Muốn BUÔNG hay BỎ cũng cần trí tuệ chứ không phải cứ nói khơi khơi là được!

Thứ Tư, 17/03/2021 10:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lý do ta khó buông bỏ không nằm ở hoàn cảnh, hay bởi bất kỳ lý do nào đó ngoài chúng ta, nó chỉ đơn giản đang phải ánh một sự thật đó là ta đang chỉ là một linh hồn non nớt, thiếu kinh nghiệm mà thôi.

Lý do ta khó buông bỏ


Chính trong bài học cuộc sống về sự lãng quên đã chỉ ra rằng đó là cách lãng quên tốt nhất một người ta từng yêu là tha thứ. Nhưng để tha thứ hãy giúp bản thân khoát khỏi khổ đau hay trạng thái tiêu cực là điều không hề dễ dàng gì.

Cuối cùng ta cứ mãi loai hoay trong tình trạng: Tại sao có những chuyện chúng ta cần nhớ thì không thể nhớ, mà có những chuyện muốn quên thì mãi chẳng thể quên?

Chuyện rằng, có một người trẻ đến gặp một vị sư già. Anh nói rằng mình muốn buông tất cả của cải vật chất và trách nhiệm gia đình để tập trung học đạo. 

Vị sư trả lời rằng nếu anh đã buông bỏ hết rồi, thì việc học đạo rất dễ, việc khó chính là việc buông. Anh thanh niên xin được biết vì sao buông bỏ lại khó thế và nên buông cái gì.

Sư thầy trả lời rằng lý do ta khó buông bỏ cũng chỉ vì ta chưa có đủ trải nghiệm với điều đó, do đó ta cũng cần đủ cảm xúc với điều đó, đủ hiểu biết về điều đó, đến mức có thể làm chủ điều đó. 

Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã đủ trải nghiệm chưa? Hay bạn cứ mãi sợ sai rồi không dám khởi động, không dám dấn thân với bất cứ việc gì trong cuộc sống. Từ đó kết quả bạn nhận được chỉ là một tâm hồn yếu đuối, dễ tổn thương mà thôi.

Mỗi khi ta có chuyện buồn phiền người ngoài thường khuyên rằng thôi bỏ qua đi, bỏ chuyện đó sang một bên nhưng đâu phải những gì mình trải qua đâu chứ tấm áo, bảo bỏ nghĩa là cởi áo ra cất đi là xong.

Qua câu chuyện trên ta cũng đã hiểu ra rằng, ta chưa bỏ được cũng chỉ vì ta cố chấp, cố chấp lại xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, mà thiếu hiểu biết xuất phát từ việc chưa đủ trải nghiệm cuộc sống mà thôi. Hơn nữa, chẳng ai ngoài chính ta có thể giúp bản thân mình buông bỏ những điều cần buông.

Vì thế, thay vì ngồi một chỗ và hô hào rằng ta cần cố buông hay bỏ điều gì thì thay vào đó, ta nên tập trung vào việc đi thu lượm thêm kinh nghiệm sống cho mình. Mỗi lần như vậy ta sẽ có được không ít bài học đáng giá để dần dần có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình cái gì cần nắm, cái gì cần buông.
 
 
 

Cuộc sống là để trải nghiệm


Bạn có quyền chọn chuyến phiêu lưu của mình


Theo góc nhìn của Phật giáo chúng ta cũng chỉ là những kẻ đang mượn thân xác ở cõi trần này để học bài học của mình, thế thì tại sao bạn lại lãng phí thời gian của mình chỉ vì để tìm sự yên ổn.

Chính bạn là người may mắn khi có quyền chọn: Bạn có quyền chọn mình là người học trò chăm chỉ hay người học trò lười.

Nếu trong vai trò của người học trò chăm chỉ bạn sẽ chủ động tìm bài học và cố gắng đi tìm đáp số của nó, chính điều đó sẽ mang lại niềm vui, sự háo hức cho từng ngày qua đi. Nhất là thời điểm bạn đối mặt với bài toán khó quá nhưng đến khi xử lý được bạn lại cảm thấy vô cùng tự hào về bản thân mình.

Bài toán cuộc đời của chúng ta cũng vậy, nếu bạn chủ động như cậu học trò chăm chỉ bạn sẽ nhận được niềm vui khi cố gắng vượt qua khó khăn, nhưng nếu là cậu học trò lười thì ngày nào của bạn cũng trôi qua như nhau trong sự bình lặng, vô cùng nhàm chán.

Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng vì thế xem khó khăn như là điều đương nhiên, là thách thức bạn cần chấp nhận. Với những ai trốn tránh thử thách thì họ chẳng thể hình thành được tính cách tốt đẹp, cho dù họ lớn tuổi nhưng tâm hồn vẫn là của một đứa trẻ.

Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, chọn lối đi như thế nào là quyền của bạn, nhưng chỉ có người có trí mới hiểu rằng chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và mới mong có ngày thành công đạt được.

Hãy sống xứng đáng và hãy nghĩ mỗi ngày là một cuộc đời!
L. A. Seneca
 
 

Buông cũng chính là nắm


Yêu một ai đó giống như chăm sóc một cái cây. Bạn không chỉ giúp nó đủ sáng, đủ nước mà còn cần cho nó không gian để thở nữa, vì thế bạn biết buông để họ có chút tự do cũng là để họ được "thở" như là một lẽ đương nhiên vậy.

Thế nhưng nhiều người khi yêu lại chỉ muốn nắm chặt, muốn kiểm soát đối phương, chỉ cần người ấy đi xa tầm mắt của mình là lại thấy bất an. Do ta quá yếu đuối, chưa đủ trải nghiệm nên tâm hồn ta mới mong manh đến vậy.

Thế mới thấy, những ai đang chung thủy cũng không hẳn là vì ta đối tốt với họ mà thôi, về phía họ có thể là vì họ đã có trải nghiệm tình cảm và không bi quan về những điều không vui đã xảy ra với mình, họ tự mình rút ra bài học để làm chủ bản thân tốt hơn trước cám dỗ.
 
Vì thế, một ai đó muốn rời xa ta thì cứ để họ đi, để họ tự do khám phá cuộc sống, đơn giản chỉ là họ chưa đủ trưởng thành để hiểu rằng họ cần ta hay cần ai khác. Cho dù độ tuổi của họ là bao nhiêu cũng không phản ánh chính xác tuổi tâm hồn của họ. Thực tế là có những người trẻ tuổi nhưng lại là một linh hồn trưởng thành thì họ luôn biết rõ mình cần làm gì một cách mạnh mẽ.
 
Một cuốn sách của Osho có đoạn: “Mỗi sáng thức dậy, người vợ luôn bảo: hôm nay anh được tự do". Điều này cho thấy mức độ cao nhất của yêu nghĩa là mang cho họ đôi cánh tự do chứ không phải trói hay ép buộc họ phải ở cạnh ta, đó phải là sự tự nguyện. Nghĩa là đến điểm họ đã dành nhiều thời gian để tự trải nghiệm hành trình trưởng thành của mình thì cuối cùng họ vẫn chọn bạn để chung đôi.

Từng trải qua thăng trầm cuộc sống, họ đã nhận ra ai mới thực sự đáng quý, điều gì là đáng trân trọng nên người này nhất định sẽ không để lạc mất bạn.

Mỗi người có tốc độ riêng của mình nên ta cũng chẳng thể đuổi theo hay chờ đợi một người không cùng nhịp độ với mình.