Mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024 nên làm gì để may mắn cả năm?

Thứ Hai, 17/01/2022 16:24 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những việc làm trong 3 ngày đầu năm mới rất quan trọng trông việc quyết định hên xui của năm, vậy mùng 2 tết nên làm gì để may mắn cả năm?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Ý nghĩa ngày mùng 2 Tết

 

Mùng 2 Tết mẹ


Từ xa xưa ông bà ta vẫn thường có câu thành ngữ "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Ngày mùng 2 có ý nghĩa quan trọng không kém gì ngày mùng 1, ngày báo ơn mẹ sau một năm làm việc vất vả. 
 
Theo tục lệ cũ, vào ngày mùng 1 Tết, người Việt sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ, họ hàng bên nội. Ngày mùng 2 là những người thân bên ngoại. Ngày mùng 3 là chúc Tết các thầy cô giáo đã dạy học mình. Từ ngày mùng 4, người Việt bắt đầu đi chúc Tết bạn bè, đồng nghiệp hoặc đi chơi xuân, du ngoạn một cách thoải mái hơn.
 
Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu. 3 phẩm hạnh ấy quy định phẩm chất của con người đứng đắn, tử tế, quân tử
 
Do vậy, theo quan niệm của ông cha ta, hai ngày quan trọng nhất trong năm (mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán) phải dành để “Tết cha”, “Tết mẹ”, thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Đây là một nét đẹp trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ xưa đến nay.
 
Mùng 2 là lúc bạn và gia đình sẽ đến chúc tết bên họ ngoại. Là lúc dành tặng cho mọi người những lời chúc may mắn, hỏi thăm sức khỏe và công việc của mọi người trong năm qua. Vẫn như họ nội, cả gia đình sẽ đến thăm ông bà ngoại và các anh chị em gần xa bên ngoại. 
 
Thế nhưng ngày nay, người ta không còn quá phân biệt rõ ràng như vậy nữa mà thường gộp chung là mùng 1 và mùng 2 Tết cả nhà sẽ đi chúc Tết cả bên nội lẫn bên ngoại và người thân họ hàng.
 

2. Mùng 2 tết nên làm gì để may mắn cả năm?

 

2.1 Xuất hành lấy may

 
Nếu bạn vẫn chưa biết mùng 2 tết nên làm gì để may mắn cả năm thì việc xuất hành vào ngày nào thì ngày này là lựa chọn không hề tệ đâu nhé. 
 
Xuất hành mùng 2 Tết nên ưu tiên đi về hướng Đông để cầu tài lộc, công danh, xuất hành theo hướng Tây Nam để cầu tình duyên, gia đạo. Cầu cho năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc tiến tới, công danh vẻ vang hơn năm cũ. Hướng xuất hành mà đẹp thì cả năm mới sẽ may mắn gấp đôi năm cũ.
 

2.2 Mùng 2 tết mẹ

 
Ngày mùng 2 nếu muốn đi du xuân ở đâu thì cũng nên đi thăm họ hàng bên ngoại trước. Việc cả nhà cùng quây quần ấm cúng bên nhau ăn bữa cơm đầu năm là nét đẹp trong văn hóa Tết Việt Nam.
 
Chữ hiếu được đặt lên hàng đầu nên mùng 1 đi Tết bên nội rồi thì mùng 2 đi Tết bên ngoại. Các nghi thức "Tết mẹ" cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội: con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì để rước lộc đầu năm.
 
Học cách biết ơn cha mẹ dù пghèo hay giàᴜ, sai lầm hay đúng đắn, tốt hay từng tệ bạc… cũng là một cách để chúng ta tri ân cᴜộc sống, tử tế với đấng sinh thành trước rồi muốn tử tế với ai cũng được. 
 
Chỉ khi bạn dọn lòng để tử tế với đấng sinh thành, bạn mới có thể nhận lại được sự thanh thản tɾong tâm và tình yêᴜ thương đủ đầy.
 
Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, hiếm khi có điều kiện về thăm gia đình, đây là cơ hội tuyệt vời để quay về sum vầy với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp. Dù bận rộn nhưng hãy dành một ít thời gian cho ba ngày đầu năm cho thêm Tết được trọn vị.
 

2.3 Cúng bái tổ tiên, thần linh

 
Tục lệ cúng bái tổ tiên, thần linh vào mùng 2 cũng quan trọng không kém ngày mùng 1 và giao thừa. 
 
Nếu như mâm cúng mùng 1 tết có ý nghĩa thể hiện sự nhớ ơn đối với ông bà tổ tiên và cầu mong cho năm mới tốt đẹp thì cúng mùng 2 là cúng thần linh, gia tiên để cầu mong năm mới mọi việc suôn sẻ, vạn sự hanh thông. 
 
Cúng ngày mùng 2 Tết còn là việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên, thần linh, mong cầu một năm mới bình an với gia đình.
 
Cỗ cúng mùng 2 tết thường sẽ được chuẩn bị theo phong tục từng gia đình. Nếu nhà nào thờ Phật thì bắt buộc phải chuẩn bị mâm cúng chay dâng Phật. 
 
Còn khi chuẩn bị các món mặn thì sẽ theo mỗi gia đình nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản của ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, thịt lợn, giò. Ngoài ra bạn phải biết văn khấn mùng 2 Tết chuẩn xác để gia tiên, thần linh phù hộ độ trì cho gia đình.
 

2.4 Đi lễ chùa đầu năm

 
Không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có thể đi chùa vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, nên đến những chùa quen thuộc bạn hay đi với tấm lòng thành kính, chọn giờ đẹp để đi, hạn chế đi vào giờ quá muộn buổi tối.
 
Lễ chùa đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Với người Việt, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, là lúc mỗi người tìm về với cội nguồn dân tộc. 
 
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ giữa văn hóa đi lễ chùa với những hành động mang tính chất mê tín dị đoan gây hao tốn tiền của.
 
Chúng ta đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người trong gia đình. Có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống, tìm lại bản thân trong đầu năm mới.
 
Có thể khẳng định, với người Việt, đi lễ đền, chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
 
Đầu năm khi đi lễ chùa, cỗ dâng tùy điều kiện, không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới tốt. Mọi người chỉ cần thắp một nén tâm hương, chắp tay hướng về phía Phật với tâm lành, ý thiện. 
 
Đi chùa Tết đừng vì lòng tham, sự vụ lợi mà vật chất hóa đời sống tâm linh. Phật không ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn nhưng dạy ta quy luật của cuộc đời.
 

2.5 Đi du xuân

 
Ngoài những việc làm theo nét đẹp văn hóa truyền thống từ xưa thì lúc rảnh rỗi bạn có thể đi du xuân cùng bạn bè, người thân, ngắm cảnh, tham gia vào các lễ hội của mùa xuân.
 
Cùng nhau đi chơi thư giãn, trò chuyện, gửi nhau những lời chúc tốt đẹp thân thương nhất để ngày mùng 2 có ý nghĩa hơn bao giờ hết nhưng nhớ chấp hành an toàn giao thông và bảo vệ bản thân cẩn thận nhé.
 

2.6 Nghỉ ngơi và thư giãn

 
Nhiều người sau khi đã đi thăm họ hàng 2 bên thì chọn nghỉ ngơi tại nhà, thư giãn bên tách trà và dĩa kẹo Tết, không chọn đi ra ngoài vì muốn cho mình một không gian yên tĩnh. 
 
Nếu không nghỉ ngơi tại nhà thì bạn có thể chọn đi du lịch đâu đó ngắn ngày. Nhiều gia đình có tư tưởng hiện đại, Tết không nhất thiết là chỉ ở nhà, có thể cùng nhau đi chơi vài ngày ở một nơi xa cũng là một trải nghiệm thú vị.

3. Mùng 2 tết kiêng làm gì?


3.1 Kiêng cho lửa, cho nước

 
Lửa là tượng trưng cho sắc đỏ, sự may mắn. Bởi vậy 3 ngày Tết nói chung hay mùng 2 Tết nói riêng, việc cho lửa là cho đi sự may mắn trong năm tới, việc làm này khiến gia đình gặp nhiều rủi ro. 
 
Còn nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt ta thường quan niệm rằng nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nước còn được ví như nguồn tài lộc mà mọi người thường được biết đến trong câu chúc “Tiền vào như nước”. 
 
Do đó mà nhiều gia đình trước Tết đều bơm nước đầy bể, dự trữ nguồn nước đủ dùng cho những ngày Tết với hi vọng năm mới đến sẽ có thật nhiều của cải vào như như nước vậy.
 

3.2 Kiêng giặt quần áo

 
Mùng 1 và mùng 2 Tết theo quan niệm dân gian thì là ngày sinh của thủy thần -vị thần của sự sinh sôi, sự thịnh vượng, do đó cần kiêng giặt quần áo vào hai ngày này để tránh mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp những điều không may.
 

3.3 Kiêng trả nợ, vay mượn

 
Vay mượn là việc làm khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Cho nên người xưa quan niệm không nên vay tiền cũng như cho mượn đồ đạc trong những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm cho gia đình mình túng thiếu cả năm.
 

3.4 Kiêng ăn dở, bỏ thừa

 
Đi một dọc đất nước Việt Nam, chắc chắn ở bất cứ đâu cũng nghe câu “đói cả năm no ba ngày Tết”. Ngày Tết nhà nhà đều nấu ăn hết sức đa dạng, nhiều món mong cho sung túc cả năm. Vì thế không thể tránh khỏi việc thức ăn để dư thừa, bỏ phí.
 
Nhưng để tình trạng này xảy ra coi như cả năm buôn bán thua lỗ. Vậy nên để kiêng kỵ ngày tết, khi nấu ăn nên cân nhắc lượng đồ nấu sao cho không quá thừa, bổ sung thêm các loại hoa quả màu sắc may mắn để chữa và kiêng bỏ dở thức ăn. Vị thơm của hoa quả cũng mang lại thành công cho cả năm.

Mời bạn xem thêm tin cùng chuyên mục: