(Lichngaytot.com) Cuộc sống xô bồ với nhịp độ diễn ra nhanh chóng mặt khiến chúng ta quên mất rằng: Lập công danh không bằng tích đức. Về cơ bản, ta đã quên việc gì mới thực sự là quan trọng trong cuộc đời mình, chỉ lo xây dựng ảo vọng như giã tràng xe cát vậy.
Người xưa có câu: "Lập công danh không bằng tích đức" để răn dạy con cháu mình biết rằng có cố gắng tạo dựng công danh, địa vị cũng không bằng việc tích đức hành thiện cho đời.
Với nhiều kinh nghiệm trong đời, cha ông chúng ta đã nhìn thấy rõ những quả báo do việc theo đuổi công danh, bất chấp hậu quả nên muốn nhắc nhở chúng ta phải giữ vững lương tâm, không làm những việc gian ác thì cuộc sống. Chỉ những điều đó mới có thể giúp cho gia đình và sự nghiệp của bạn ngày càng hưng vượng hơn.
Thế nhưng, ngày nay hầu hết chúng ta lờ đi lời khuyên đó, vẫn mải miết theo đuổi công danh thậm chí có người dùng tiền để tiến thân. Họ chẳng cần biết hậu quả đến đâu, chỉ để mong một ngày người ta kêu họ với danh vị thật kêu. Nhưng nếu có may mắn có được ngày đó thì chắc gì đã vui hay trong lòng lại luôn cảm thấy bất an, luôn lo sợ "cái ghế" của mình bị lung lay.
Hiện tại, dù bạn vẫn là một người bình thường hay đang có công danh cũng cần thức tỉnh để nhận ra rằng việc tích đức mới là quan tâm hàng đầu. Bạn có thể thực hiện những việc tích đực cụ thể như sau:
Hiện tại, dù bạn vẫn là một người bình thường hay đang có công danh cũng cần thức tỉnh để nhận ra rằng việc tích đức mới là quan tâm hàng đầu. Bạn có thể thực hiện những việc tích đực cụ thể như sau:
1. Chia sẻ tri thức
Tâm lý giấu kỹ những điều mình biết, không muốn tiết lộ cho ai vì sợ người ta học và giỏi hơn mình đã trở thành điều gì đó cũ kỹ, lạc hậu vì thế giới ngày nay là thế giới của sự sẻ chia để tri thức nhân loại được nhân lên từng giây, từng phút.
Ngày nay, việc chia sẻ tri thức được thực hiện rất tốt với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại. Chỉ cần không biết điều gì bạn có thể tìm trên Google, Youtuber sẽ có người hướng dẫn cho bạn tận tình từng bước... Đó cũng là cách tuyệt vời mà tri thức thế giới này đang được chia sẻ và bạn nên biết tận dụng nó.
Thậm chí, bạn cũng nên là một cá nhân chia sẻ những trải nghiệm hữu ích của mình để người khác học hỏi. Đơn giản như bạn từng đọc một cuốn sách hay và khuyến khích mọi người cùng đọc để có thêm những kiến thức mới.
Ngày nay, việc chia sẻ tri thức được thực hiện rất tốt với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại. Chỉ cần không biết điều gì bạn có thể tìm trên Google, Youtuber sẽ có người hướng dẫn cho bạn tận tình từng bước... Đó cũng là cách tuyệt vời mà tri thức thế giới này đang được chia sẻ và bạn nên biết tận dụng nó.
Thậm chí, bạn cũng nên là một cá nhân chia sẻ những trải nghiệm hữu ích của mình để người khác học hỏi. Đơn giản như bạn từng đọc một cuốn sách hay và khuyến khích mọi người cùng đọc để có thêm những kiến thức mới.
Hoặc khi thấy ai đó gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn có thể cho họ một vài lời khuyên hoặc giúp họ một tay để họ vượt qua thì họ chắc chắn sẽ cảm kích không thôi.
2. Hỗ trợ người thiếu phước
Thói đời chúng ta hay thích làm thân với người giàu có, cái thói mà chúng ta hay mỉa mai rằng "thấy người sang bắt quàng làm họ". Thậm chí có kẻ cứ thấy ai giàu là xu nịnh, bợ đỡ sẵn sàng lao vào giúp họ việc này việc kia vì tin rằng có ngày họ sẽ giúp mình.
Những việc này họ làm đều có chủ tâm là họ muốn thu lợi từ người giàu, cho rằng người giàu là quý nhân cuộc đời nhưng họ đâu biết rằng giúp đỡ kẻ nghèo khó còn tạo phước nhiều gấp trăm nghìn lần việc họ đang làm.
Ví dụ như bạn giúp người nghèo có 20 nghìn để họ có thể có bữa trưa hay bữa tối no bụng sẽ vô cùng đáng quý. Nhưng cũng với 20 nghìn ấy bạn đưa cho người giàu thì họ chẳng hề xem trọng. Khi hiểu rõ về lợi ích bố thí, cúng dường, bạn cũng sẽ hiểu vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo.
Những việc này họ làm đều có chủ tâm là họ muốn thu lợi từ người giàu, cho rằng người giàu là quý nhân cuộc đời nhưng họ đâu biết rằng giúp đỡ kẻ nghèo khó còn tạo phước nhiều gấp trăm nghìn lần việc họ đang làm.
Ví dụ như bạn giúp người nghèo có 20 nghìn để họ có thể có bữa trưa hay bữa tối no bụng sẽ vô cùng đáng quý. Nhưng cũng với 20 nghìn ấy bạn đưa cho người giàu thì họ chẳng hề xem trọng. Khi hiểu rõ về lợi ích bố thí, cúng dường, bạn cũng sẽ hiểu vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo.
Vì thế, khi giúp đỡ người nghèo hãy thực hiện bằng cái tâm, bằng sự thấu hiểu chứ không phải đồ nào mình thừa, quần áo bị rách hay đầm dự tiệc lộng lẫy cũng dùng đi quyên góp trong loạt đồ từ thiện gửi cho người già, phụ nữ và trẻ em... ở những nơi khó khăn quả là thiếu thực tế, thiếu tôn trọng họ.
Có người khi tuyệt vọng, khi vào đường cùng được bạn cho bát cơm, chai nước, sau này khi họ thành công nhất định sẽ không quên lòng tốt của bạn ngày đó, thậm chí họ sẽ có thể quay lại giúp đỡ bạn.
Có thể những người nghèo đó không có gì để cảm ơn bạn, nhưng trong thâm tâm, họ sẽ luôn nhớ đến bạn và biết ơn bạn. Lòng tốt của bạn nếu để đúng chỗ sẽ phát huy nội lực trăm nghìn lần so với những gì bạn từng tưởng tượng.
Có người khi tuyệt vọng, khi vào đường cùng được bạn cho bát cơm, chai nước, sau này khi họ thành công nhất định sẽ không quên lòng tốt của bạn ngày đó, thậm chí họ sẽ có thể quay lại giúp đỡ bạn.
Có thể những người nghèo đó không có gì để cảm ơn bạn, nhưng trong thâm tâm, họ sẽ luôn nhớ đến bạn và biết ơn bạn. Lòng tốt của bạn nếu để đúng chỗ sẽ phát huy nội lực trăm nghìn lần so với những gì bạn từng tưởng tượng.
Đừng chê việc thiện nhỏ không làm, không có nhỏ thì sao có lơn, hãy cứ cần mẫn tích lũy dần những việc thiện lành. Vừa hết nghiệp ác của quá khứ là quả thiện sẽ về.
3. Trân trọng mọi duyên kỳ ngộ
Bất cứ ai ta gặp trên cuộc đời cũng là nhờ cái duyên từ trong quá khứ và có thể trong những kiếp sau chúng ta lại gặp lại nhau không chừng, vì thế, để đó là duyên lành thì cố gắng đối xử tốt với bất cứ ai bạn gặp trên đường đời.
Hãy chú ý đến việc gieo kết thiện duyên, thể hiện sự chân thành với người khác bằng cả trái tim, có lối cư xử phải phép, hài hòa, để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người vì không ai nợ bạn cả, người ta đối xử đúng cách mà bạn từng đối xử với họ mà thôi.
Hãy chú ý đến việc gieo kết thiện duyên, thể hiện sự chân thành với người khác bằng cả trái tim, có lối cư xử phải phép, hài hòa, để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người vì không ai nợ bạn cả, người ta đối xử đúng cách mà bạn từng đối xử với họ mà thôi.
Nếu bạn làm thiện mà thấy cuộc đời vẫn khổ đau đừng oán trách trời đất. Mình biết vậy nhưng cứ cần mẫn mà trả nghiệp cho quá khứ mình chưa được hoàn tất mà thôi.
Muốn làm một người lịch sự, có lễ nghĩa thì hãy mỉm cười với người khác, chân thành kết giao với họ và không lợi dụng, trong khả năng cho phép hãy tặng cho họ chút quà. Học cách biết ơn người khác, không lãng quên ân tình của họ, đó đều là cách làm hay để tích âm đức cho mình.
4. Giữ trọn chữ tín
Dù trong việc gì cũng phải cố gắng giữ chữ tín, một khi đã đưa ra lời hứa thì phải làm được mới dám nói, chớ nói cho vui.
Trong việc kinh doanh, nếu buôn gian bán lận thì chỉ được cái lợi ở tiền bạc hiện tại nhưng tương lai sẽ mất đi chữ tín trong làm ăn, mất khách, những thiếu hụt này cũng đã tự động được ghi chép và tích tụ quả báo về sau.
Trong việc kinh doanh, nếu buôn gian bán lận thì chỉ được cái lợi ở tiền bạc hiện tại nhưng tương lai sẽ mất đi chữ tín trong làm ăn, mất khách, những thiếu hụt này cũng đã tự động được ghi chép và tích tụ quả báo về sau.
Một người khi mua bán kinh doanh phải luôn làm đúng, phải công bằng. Làm người phải công bằng chính nghĩa, không nên tham lam những lợi lộc vụn vặt và đừng tính toán thiệt hơn với người khác.
5. Trân trọng mọi sinh mệnh
Đức Phật luôn khuyên chúng ta tránh sát sinh nhưng không phải ai cũng thực hiện được việc đó vì không phải ai cũng đủ duyên hay đủ quyết tâm để tu hành. Thế nhưng, dù bạn là ai cũng nên luôn ý thức được rằng mỗi sinh mệnh đều rất đáng quý, ngay cả con sâu, con kiến,... cũng không nên là trò đùa hay dễ dàng giết nó với sự hả hê.
Khi bạn làm ác mà thấy cuộc đời vẫn an ổn thì cũng đừng vội mừng hay hả hê quá sớm. Chỉ là may mắn trong quá khứ bạn từng tạo nhiều nghiệp tốt và đến nay nó vẫn còn bù lại cho bạn chút đỉnh mà thôi. Nhưng việc này cũng chẳng thể kéo dài được lâu, khi bạn hưởng vừa hết phước cũ, quả ác của bạn sẽ sớm bị phơi bày.
Lúc đó có hối hận thì đã quá muộn rồi. Vay trả cứ vậy mà triền miên từ kiếp này sang kiếp khác.