- Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái có trâm hay kim
- Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?
- Nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt
"Nam nữ thụ thụ bất thân" chính là câu nói cửa miệng được các nhà Nho xưa quen dùng để chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm Nho giáo.
1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
- "Nam" tức là nam giới.
- "Nữ" tức là nữ giới.
- "Thụ" đầu tiên tức là cho đi.
- "Thụ" thứ hai là nhận về.
- "Thân" là thân gần.
Đây là câu nói vô cùng quen thuộc trong tiếng Trung. Dù cuộc sống hiện đại ít ai sử dụng nhưng ta vẫn thường nghe thấy nó trong các bộ phim cổ trang về đề tài xã hội cũ.
Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, phải thông qua một vị trí trung gian nào đó. Ý lớn hơn của câu này là giữa nam và nữ phải giữ khoảng cách, không được có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau.
Ngoài ra trong sách Lễ Ký cũng có đề cập: Nam và Nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón đồ vật tay qua tay, không nên trực tiếp đi tặng quà và nhận quà, hạn chế việc tiếp xúc các bộ phận trên cơ thể giữa hai giới..
Đặc biệt, chị dâu và em trai chồng khi nói chuyện không được nhìn thẳng vào mắt nhau, không nên có quá nhiều hành động gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp. Khi về làm dâu, người phụ nữ phải nghe lời chồng. Nếu gia đình chồng có chuyện gì họp bàn thì người làm dâu không được phép chen vào. Đặc biệt là khi có cỗ bàn thì nữ ăn nhà dưới nam ăn chiếu trên.
2. Nguồn gốc câu nói
Người đàn ông ban ngày không có việc cũng không được ở nơi riêng tư với phụ nữ. Người đàn ông ban tối làm việc phải có đèn soi, trong nhà có chuyện người phụ nữ phải che mặt.
3. Ứng dụng linh hoạt trong đời sống
Đương nhiên, lễ nghi không phải là quy tắc tiêu chuẩn lớn nhất, bên cạnh đó còn có giá trị của Đạo, Đức, Nhân Nghĩa, thế nên ta cần ứng dụng linh hoạt câu nói: Nam nữ thụ thụ bất thân phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
- Thưa ngài, một số người nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay, đó là một hành vi đúng đắn. Điều đó có đúng không?
- Vậy nếu chị dâu của tôi chẳng may rơi xuống sông, tôi có thể dùng tay cứu chị ấy được không?
- Nhìn thấy chị dâu rơi xuống nước mà không cứu, chẳng khác gì loài lang sói độc ác, tàn nhẫn. Giữa nam và nữ không nên trực tiếp trao và nhận vật phẩm bằng tay là lễ nghi, nếu chẳng may chị dâu rơi xuống sông thì hãy dùng tay để cứu. Bởi vì giải cứu là một biện pháp khẩn cấp, cần biết rằng trong tình huống đó tính mạng con người đang bị đe dọa!
- Khi ngày nay thiên hạ bách tính đang chìm trong dòng nước dữ của bạo quyền, vậy tại sao ông không đứng ra cứu vãn? Lẽ nào ông vẫn còn cố chấp với cái gọi là đạo lễ thông thường, và bị kìm hãm bởi tiết độ của văn nhân? Không chịu diện kiến chư hầu, thờ ơ nhìn dân chúng đau khổ?
- Để cứu dân chúng bị mắc kẹt trong bạo quyền, ngươi phải dùng đạo lý về nhân nghĩa để cảm hóa quân vương mà cứu giúp dân chúng. Nếu chị dâu của ngươi bị chết đuối, ngươi có thể gạt phép xã giao sang một bên và ra tay cứu giúp. Nhưng ngươi không bao giờ có thể bảo ta từ bỏ đạo lý. Dùng đôi tay để cứu thiên hạ sao?