(Lichngaytot.com) Những lời khuyên tiền bạc cho những người 30 sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy sáng tỏ hơn với việc nên làm gì với tiền của mình, hạn chế việc sai lầm trong việc mua sắm hàng ngày, không đảm bảo cho tương lai về sau.
1. Hạn chế đi ăn nhà hàng
Lựa chọn đi ăn nhà hàng thực sự là tiện lợi vì không phải đi chợ, nấu ăn và rửa bát đã giải tỏa cho bạn khá nhiều áp lực. Nhất là những ai có đam mê ăn uống, muốn thưởng thức nhiều món ăn mới lạ thì nhà hàng là giải pháp tuyệt vời nhất.
Đúng là thức ăn luôn ngon hơn khi bạn không phải vào bếp, nhưng khi bạn đã 30 nghĩa là cuộc sống của bạn còn nhiều nỗi lo, số tiền bạn kiếm được không chỉ dành cho mỗi bạn mà cần san sẻ cho rất nhiều người, vì thế, hãy nghĩ tới việc tiết kiệm hơn và hạn chế đi ăn nhà hàng nhất có thể.
Đúng là thức ăn luôn ngon hơn khi bạn không phải vào bếp, nhưng khi bạn đã 30 nghĩa là cuộc sống của bạn còn nhiều nỗi lo, số tiền bạn kiếm được không chỉ dành cho mỗi bạn mà cần san sẻ cho rất nhiều người, vì thế, hãy nghĩ tới việc tiết kiệm hơn và hạn chế đi ăn nhà hàng nhất có thể.
Thay vì cứ thích là đi ăn ngoài, hãy cân nhắc bạn có thể ăn ở nhà hàng 1-2 lần/tháng với các nhà hàng đắt tiền. Ngoài ra, việc lựa chọn các nhà hàng có giá bình dân có món ăn ngon cũng sẽ phù hợp hơn. Hầu hết thời gian còn lại trong tháng hãy ăn ở nhà, việc nấu nướng, ăn uống ở nhà sẽ rẻ hơn, đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều.
2. Cố gắng có hơn 1 nguồn thu nhập
Một trong những lời khuyên về tiền bạc cần phải lưu tâm đó là cố gắng gia tăng thu nhập bằng cách làm thêm nghề tay trái, tay phải của mình. Trong đó, nên có ít nhất một nguồn thu nhập thụ động (khoản thu nhập mà bạn có được nhờ các khoản đầu tư, dù không phải tốn nhiều công sức nhưng tiền luôn tự tạo ra tiền).
Khi còn trẻ và có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn lứa tuổi 20 thì đừng ngần ngại nhận khối lượng công việc lớn hơn để có nhiều tiền hơn.
Hoặc với ai có bản lĩnh, hãy thử thách bản thân hơn để có thu nhập cao hơn, những năm 30 tuổi là giai đoạn “chín” nhất để bạn liều lĩnh trong sự nghiệp. Nhất là với những ai đã gắn bó với công ty đã lâu nhưng không có dấu hiệu thu nhập được tăng lên thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu suy nghĩ thay đổi môi trường mới mang lại cho bạn tiền lương cao hơn và đừng quên nâng cao kỹ năng làm việc cho mình ngay lúc này.
Đừng để tới khi ở độ 40, 50 tuổi, việc chuyển hướng sự nghiệp hay quay lại với việc học hành sẽ có rất nhiều khó khăn và rủi ro hơn mà bạn chẳng thế nào vượt qua nổi.
3. Thuê nhà có lợi hơn mua nhà
Việc mua nhà hay thuê nhà ở luôn là vấn đề gây tranh cãi với những ý kiến, góc nhìn khác nhau. Nhưng ở độ tuổi 30 vẫn chưa phải là lúc bạn sống hưởng thụ, nếu chịu khó khăn một chút nhưng có tiền để đầu tư, kinh doanh sẽ tốt hơn là việc vội "an cư lạc nghiệp" quá sớm.
Đó là chưa kể đến việc nếu bạn đầu tư một cách khôn ngoan thay vì mua nhà, bạn sẽ kiếm được thu nhập đáng kể, trong khi đó mua nhà sẽ khiến không ít người trẻ phải gánh một khoản nợ quá lớn.
Ngưỡng 30 tuổi, thu nhập của bạn có thể đã tốt hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chi tiêu vào những thứ xa xỉ không cần thiết. Đừng chạy theo đám đông, thấy họ có nhà, có xe thì bạn cũng nhất định phải có. Học cách tiết kiệm tiền, sống đủ với mức tài chính của bạn, nếu không bạn sẽ phải dành phần đời còn lại để trả nợ.
Đó là chưa kể đến việc nếu bạn đầu tư một cách khôn ngoan thay vì mua nhà, bạn sẽ kiếm được thu nhập đáng kể, trong khi đó mua nhà sẽ khiến không ít người trẻ phải gánh một khoản nợ quá lớn.
Ngưỡng 30 tuổi, thu nhập của bạn có thể đã tốt hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên chi tiêu vào những thứ xa xỉ không cần thiết. Đừng chạy theo đám đông, thấy họ có nhà, có xe thì bạn cũng nhất định phải có. Học cách tiết kiệm tiền, sống đủ với mức tài chính của bạn, nếu không bạn sẽ phải dành phần đời còn lại để trả nợ.
4. Đừng để nghèo khó kìm hãm
Câu chuyện cuộc sống vễ sự trì hoãn đã chỉ cho chúng ta thấy rằng chẳng bao giờ ta có đủ được một hoàn cảnh hoàn hảo, có đủ mọi nguồn lực mà mình cần cả, do đó, lúc nào ta cũng có thể sẵn sàng thực hiện một kế hoạch của mình ngay lập tức.
Nếu bạn đang bị những khó khăn kìm hãm thì vấn đề ở trong tư duy chứ không phải vì bạn đang có một chiếc túi rỗng. Nhiều khi không có được lợi thế nào lại là cơ hội để bạn phát huy năng lực của mình.
Có thể bạn đang gặp khó khăn về tiền bạc đến mức không dám làm gì, thì cũng đừng vội nản chí, bạn vẫn còn một quãng đường rất dài để cố gắng, hãy tích lũy lại dần dần, từng khoản nhỏ, quan trọng nhất là không bỏ cuộc, phải giữ được tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
5. Nên mua sản phẩm chất lượng
Khi bước sang tuổi 30, bạn đã có không ít trải nghiệm để biết rằng những món đồ chất lượng luôn xứng đáng để bỏ tiền hơn là cố gắng mua thật nhiều đồ có giá rẻ về nhà. Chính những món đồ rẻ mà mua quá nhiều và không dùng được nhiều mới là một khoản lãng phí.
Bạn đã ở độ tuổi 30 rồi, bạn xứng đáng để có những bộ quần áo và giày dép có chất lượng tốt để cảm thấy tự tin hơn, có nhiều động lực hơn để kiếm nhiều tiền hơn.
Hơn nữa, không quên đầu tư vào bản thân, đúng như tỷ phú Buffett từng nói rằng: “Bất cứ thứ gì bạn đầu tư vào bản thân, bạn sẽ thu lại gấp 10 lần”. Và không giống như những tài sản và các vụ đầu tư khác, “không ai có thể đánh thuế hay cướp nó khỏi bạn”.
Bạn đã ở độ tuổi 30 rồi, bạn xứng đáng để có những bộ quần áo và giày dép có chất lượng tốt để cảm thấy tự tin hơn, có nhiều động lực hơn để kiếm nhiều tiền hơn.
6. Cẩn trọng với các khoản đầu tư
Một trong những lời khuyên tiền bạc cho những người 30 đáng lưu ý đó là nhất định phải tham gia đầu tư nhưng chỉ bỏ tiền vào những thứ bạn thực sự am hiểu, có nhiều kiến thức về nó.
Ngoài ra, dù bạn mong muốn viễn cảnh rực rỡ nhất cũng phải nghĩ tới hoàn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Nhiều người tư duy theo lối đường thẳng, quá lạc quan về khoản đầu tư của mình nhưng thực tế là luôn có rủi ro trong đầu tư, bạn nên có thêm kế hoạch cho việc khi thất bại thì sẽ xử lý nó như thế nào, sẽ vượt qua nó ra sao.
Những khoản đầu tư bạn nên dành nhiều nhất khi tuổi còn trẻ đó là sức khỏe và giáo dục nhiều hơn. Đến khi bạn có tuổi rồi, sức khỏe ngày một yếu đi, bạn có tiêu hết số tiền mình kiếm ra được cũng chưa chắc lấy lại được sức khỏe. Hãy ăn uống lành mạnh, đi khám sức khỏe thường xuyên, năng tập thể dục và đi ngủ sớm...
Hơn nữa, không quên đầu tư vào bản thân, đúng như tỷ phú Buffett từng nói rằng: “Bất cứ thứ gì bạn đầu tư vào bản thân, bạn sẽ thu lại gấp 10 lần”. Và không giống như những tài sản và các vụ đầu tư khác, “không ai có thể đánh thuế hay cướp nó khỏi bạn”.
7. Tiết kiệm tiền cho tuổi già
Ở tuổi đôi mươi bạn có thể vô tư không nghĩ ngợi gì nhưng ở tuổi 30, bạn sẽ càng thấy thời gian trôi qua nhanh như thế nào, do đó đừng lãng phí thời gian cho việc ăn tiêu mà thôi.
Đã đến lúc bạn cần thực tế hơn, nghĩ tới cảnh khi bạn về hưu ở tuổi 50, 60, nếu lúc đó bạn chẳng có đồng nào trong túi thì cuộc sống tủi nhục đến nhường nào. Việc mỗi tháng xin con cháu tiền không phải là viễn cảnh ai cũng mong muốn vì lúc đó chúng nó cũng có những khó khăn riêng, chúng ta tốt hơn hết đừng tạo thêm gánh nặng cho con trẻ.
Hãy thực hiện tiết kiệm ngay từ bây giờ cho dù là một khoản nhỏ thôi để sau này bạn sẽ có một số tiền kha khá trong tài khoản khi về già. Khi ấy, bạn có thể chi tiêu mọi thứ theo ý mình. Ngoài ra, bạn có thể học tập theo 10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn.
Đã đến lúc bạn cần thực tế hơn, nghĩ tới cảnh khi bạn về hưu ở tuổi 50, 60, nếu lúc đó bạn chẳng có đồng nào trong túi thì cuộc sống tủi nhục đến nhường nào. Việc mỗi tháng xin con cháu tiền không phải là viễn cảnh ai cũng mong muốn vì lúc đó chúng nó cũng có những khó khăn riêng, chúng ta tốt hơn hết đừng tạo thêm gánh nặng cho con trẻ.
Hãy thực hiện tiết kiệm ngay từ bây giờ cho dù là một khoản nhỏ thôi để sau này bạn sẽ có một số tiền kha khá trong tài khoản khi về già. Khi ấy, bạn có thể chi tiêu mọi thứ theo ý mình. Ngoài ra, bạn có thể học tập theo 10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn.
8. Bàn bạc tài chính với chồng/vợ
Lời khuyên tiền bạc cho những người 30 đó là thời điểm này hầu hết các bạn đã kết hôn, điều đó có nghĩa là cuộc sống của bạn gắn liền với người bạn đời của mình, vấn đề tiền bạc của bạn không phải chỉ có mình bạn nữa rồi. Ví dụ như một người chăm chỉ kiếm tiền còn người kia lãng phí thì kế hoạch giàu có của hai bạn sẽ thường xuyên không được hoàn thành.
Do đó, không chỉ với các vấn đề khác trong cuộc sống lứa đôi mà chuyện nên sử dụng tiền như thế nào thì cả hai cũng phải có sự thống nhất. Ví dụ, hai người đặt mục tiêu tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong năm nay, một tháng nên chi bao nhiêu tiền… để cùng nhắc nhở nhau tránh tiêu xài hoang phí.
Cả hai có thể thống nhất, khi nhận lương, cùng gộp số tiền hai người lại, bất kể việc ai kiếm được nhiều hay ít hơn, sau đó trích một phần để vào tài khoản tiết kiệm làm quỹ tài chính dùng khi cần thiết. Vì cuộc sống luôn không lường trước điều gì, nếu bạn bị mất việc hoặc ốm đau, bạn sẽ vẫn có một khoản tiết kiệm để xoay xở tình huống này.
Do đó, không chỉ với các vấn đề khác trong cuộc sống lứa đôi mà chuyện nên sử dụng tiền như thế nào thì cả hai cũng phải có sự thống nhất. Ví dụ, hai người đặt mục tiêu tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong năm nay, một tháng nên chi bao nhiêu tiền… để cùng nhắc nhở nhau tránh tiêu xài hoang phí.
Cả hai có thể thống nhất, khi nhận lương, cùng gộp số tiền hai người lại, bất kể việc ai kiếm được nhiều hay ít hơn, sau đó trích một phần để vào tài khoản tiết kiệm làm quỹ tài chính dùng khi cần thiết. Vì cuộc sống luôn không lường trước điều gì, nếu bạn bị mất việc hoặc ốm đau, bạn sẽ vẫn có một khoản tiết kiệm để xoay xở tình huống này.