Năm Dần nói chuyện Hổ: Sự thật về "chúa tể sơn lâm", người tuổi Dần có cao số như lời đồn?

Thứ Tư, 05/01/2022 16:41 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Năm Dần nói chuyện Hổ để biết thêm nhiều bí mật động trời về loài vật to lớn, hùng mạnh. Người sinh năm Dần có khổ như lời đồn hay không xem bài sẽ rõ.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Vị trí và ý nghĩa của con Hổ trong 12 con giáp

 
 
Nay chúng ta cùng bàn về chủ đề năm Dần nói chuyện Hổ, trong can chi của 12 con giáp thì con Hổ hay còn được gọi là Dần, đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách 12 con giáp. Dần hay được gọi là “ông trùm” trong 12 con giáp, đứng sau Tý và Sửu.
 
Dần là chi thứ 3 và được coi là con vật linh thiêng nhất trong thập nhị chi (12 chi). Nó tượng trưng cho uy quyền, sự dũng mãnh. Theo ngũ hành thì Dần tương ứng với Mộc, theo thuyết  Âm Dương thì Dần là Dương.
 
Theo quy luật ngũ hành tương sinh tam hợp Hỏa cục thì tuổi Dần hợp đi với tuổi Ngọ và Tuất. Theo quy luật ngũ hành tương khắc thì Mộc khắc Thổ nên Dần sẽ khắc Thân nhất rồi đến Tị.
 
Tháng Dần trong Âm lịch Việt Nam là tháng giêng. Dần là khoảng thời gian từ 03:00 tới 05:00 giờ sáng trong 24 giờ mỗi ngày. Về phương hướng thì Dần chỉ hướng Đông Bắc. 
 
Trong số 12 con giáp thì Thìn (rồng) là con vật thần thoại và Tý (chuột), Dần (Hổ), Tị (rắn) và Thân (khỉ) là những con vật sống hoang dã, thường tránh gặp con người. Có 7 con còn lại là Sửu (trâu), Mão (mèo), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn) là những vật nuôi trong nhà. Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ.
 
Người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung vốn rất ưu ái cho con Hổ và luôn dành cho nó một sự sùng kính. 
 
Theo truyền thuyết về 12 con giáp, Hổ (Dần) được ra đời như sau: Trong thuộc tướng có Sư Tử và không có Hổ. Nhưng do Sư Tử quá hung ác, dữ dằn và gây nên nhiều tiếng tăm không tốt nên Ngọc Hoàng muốn gạt bỏ Sư Tử ra khỏi danh sách. 
 
Tuy nhiên, phải phân bổ vào đó một loài vật để trấn quán sơn lâm nên Ngọc Hoàng đã nghĩ tới Hổ - vệ sĩ đang đứng dưới điện. 
 
Hổ - vệ sĩ của cung đình vốn chẳng có tiếng tăm gì ở dưới chốn nhân gian, phải đến khi theo Miêu sư (thầy Mèo) học thập bát ban võ nghệ mới trở thành dũng sĩ chốn sơn lâm. Bất kể ai giao đấu với Hổ mà không chết thì mình cũng đầy thương tích.
 
Nói về mặt tâm linh, Hổ thường được đặt ở trước cửa đình, chùa để canh giữ và trừ ma quỷ. Nanh của Hổ được coi là thứ rất linh nghiệm. Những người đeo nó thường coi đó là một lá bùa hộ mệnh. Nó giúp chủ nhân khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn.
 
Hổ còn được coi là một vị thần trong Tứ linh, gồm: Long, Ly, Quy, Phượng. Còn người con gái sinh vào năm dần thì lại cho là cao số, lận đận sau này nhất là đường tình duyên.
 
Có thể bạn quan tâm:
Muốn bày tượng hổ năm 2022 nhất định phải biết điều này nếu không dễ “rước hổ dữ vào nhà”
Trong năm Nhâm Dần 2022, không phải ai cũng hợp để bày tượng hổ trong nhà, nơi làm việc. Và cũng không phải đặt tượng hổ ở đâu tùy ý cũng được...

2. Những điều hay ho về người tuổi Dần

 

2.1 Tuổi Dần là những người sinh năm nào

 
Giáp Dần: 1914, 1974 thuộc mệnh Thủy
 
Bính Dần: 1926, 1986 thuộc mệnh Hỏa
 
Mậu Dần: 1938, 1998 thuộc mệnh Thổ
 
Canh Dần: 1950, 2010 thuộc mệnh Mộc
 
Nhâm Dần: 1962, 2022 thuộc mệnh Kim 

2.2 Tuổi Dần có cao số không?


Tuổi Dần có cao số không? Tuổi Dần không hề cao số, vận mệnh mỗi con người còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, không thể chỉ dựa vào tuổi mà nói số người ấy tốt hay không tốt.

Tuổi Dần đi cùng 5 căn để tạo thành tuổi, đó là Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần và Nhâm Dần. Theo đó, theo góc độ dân gian, có tới 4/5 tuổi này rơi vào nhóm con giáp mang mệnh vất vả.
 
Câu nói "Canh cô, mậu quả" hay " trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài, gái Đinh, Nhâm, Qúy đi hai lần đò". Những quan niệm này hầu hết được rút ra từ kinh nghiệm và quan sát của dân gian. Những người thuộc căn này thường có cuộc đời khó khăn, trắc trở, tình duyên lận đận.
 
Từ trước tới nay, người ta luôn quan niệm rằng tính dương vốn là đặc tính của con trai. Do đó, phụ nữ mà mang tuổi dương, can chi cũng dương như vậy thì tính cách, lối sống đều rất "nam giới", nói thẳng là quá mạnh mẽ, độc lập, cá tính, khác biệt.
 
Chính vì thế mà người ta không thích phụ nữ tuổi Dần, lại càng cho rằng họ hung dữ, cao số, trong hôn nhân nếu lấy về sẽ lất át chồng khiến gia đình không hạnh phúc.
 
Thực tế, vẫn có nhiều người phụ nữ tuổi Dần thùy mị, nết na, hiền lành, chu toàn trong mọi công việc. Họ không hề lấn át chồng, mà rất biết cách đối nhân xử thế. Tuổi Dần không cao số như lời đồn, người ăn ở tốt, có phước lành thì số mệnh vẫn tốt như bình thường. 
 

 2.3 Ưu điểm của tuổi Dần

 
Cầm tinh “chúa sơn lâm”, nên người tuổi Dần cực kỳ mạnh mẽ, dũng cảm. Tuy độc lập, liều lĩnh nhưng họ lại là người nhân ái. Đối xử với người khác vô cùng chân thành, thoải mái.
 
Tuổi này trong cuộc sống thích ra tay giúp đỡ kẻ yếu, họ sử dụng sự mạnh mẽ sẵn có của mình để che chở cho người khác, đi ra xã hội thích làm từ thiện và giúp người.
 
Trong chuyện tình cảm, họ đều dốc hết lòng mình để đối tốt với mọi người thân quen. Vì thế mà ai quen thân với tuổi này lâu đều hiếm khi bị thiệt thòi, mối quan hệ ngày càng được gắn kết chặt chẽ.
 
Trong công việc là người mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, có chí tiến thủ, có hoài bão ý chí lớn, ngoan cường tự tin, rất nhiều người tài cầm tinh con Hổ như Chủ tịch Hồ Chí Minh (Canh Dần), nhà văn Ngô Thì Nhậm (Bính Dần), nhà thơ Phan Huy Chú ( Nhâm Dần),...
 

2.4 Nhược điểm của tuổi Dần

 
Tuổi Dần là những con người dễ động lòng, tự cho mình là đúng, có chút ngạo mạn, ngoan cố.
 
Tuy tự tin, độc lập, nhưng nếu bị đẩy đi quá giới hạn thì sự tự tin sẽ biến thành sự liều lĩnh, đây cũng là một nhược điểm kinh điển của đa số những người tuổi Dần. Họ có thể đưa ra những quyết định không cân nhắc hậu quả trước sau khiến mọi người choáng váng. 
 
Tuổi Dần cũng nổi tiếng là những con giáp dám ăn nói thẳng thừng, không biết sợ là gì và có thể khiến những người xung quanh mất lòng.
 
Điều mà những người tuổi Dần phải mất cả đời để học đó là cách kiềm chế bản thân. Họ dễ xúc động cũng dễ nổi giận vì nguyên nhân nào đó, mỗi cơn nóng giận đi qua, hậu quả nó để lại không thể lường trước.
 

3. Nguồn gốc của loài Hổ

 
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tổ tiên của loài Hổ là một loài thú ăn thịt cổ sinh sống tại Kỷ Đệ Tam cách ngày nay 65 – 25 triệu năm. 
 
Họ hàng gần nhất của loài hổ trước đây được cho là Sư Tử, Báo hoa mai và Báo đốm của chi Panthera.
 
Hổ có lẽ đã từng có chung nguồn gốc từ những tổ tiên châu Phi xa xưa, cách đây 2 triệu năm trước, một nhánh của chúng đã di cư về phía đông (tức châu Á) và phát triển cơ thể với những sọc màu đen, cam, trắng như ngày nay.
 
Trong thế kỷ trước, có khoảng 100.000 con Hổ sống tự nhiên trong các khu rừng, đầm lầy và lãnh nguyên rộng lớn trên khắp lục địa châu Á. Đến nay, chỉ còn ít hơn 4.000 cá thể Hổ trong tự nhiên. Trong hơn 100 năm qua, loài Hổ đã biến mất khỏi hầu hết các khu vực này và chỉ còn diện tích phân bố dưới 6% so với trước đây.
 
Hổ được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới châu Á, mặc dù trước đây chúng thường sinh sống ở các vùng đất khô và lạnh hơn. Một lãnh thổ rộng lớn với nhiều loài sinh vật có móng guốc sinh sống như Heo rừng, Hươu, Nai,... là yêu cầu chính về môi trường sống để Hổ sinh sống và phát triển.
 
Hổ ở nước ta chủ yếu là loại hổ Đông Dương, to lớn và hung dữ, được phân bố ở các vùng rừng núi phía Bắc, dọc dãy Trường Sơn và vùng Đông Nam Bộ. 
 
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu thì hiện nay hổ ở nước ta còn lại rất ít (chỉ khoảng chưa đến 50 cá thể), vì vậy cần phải tăng cường bảo vệ để tránh nguy cơ diệt chủng.
 
Về thời gian và địa điểm xuất hiện của loài hổ, tuy đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng về cơ bản, giới khoa học đều thừa nhận, hổ có nguồn gốc tại vùng Đông Á (thuộc khu vực phân bố của Hổ Hoa Nam) cách ngày nay 2 triệu năm. 
 
Sau đó loài hổ phát triển rộng ra theo hai hướng. Một là men theo hệ thống rừng rậm và sông ngòi hướng Tây Bắc, tiến sâu vào khu vực Tây Nam Châu Á. Hai là men theo hướng Tây Nam tiến xuống khu vực Đông Nam Á và lục địa Ấn Độ. Một bộ phận khác đã phát triển sang quần đảo Indonesia.
 

4. Những sự thật thú vị về loài Hổ

 

4.1 Hổ không sống ở Châu Phi

 
Theo các nhà khoa học, Hổ chưa bao giờ sinh sống trong tự nhiên ở châu Phi cả.
 
Vì các biến động băng hà trong thế kỷ Pleistocen và ranh giới địa lý có lẽ đã khiến những loài động vật này quá khó quay trở lại lục địa xuất phát (tức là Châu Phi) - trên thực tế, nhiều người cho rằng loài Hổ đã không phân tán về phía tây đến Ấn Độ cho đến 16.000 năm trước.
 

4.2 Tuổi thọ của loài Hổ

 
Những con Mèo thường chỉ sống được khoảng 15 năm, ngoại lệ mới có những con sống được đến 25 tuổi. Tuy nhiên, 25 tuổi là tuổi thọ trung bình của loài Hổ, có lẽ là do Hổ không chỉ ru rú xó nhà và lười biếng, chúng luôn vận động cơ thể. Một con hổ có thể sống trong 2 tuần mà không cần cho ăn.
 

4.3 Đường vằn lông độc đáo

 
Tương tự như cách con người không thể viết giống nhau hoặc không bao giờ có chung dấu vân tay, mỗi con Hổ đều có bộ sọc lông độc đáo trên mặt và cơ thể của riêng mình, không “đụng hàng” với bất cứ con Hổ nào khác, thoạt nhìn trông có vẻ giống nhau nhưng thật ra không phải như vậy.
 
Một trong những điều kỳ quặc nhất về loài Hổ đó chính là kể cả khi bạn có cạo sạch lông của chúng thì những vằn vện trên cơ thể vẫn còn trên da.
 

4.4 Hổ có thể bơi trong nước

 
Hầu hết những động vật thuộc họ Mèo lớn và họ Mèo đều rất ghét nước, trừ loài Hổ. Hổ biết bơi và chúng thường làm mát cơ thể bằng cách ngâm mình dưới nước. 
 
Chúng có thể thoải mái bơi lội trong nước rất khoái chí và thích thú, có thể bơi xa đoạn đường dài đến 6km. Những chú Hổ con khi ra đời cũng sẽ sớm được học bơi, tắm táp sạch sẽ cùng với mẹ của mình. 
 

4.5 Hổ hiếm khi gầm như lời đồn

 
Phim và các chương trình truyền hình thường mô rằng rằng mỗi khi tức giận, đe dọa ai đó hay động vật khác, những con Hổ sẽ gầm thét. Thực tế, rất hiếm khi người ta nghe thấy tiếng Hổ gầm, khi săn mồi chúng còn nhẹ nhàng hơn cả Mèo. Những con Hổ chỉ gầm thét khi muốn nói chuyện với những con Hổ khác ở xa mà thôi.
 

4.4 Hổ có thể tự khử trùng vết thương

 
Mèo có khả năng liếm sạch toàn bộ cơ thể của nó chỉ bằng cách liếm láp nhưng Hổ còn có khả năng độc đáo hơn, chúng có thể khử trùng những vết thương nhỏ của mình bằng cách liếm vết thương vì nước dãi của hổ có khả năng như một liều thuốc có thể khử trùng. 
 

4.5 Khả năng sinh sản của Hổ

 
Ở tuổi thứ 3 loài Hổ bắt đầu giao phối và sinh sản. Một con đực có thể giao phối 6 lần/giờ. Hổ cái mang thai trong 102 - 106 ngày và thường đẻ 2 - 3 con mỗi lứa. Tỷ lệ tử vong ở Hổ con tương đối cao. Khi chào đời Hổ con không có khả năng nhìn. Trọng lượng của Hổ con tăng thêm trung bình 100 gram mỗi ngày.
                  
Bạn có biết: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nhâm Dần, Tết con Hổ không?
 
 
Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: