(Lichngaytot.com) Hãy lắng nghe câu chuyện về lời Phật dạy về lòng khoan dung để chúng ta thấy rằng việc tha thứ cho lỗi lầm của bất cứ ai kể cả Phạm Anh Khoa cũng không phải là việc gì quá khó khăn.
Scandal vũ công Phạm Lịch tố ca sĩ Anh Khoa gạ tình đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng và càng lúc càng bị truyền thông đẩy ra xa khi họ không muốn chấp nhận cả lời xin lỗi của Phạm Anh Khoa.
Không chấp nhận lời xin lỗi là ép Anh Khoa tới đường cùng
Những ngày qua, dư luận không ngừng phẫn nộ vì sự việc vũ công Phạm Lịch tố đích danh Phạm Anh Khoa gạ tình bằng lời lẽ thô tục khi cả hai cùng làm việc trong chương trình "Trời sinh một cặp". Cô cho biết, Phạm Anh Khoa từng quấn khăn tắm khi cô đến nhà tập và trêu ghẹo cô khi không ai ở nhà.
Anh thực sự không thể ngồi im được nữa khi các dự án anh hợp tác lần lượt loại bỏ tên anh ra khỏi danh sách. Sau một thời gian im lặng, dưới sức ép của truyền thông, Phạm Anh Khoa cuối cùng cũng phải lên tiếng xin lỗi "những ai từng bị tôi làm tổn thương". Thậm chí khi ca sĩ Anh Khoa đã chính thức xin lỗi dư luận vẫn tiếp tục phẫn nộ vì bị đánh giá là không chân thành, không nhận lỗi.
Thế nhưng dường như dư luận đã quá khắt khe khi nghe một lời xin lỗi cũng không chấp nhận? Cho rằng xin lỗi không chân thành. Chẳng cần nói ai đúng ai sai ở đây vì con người ai cũng có lúc phạm lỗi. Thậm chí chính chúng ta trong một ngày cũng để xảy ra không biết bao nhiêu là lỗi.
Chỉ có điều ở đây, có phải chúng ta muốn ép cho gia đình họ đổ vỡ, mất hết sự nghiệp, ép Anh Khoa đến chết mới chịu?
Một sự việc chỉ trở nên trầm trọng hơn trong con mắt phán xét của mọi người mà thôi. Đã là con người thì ai cũng có lúc mắc lỗi hoặc sai sót, không ai hoàn hảo cả. Nếu Phạm Anh Khoa đã nhận ra sai sót của mình thì mọi người nên rộng lòng cho Anh Khoa cơ hội làm lại.
Hãy thôi phán xét người khác một cách quá đáng trong khi bản thân mình vẫn đang đầy rẫy tội lỗi, chỉ là tội lỗi của chúng ta chưa được phương tiện thông tin zoom lên bằng kính hiển vi cho nó to oành lên mà thôi!
Đánh người chạy đi chứ ai chẳng nên đánh người chạy lại, dù sao ca sĩ Anh Khoa đã lên tiếng xin lỗi, còn lại chúng ta đợi xem anh sẽ thay đổi thế nào, còn đòi hỏi “xin lỗi chân thành” thì đó còn là sự cảm nhận, đánh giá cảm quan mỗi người một kiểu.
Lời xin lỗi có hơi muộn một chút nhưng thà muộn còn hơn không. Sự việc này là bài học, kinh nghiệm để Khoa nghiêm khắc kiểm điểm lại mình trong cuộc sống. Đã là người nổi tiếng, đã là người của công chúng thì bất cứ một hành động, một lời nói nào cũng đều gây ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Lời Phật dạy về lòng khoan dung
Chúng ta rộng lòng tha thứ để xem họ sẽ sửa đổi hành động, lời nói của mình trong tương lai chứ không phải xét nét, ép họ tới đường cùng.
Trong điều Phật dạy con người ta trong cuộc sống Người từng nói rằng: “Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực”.
Câu chuyện Phật giáo về lòng khoan dung kể lại sau đây sẽ cho bạn một cách nhìn khác về lỗi lầm của một người khác.
Một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề.
Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó.
Qua câu chuyện Lời Phật dạy về lòng khoan dung để thấy nếu chung ta dùng tình thương thay cho sự trừng phạt thì bài học răn dạy đó còn sâu sắc hơn gấp bội.
Người xưa dạy: Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người. Đức Thích Ca dạy: Oán trả oán, oán ấy chồng chất, lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan. Sách Luận ngữ cũng viết: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Phương pháp luận của Lão Tử cụ thể hơn: Với kẻ lành, lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành, vẫn lấy lành mà ở.
Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người.
Lòng khoan dung sinh ra từ nỗi cảm thông, lòng trắc ẩn, sự hiểu biết và tin vào điều tốt đẹp phía trước. Nỗi đau quằn quại trong chính mình cũng không thể xoá đi lý trí tỉnh táo khách quan và trái tim bao dung độ lượng. Và đấy cũng là sức mạnh để nhìn ra cái xấu, cái ác chưa bị phơi bày.
Có người đã từng nói: “Những cảm xúc phiền não thường sẽ nặng nề nhất đối với những người không thể hoặc không chịu tha thứ”. Nếu chúng ta không thể tha thứ, khi có những cảm xúc phiền não, nó sẽ trở thành loại phiền não nặng nề nhất đối với chúng ta.
Chúng ta tự làm cho chính mình đau khổ. Tự đối xử tàn nhẫn với chính mình bằng cách không tha thứ, chúng ta đau đớn vì điều đó. Khi tức giận, chúng ta đau khổ, khi trừng phạt một ai đó, ngay cả khi chỉ trong suy nghĩ, chúng ta cũng đau khổ. Chúng ta không được tự do, với trạng thái tâm như vậy chúng ta sẽ không thể thực sự phát triển được các phẩm chất tâm linh đến mức độ cao nhất.
Lời Phật dạy về lòng khoan dung chỉ cho chúng ta thấy rằng, tha thứ không phải là dấu hiệu mềm yếu, mà là một sức mạnh cảm xúc rất sâu sắc. Tha thứ là một sức mạnh của cảm xúc. Chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta đủ lớn để tha thứ, để buông xả.
Ngay cả khi đó chỉ là một suy nghĩ, chỉ tưởng tượng mình tha thứ cho một người nào đó đã xúc phạm mình, khoảnh khắc đó bạn đã cảm thấy được giải thoát. Cơn sân vẫn có thể đến lại nữa, bạn lại tiếp tục làm như vậy cho đến khi học được cách tha thứ cho mọi người, tha thứ cho tất cả mọi chuyện, tha thứ vĩnh viễn, để không bao giờ bạn đổ lỗi, không trách cứ ai về bất cứ điều gì nữa.
Hãy tưởng tượng khi bạn có trạng thái tâm ấy, trạng thái tâm không đổ lỗi, không trách móc bất cứ ai, lâm bạn được giải thoát, thanh thản như thế nào.
Hãy nhắc nhở mình rằng: Tôi không chấp giữ oán giận, tôi không muốn trừng phạt bất cứ ai vì bất cứ điều gì. Tôi giải phóng cho mọi người khỏi bất cứ điều gì họ đã làm với tôi, thậm chí bất cứ điều gì họ sẽ làm với tôi trong tương lai.
Chúng ta cần sự tự do và giải thoát như vậy để phát triển các phẩm chất
tâm linh của mình, để thực sự vượt ra khỏi tầm mức tâm thế gian để thể nhập vào tầm trí tuệ xuất thế gian – vượt ra khỏi thế gian, khỏi thế giới phàm phu này.
Kate Nguyễn