Một nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc, họ kết luận: “Những người thành công nhất không phải là những người tài năng nhất, chỉ là những người may mắn nhất”.
Lỗi khiến bạn thông minh nhưng không thể giàu |
1. Các quyết định tài chính quá tối ưu hóa
Họ dành vô số thời gian để nghiên cứu và phân tích, đưa ra những gì họ tin là quyết định tài chính “hoàn hảo” - cho dù đó là đầu tư vào cổ phiếu, mua bảo hiểm hay chọn một kế hoạch thế chấp.
Điều trớ trêu ở đây là trong khi tìm kiếm sự lựa chọn tối ưu, họ thường bỏ lỡ những cơ hội tốt ngay trước mắt. Lời khuyên là chỉ nên giữ mọi thứ ở mức đơn giản mà thôi.
- Nếu vay tiền, bạn phải trả lại cùng với lãi suất, nghĩa là bạn phải trả nhiều hơn số tiền đã vay.
- Bạn có thể không phải lúc nào cũng có thể làm việc để kiếm tiền. Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị bệnh hoặc bị thương. Và hầu hết chúng ta không thể làm việc cho đến tuổi già. Vì vậy, hãy nghĩ về thu nhập trong tương lai khi bạn nghỉ hưu.
- Kiểm soát chi tiêu của bạn: Nếu về mặt cơ cấu, bạn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, bạn sẽ tiết kiệm được tiền, đó là nền tảng tạo dựng được sự giàu có.
- Làm chủ tốt hơn làm người cho vay. Nếu bạn nhận được tiền lãi từ tài khoản tiết kiệm của mình, bạn chỉ đang là người cho ngân hàng vay tiền. Ưu điểm là bạn nhận được lãi suất. Nếu bạn là chủ sở hữu (cổ phiếu, tài sản, doanh nghiệp) thì khả năng tăng giá sẽ cao hơn.
- Nếu cơ hội không tạo ra tiền mặt thì nó không có ý nghĩa gì. Hãy quên đi những cơ hội mà bạn không hiểu gì, dòng tiền lấy ra từ đâu.
2. Tâm lý bầy đàn
Trong đầu tư, điều này có thể dẫn đến bong bóng đầu cơ, nơi bạn có thể mất rất nhiều tiền nhưng vẫn cứ đâm đầu vào đó như con thiêu thân chỉ vì bạn đang để cảm xúc của mình hoàn toàn quyết định. Không lạ gì cứ sốt vàng là người người đổ tiền đi mua, sốt đất mọi người thi nhau đi mua đất,...
Tuy nhiên, việc đi theo bầy đàn không chỉ là một hiện tượng đầu tư. Có rất nhiều hành vi bầy đàn trong xã hội mà bạn cần nhận diện, ngay cả việc mua ô tô, quần áo, phụ kiện hoặc đi nghỉ mát... Chúng ta có xu hướng muốn những gì người khác muốn, chỉ để cho người ta xem, cho người ta ngưỡng mộ mình.
Vì vậy hãy cố gắng bước ra khỏi "tâm lý bầy đàn", mở đường cho cuộc sống của bạn và tận hưởng cuộc sống theo cách đơn giản.
3. Tập trung quá nhiều vào quá khứ
Nhiều nhà đầu tư ghi nhớ có chọn lọc những thành công của họ trong khi quên đi những thất bại, làm sai lệch nhận thức của họ về năng lực đầu tư. Họ tự tin nhận định rằng: "Nếu nó đã hoạt động trong quá khứ thì nó sẽ hoạt động trở lại".
Nhưng thực tế là chẳng có một sự đảm bảo 100% nào cả. Điều này cũng đúng trong sự nghiệp của chúng ta. Chúng ta không thể mong đợi luôn tạo ra thu nhập bằng những kỹ năng hiện có của mình.
Chỉ cần nghĩ về tất cả các công việc không còn tồn tại. Dựa vào thành kiến nhận thức muộn có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức dựa trên các mô hình nhận thức được và có thể không tồn tại trong tương lai.
4. Cố gắng quá mức
- Họ quá sợ đưa ra quyết định đầu tư sai lầm;
- Ngược lại, họ cũng có thể lo sợ không kiếm được nhiều tiền khi bỏ lỡ những cổ phiếu được quảng cáo rầm rộ;
- Hoặc họ không muốn đánh giá đúng vị trí của mình.
Điều đó có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức hoặc trở nên quá sợ rủi ro. Để vượt qua ác cảm hối tiếc hãy nhớ rằng cân bằng là chìa khóa cho mọi vấn đề.
5. Xử lý tiền tùy theo nguồn gốc của nó
Ví dụ: một số người có thể vung tiền hoàn thuế cho những mặt hàng xa xỉ hơn là dùng nó để dành tiết kiệm hoặc trả hết nợ. Đơn giản vì họ coi đó là tiền có “thêm”.
Điều tương tự với tiền thưởng ngày lễ, Tết, hầu hết chúng ta chi tiêu, mua sắm, tặng quà nhiều hơn cho mọi người chứ không dùng số tiền đó để đầu tư, tiết kiệm.
Tiền dưới bất cứ hình thức nào cũng là tiền. Chúng ta thực sự nên đối xử bình đẳng với tất cả các loại tiền bạc. Không quan trọng bạn có được nó khó hay dễ, vẫn luôn ưu tiên tiết kiệm, đầu tư cho tương lai trước khi nghĩ tới việc mua sắm, chi tiêu.
6. Tập trung vào thua lỗ
Thực tế là trong đầu tư, nhiều người cố gắng giữ các khoản đầu tư thua lỗ quá lâu với hy vọng hòa vốn, thay vì cắt lỗ và phân bổ lại nguồn lực hiệu quả hơn.
Sự thiên vị này bắt nguồn từ nỗi đau tâm lý liên quan đến tổn thất tài chính. Và bởi vì những mất mát gây tổn thương về mặt cảm xúc nhiều hơn là xử lý vấn đề sao cho bớt thiệt hại tài chính nhất.
7. Thiên kiến xác nhận
Sự thiên vị trong thông tin như thế này có thể tác động đáng kể đến việc ra quyết định tài chính bằng cách khiến các cá nhân đưa ra lựa chọn dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch.
Ví dụ như đôi khi bạn nảy ra ý tưởng đầu tư vào thứ gì đó và bắt đầu tìm kiếm bằng chứng ủng hộ ý tưởng của mình. Thật dễ dàng để chọn ra những lập luận tích cực cho bất kỳ khoản đầu tư nào bạn nghĩ tới đều hợp lý. Bạn có xu hướng lờ đi những thông tin cảnh báo rằng nó bất ổn.
Nhìn chung những lỗi khiến bạn thông minh nhưng không thể giàu trên đây đều xuất phát từ vấn đề cảm xúc theo bản năng của chúng ta. Trong khi việc bám sát các quy tắc đầu tư mới thực sự là điều quan trọng nhất.
Bằng cách hiểu và giải quyết những thành kiến tâm lý trên đây tất cả chúng ta đều có thể cải thiện việc ra quyết định tài chính của mình. Đó là cách bạn đạt được sự giàu có và thành công lâu dài.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: