(Lichngaytot.com) Trong cuộc đời này, mắc nợ cha mẹ chính là món nợ là ta khó trả một cách sòng phẳng nhất. Tất nhiên, nợ ở đây không chỉ thuần túy là nợ về của cải vật chất, mà đó còn là về tinh thần, mắc nợ dài dài, nợ cả đời…
1. Câu chuyện về người con Hàn Bá Du
Thời nhà Hán xưa kia có một người con hiếu thảo tên là Hàn Bá Du. Ông chăm sóc mẹ vô cùng cẩn thận, mọi việc đều ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ dạy.
Dù học cấn của ông ngày một cao hơn nhưng ông vẫn ghi nhớ kỹ những lời mẹ đã dạy. Bởi vì mẹ của Hàn Bá Du dạy con vô cùng nghiêm khắc, nên chỉ cần ông bất cẩn làm sai chuyện gì là sẽ bị mẹ dùng roi đánh đòn. Dù rất đau nhưng Hàn Bá Du luôn cố chịu đựng, không dám cãi lại lời mẹ.
Có một lần, ông lại làm sai, khi bị mẹ đánh, Hàn Bá Du khóc rất lớn. Mẹ ông thấy vô cùng kỳ quái, hỏi con: "Từ trước tới nay mẹ đánh anh nhưng chưa bao giờ thấy anh khóc, sao hôm nay lại khóc lớn như vậy?"
Hàn Bá Du vừa khóc vừa trả lời: "Trước đây lúc mẹ đánh con, con cảm thấy rất đau, cho thấy mẹ có sức lực của tuổi trẻ, thân thể vẫn khỏe mạnh. Nhưng hôm nay mẹ đánh con, con lại không còn thấy đau nữa. Chứng tỏ sức lực của mẹ đã dần suy yếu, sức khỏe không còn được như xưa. Cho nên con rất buồn rồi cứ thế khóc không ngừng được."
Sau đó, câu chuyện này được lan truyền rộng rãi. Mọi người đều khen ngợi Hàn Bá Du là một người con vô cùng hiếu thảo.
2. Cuộc đời này bạn chỉ mắc nợ duy nhất hai người
Cả cuộc đời này, món nợ lớn nhất mà bạn mang, chính là mắc nợ cha mẹ, mắc nợ hai người đã sinh ra bạn.
Cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng ta, chăm sóc, trợ giúp ta lớn nên thành người. Công ơn to lớn ấy, báo đáp cả đời cũng không hết. Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi
Cha mẹ vừa là ân nhân, vừa là người yêu thương và thân cận với ta nhất. Hai người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời này rồi lại dày công chăm bẵm mỗi ngày. Cho nên nhất định phải biết trân quý từng giây phúc tốt đẹp có cha mẹ ở bên cạnh.
Những việc tốt với ta, cha mẹ sẽ không tiếc công sức để làm hết cho ta. Đồng thời phận làm con cũng cần phải biết, mỗi người là một cá thể độc lập, sớm muốn gì cũng phải từ biệt.
Ai rồi cũng phải tự phụ trách cho cuộc đời của chính mình, nhưng mỗi người không thể chỉ biết sống cho bản thân mình.
Đời người rất ngắn, người nên quý trọng thì phải coi trọng kịp thời, lúc cần phần đấu thì hãy tận lực cố gắng, đừng để tương lai phải hối hận.
Mỗi người làm cha làm mẹ đều muốn trao cho con mình những thứ tốt đẹp nhất. Nếu như hỏi trên đời có tình yêu nào không cần hồi báo, như vậy chỉ có thể là tình yêu cha mẹ dành cho con mà thôi.
Có thể bạn đi làm bạn có nhiều mối quan hệ, có bạn bè có đồng nghiệp, khi bạn kết hôn bạn sẽ gia đình nhỏ của riêng mình, nhưng tất cả những điều đó sẽ không thể thay thế được 2 người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn là cha mẹ.
Vậy nên, mắc nợ cha mẹ là món nợ lớn nhất mà ai cũng mang và đều phải trả.
Nhưng cha mẹ rồi cũng đến ngày phải già đi, những người làm con cái nếu như có thể thường xuyên ở bên cạnh bầu bạn với cha mẹ, cùng họ trải qua tuổi già được quây quần bên con cháu, thì thật tốt biết bao!
3. Vì sao con cái lại mắc nợ cha mẹ?
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, câu ca dao quen thuộc này là truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam ta nói riêng.
Phận làm con cái, đừng bao giờ nói bạn không muốn đến với cuộc đời này nên không cần phải hiếu kính lại cha mẹ. Không ai trong chúng ta biết được trước sự sống là những gì.
Đó không phải vấn đề muốn hay không muốn mà là đã sinh ra trên đời rồi rồi thì phải làm sao. Vậy vì sao nói cả cuộc đời, ta chỉ mắc nợ cha mẹ mà thôi?
Dù cha mẹ không thể tốt đẹp như bạn mong muốn, cha mẹ không phải người hoàn hảo thì bạn vẫn mang nợ cha mẹ.
Có những người con bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ, vẫn nợ một lần được sinh ra.
Con cái nếu cho rằng cha mẹ đã sinh ra mình thì phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm bẵm mình thì suy nghĩ đó chính là một sự bất hiếu, ngược đời.
Rồi những người con như vậy lại không muốn sinh con nữa, vì căn bản họ không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng nào trong mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Điều này thật đáng buồn.
Xem thêm: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ - Cho dù bạn là ai cũng cần đọc 1 lần trong đời
Xem thêm: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ - Cho dù bạn là ai cũng cần đọc 1 lần trong đời
Về phần cha mẹ, có nhiều người mang tư tưởng, yêu thương gắn liền với sở hữu, càng thương một người thì cầng muốn người đó là của riêng mình mà thôi.
Cho nên cha mẹ thương con, hy sinh vì con cũng không tránh khỏi quan niệm để “nối dõi tông đường”, xem con cái là thế hệ tiếp theo để kế thừa ý nguyện, gửi gắm nguyện vọng, ước mơ chưa hoàn thành của bản thân.
Có bậc cha mẹ thậm chí còn xem con cái là một loại tài sản, một công cụ, khoản đầu tư… để kiếm lợi. Xem thêm: Nhân quả báo ứng: Con cái đến với cha mẹ là do nghiệp duyên
Nếu cha mẹ dùng đạo hiếu để ép buộc con cái sống theo ý mình, dù mục đích là mong con hạnh phúc thì chưa chắc con cái đã cảm thấy dễ chịu với sự sắp đặt đó. Càng không nói đến trường hợp cha mẹ hy sinh con cái vì lợi ích của bản thân.
Bởi vậy một mối quan hệ gia đình hạnh phúc, tốt đẹp, cần đến sự cân bằng của cả hai bên cha mẹ và con cái. Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thân
Cha mẹ cần tôn trọng, tạo điều kiện cho con phát triển và sống đời sống của riêng con. Cha mẹ làm tròn trách nhiệm dưỡng dục, dạy dỗ trên cơ sở xem con là tâm hồn cần trân trọng hơn là một bản sao, một vật sở hữu của mình.
Còn con cái có nghĩa vụ vâng lời cha mẹ nếu điều đó là đúng đắn, làm vui lòng cha mẹ trong khả năng của mình, sống tốt, quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Mọi thứ đều dựa trên sự cân bằng, nhưng không phải bằng mọi giá.
4. "Trả nợ"cha mẹ thật ra không hề khó
Cả cuộc đời này, người mà bạn mắc nợ nhiều nhất và duy nhất chỉ có cha mẹ mà thôi.
Cho dù bạn giàu có hay nghèo đói, cho là là người dân bình thường hay quan lại quyền quý, đều phải ghi nhớ đối xử thật tốt với cha mẹ mình.
Người xưa có câu, “Bách thiện chi thủ hiếu vi tiên”, điều thiện có rất nhiều, nhưng chữ hiếu phải đặt lên hàng đầu, bởi không gì sánh bằng chữ hiếu.
Khi con ra đời, một tiếng cha gọi thật đơn giản, nhưng cha chính là người để con dựa dẫm cả đời.
Một tiếng mẹ gọi thật dễ dàng, nhưng mẹ chính là người sẵn sàng hy sinh tất cả vì con.
Cha mẹ là người cho ta sinh mạng, nuôi dạy ta trưởng thành. Cha mẹ yêu thương ta vô điều kiện, còn thế giới ngoài kia phải có điều kiện thì mới yêu ta.
Đọc thêm: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
Đọc thêm: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
Ở trong mắt cha mẹ, ta giỏi giang cũng được, ta sa sút cũng không sao, vẫn cứ là tài sản quý giá trong tay cha mẹ. Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất.
Cha mẹ càng già đi, thời gian để ta ở bên cạnh cha mẹ ngày càng rút ngắn lại. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi được.
Ai cũng bận rộn ngày ngày kiếm tiền, giờ giờ giải quyết công việc. Liệu có được mấy dịp trở về nhà, ăn cùng cha mẹ bữa cơm, nói vài câu chuyện với cha mẹ mà không vội vội vàng vàng?
Gia đình như bến cảng để con thuyền tránh gió. Ngoảnh đầu lại, vẫn chỉ có cha mẹ ở nơi quê nhà ngóng trông từng bước chân con cái trở về.
Để trả món nợ sinh thành, người làm con tốt nhất vẫn là cố gắng sống tốt và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Làm cha mẹ vui lòng không phải lúc nào cũng nghe theo ý cha mẹ răm rắp, vì cha mẹ cũng là người, cũng có lúc đúng lúc sai.
Cái gọi là “trả nợ”, thực tế là tâm ý hướng tới của mình chứ không phải chỉ có vật chất. Không có mục tiêu thì trả sao cho dứt, trả bao nhiêu mới hết và trả bao giờ thì xong.
Cha mẹ già rồi, xin đừng để họ cô đơn!
Cha mẹ lớn tuổi rồi, xin hãy chăm sóc họ nhiều hơn.
Cha mẹ khổ cực nhiều rồi, xin hãy yêu thương họ thật nhiều. Nghe lời Phật dạy về lòng hiếu thảo để thấy chúng ta đã hiểu sai như thế nào.
Thật ra tâm nguyện của cha mẹ rất đơn giản, không phải nhìn xem ta kiếm được bao nhiêu tiền, có bao nhiêu năng lực ngoài xã hội để đem lại cuộc sống giàu sang đến đâu cho họ.
Mà cái cha mẹ cần, chỉ là nếu có thể, ta giành thêm thời gian về nhà, để cả gia đình được đoàn viên ăn cùng nhau bữa cơm nhà.
Suốt cuộc đời này, ta mắc nợ cha mẹ quá nhiều. Nhất định phải dốc lòng mà trả lại món nợ không bao giờ sòng phẳng ấy, có như vậy thì đời người mới coi như viên mãn.
Lam Lam
Lam Lam