Công thức 6 loại nước tốt cho F0 rất đơn giản, rẻ tiền lại đánh bay Covid

Thứ Năm, 24/02/2022 16:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngoài việc cách ly tại nhà và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các F0 nên tham khảo những loại nước tốt cho F0 nhanh khỏe ngay sau đây.
 

1. Trà mật ong ấm

 
 
 

Nguyên liệu để pha trà mật ong 

  • 10gr lá trà xanh tươi hoặc chè khô.
  • 500ml nước lọc đun sôi.
  • 2-3 thìa mật ong nguyên chất (có thể tăng hay giảm khẩu vị tùy sở thích).
  • 1 quả chanh tươi .

Cách chế biến trà mật ong

 
Lá trà xanh rửa thật sạch qua nước muối rồi để ráo sau đó vò nát. Để vào bình (ấm) trà.
 
Chanh tươi cắt đôi, một nửa vắt lấy nước, nửa còn lại cắt thành 2-3 lát mỏng để trang trí.
 
Sau đó đổ một ít nước vào ấm để tráng trà cho bớt đi mùi hăng cũng như làm sạch trà. Tiếp đến bỏ nước đó đi rồi rót vào tầm 350ml nước đun sôi vào đậy nấp khoảng 15 phút hãm cho trà ra chất.
 
Sau khi hãm xong bạn rót nước trà xanh ra ly thủy tinh, tiếp đến cho 2 muỗng nước cốt chanh đã vắt vào, đồng thời cho luôn mật ong vào và khuấy đều, nêm nếm lại tùy khẩu vị của mình nhé.
 
Chanh cắt lát bạn trang trí thêm vào ly trà xanh mật ong mới pha để đẹp mắt, sau đó thưởng thức, tốt nhất là không thêm đá và uống khi nước còn ấm.

Tác dụng

 
Trà ấm có thể giúp phá vỡ chất nhầy và làm cho nó bị đẩy ra khỏi cơ thể, đồng thời mang theo một ít virus. 
 
Uống một cốc trà ấm với mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn khi bạn mắc Covid, và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch. Người khỏe mạnh cũng có thể uống, một tuần uống 2 lần loại trà này cũng là cách bảo vệ bản thân khỏi virus Corona.
 

2. Nước đậu xanh rau má

 
 

Nguyên liệu làm nước đậu xanh rau má

  • Rau má 500 gr.
  • Đậu xanh 150 gr (đã bóc hết vỏ ngoài nếu các bạn muốn uống nguyên chất hãy để nguyên vỏ).
  • Sữa đặc 200 ml.
  • Một ít nước lọc.
  • Máy xay sinh tố, nồi hấp, bếp, ly thủy tinh, dao, thớt, bát tô, rổ, rây lọc.

Cách chế biến nước đậu xanh rau má

 
Trước tiên các bạn hãy ngâm đậu xanh khoảng 4-5 tiếng trước khi nấu nhé ( chúng ta có thể ngâm trong nước ấm hay nước lạnh đều được). Sau đó cho vào nồi hấp khoảng 30 phút cho chín.
 
Sau khi mua rau má về, các bạn bỏ bớt phần thân già, ngắt hết những cọng bị héo, vàng, rửa sạch với nước rồi để ráo.
 
Chúng ta tiếp tục cho rau má vào máy xay, đổ nước và xay nhuyễn ( thường thì 500gr rau má sẽ tương ứng với 1 lít nước. Các bạn nên chia ra xay 2 lần thì sẽ dễ dàng xay hơn)
 
Sau khi đã xay xong rau má thành một hỗn hợp thì ta dùng túi lọc hoặc rây để lọc bỏ phần bã.
 
Cho phần rau má đã được lọc, đậu xanh và khoảng 200ml sữa đặc xay đều, xay xong có thể đổ ra cốc là đã hoàn thành rồi.
 
Nếu tỳ hàn đi tiêu lỏng, bụng đầy cho thêm 3 lát gừng tươi. Nếu ho đàm tức ngực thêm lá tía tô 20-40g.
 
Các bạn nên dùng đậu xanh rau má sau khi xay xong, nếu không hết thì có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong ngày nhé.
 

Tác dụng

 
Loại nước tốt cho F0 này sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch với đặc tính kháng sinh đóng vai trò đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. 
 
Đậu xanh vị ngọt tính mát. Tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng. Đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, đều là dưỡng chất có lợi tăng sức khỏe. 
 
Rau má có vị đắng tính mát. Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má giàu dinh dưỡng, vitamin, dưỡng chất tăng cường sức kháng thể.
 
Tuy nhiên, mặc dù rau má có nhiều lợi ích nhưng cũng đừng lạm dụng quá. Do rau má có tính hàn nên nếu dùng quá nhiều rau má sẽ dẫn đến bị tiêu chảy, ngoài ra vì vấn đề còn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất kích thích nên dễ gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm.
 

3. Nước gừng, chanh sả, mật ong

 
Nước gừng, chanh sả, mật ong

Nguyên liệu làm nước gừng, chanh sả, mật ong

  • 3 cây sả.
  • 1 củ gừng (củ vừa phải, to quá sẽ không thơm).
  • 2 quả chanh tươi.
  • Đường phèn hoặc 30 ml mật ong.
  • 2 lít nước.

Cách chế biến

 
Sả rửa sạch, bỏ vỏ già rồi đập dập hoặc thái mỏng.
 
Gừng rửa sạch, đập dập hoặc thái lát mỏng.
 
Cho chanh, sả, gừng vào ly với 1 muỗng canh mật ong, sau đó cho 300ml nước sôi hoặc nước nóng trong bình thủy chế vào ly, khuấy đều, đậy kín khoảng 5 phút, chờ nước còn ấm thì uống 1 ly vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn hiệu quả.
 
Bạn có thể nấu nhiều nước gừng sả, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống dần, có thể hâm nóng lại. Loại nước này có thể bảo quản trong 7 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.
 

Tác dụng

 
Nước này là loại nước tốt cho F0, có công dụng tuyệt vời khác là tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp hạn chế virus xâm nhập đường hô hấp. Loại nước uống này còn chữa đau họng, giảm nhẹ sự kích thích của niêm mạc, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trực tiếp đến răng miệng.
 

5. Nước đậu đen, gừng, tía tô

 
 

Nguyên liệu làm nước đậu đen, gừng, tía tô

  • Đậu đen 60 - 80g.
  • Gừng tươi 16 - 20g.
  • Lá tía tô 40g.
  • Nước lọc

Cách chế biến 

 
Rửa đậu đen thật sạch cùng một chút muối, ngâm đậu trong vòng 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm. 
 
Gừng rửa sạch, cạo sơ vỏ, sau đó thái chỉ hoặc đập dập cả củ.
 
Đun nhừ đỗ đen cùng lượng nước lọc ngập đỗ, sau đó cho thêm gừng vào.
 
Tía tô thái mỏng bỏ vào hỗn hợp đỗ đen và gừng tầm 10 phút, sau đó đem uống, nếu thấy nhạt thì cho thêm ít đường phèn ăn cả cái lẩn nước.
 
Nếu ho đàm ngẹt mũi ớn lạnh thì cho thêm tía tô. Nếu bụng đầy, tiêu lỏng, tỳ vị hàn thì nên rang đậu đen trước khi đun nhừ.
 

Tác dụng

 
Đậu đen theo sách dược tính chỉ nam có vị ngọt, khí êm, không độc. Lợi thủy, hạ khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải độc.
 
Gừng tươi, theo sách Tuệ Tĩnh có vị cay ấm. Thông khí tỉnh thần, trừ tà khí, phục hồi chính khí.
 
Tía tô có vị cay, tính ấm giảm co thắt cơ trơn phế quản chữa cảm sốt giảm ho đờm tức ngực.
 

6. Nước đỗ trắng hầm tỏi

 
 

Nguyên liệu làm nước đỗ trắng hầm tỏi

  • 100g tỏi ta.
  • 100g đậu trắng.
  •  2 lít nước lọc.

Cách chế biến

 
Trước khi nấu, cho đỗ trắng vào ngâm và rửa sạch. 
 
Sau đó cho cả hai thứ trên cho vào đun cùng lúc, cho nước vừa phải, nêm gia vị bằng muối ăn hạt to hoặc nước tương ngâm tỏi để lâu năm. Nếu ai đầy bụng khó tiêu thì cho thêm vài lát gừng.
 
Đậu trắng rất giàu protein, carbohydrat, chất béo, chất xơ, calci, folat và Vitamin C, A, B9, B1,B6. 
 

Tác dụng

 
Tỏi theo sách dược tính có vị cay tính ấm, thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu độc ung nhọt.
 
Chủ yếu bổ tỳ hòa trung tiêu, ích thận, thông hòa ngũ tạng, trừ ôn dịch tà khí…
 
Trị chứng tỳ thận hư yếu sinh đàm thấp ứ trệ, mỡ máu tăng, huyết áp cao, ho đàm nhiều ngực sườn đầy tức, thận yếu huyết ứ nhức mỏi.
 
Theo đông y, tỳ thận là nơi sinh đờm, phổi là nơi chứa đờm. Khi tỳ thận được tư dưỡng, thận vận hóa tốt, đờm thấp tự tiêu. Từ đó đờm trệ huyết ứ phổi và các nơi cũng giảm, tăng cường khí huyết dinh dưỡng đến tạng phế toàn thân cũng được cải thiện. Đây là cách giúp F0 nhanh bình phục, hạn chế biến chứng.

7. Lưu ý


Để phòng tránh đại dịch toàn cầu này, bạn chỉ nên uống một trong những loại nước trên từ 1 - 2 lần/1 tuần. Chúng ta vẫn có thể uống nhưng với một liều lượng phù hợp với từng cá thể, tốt nhất là nên có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng. 

Các loại nước trên chỉ hỗ trợ phần nào trong việc phòng chống virus. Như những tin đồn lan truyền trên các trang mạng xã hội, đây không phải là thuốc chữa bách bệnh đối với Coronavirus.

Vì vậy, thay vì lạm dụng các loại nước trêm, mọi người cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong mùa dịch bệnh.
 
Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: