nếu chỉ vì chút lễ nghĩa mà bỏ qua tính mạng con người, đó mới là trái đạo.
 
Do đó, câu nói trong sách Lễ Ký muốn nhắc nhở mọi người rằng lễ nghĩa là thứ phải có trong cuộc sống, song ngoài lễ nghĩa ra, vẫn có những thứ quan trọng hơn cả. Mọi người không nên quá chú trọng những quy tắc, mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X