Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những lầm tưởng này khiến chúng ta dễ dàng bị các nhãn hàng "móc túi" mỗi ngày

Thứ Tư, 02/11/2022 13:52 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lầm tưởng thường gặp về chi tiêu sau đây diễn ra mỗi ngày với bất cứ ai. Sự thật là dù ta đã nhận ra chúng nhưng rất khó cưỡng lại sự cám dỗ mà nó mang lại.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  
 

1. Lầm tưởng 1: Đồ giảm giá

 

Cách ta bị "móc túi"


Một trong những lầm tưởng thường gặp về chi tiêu đó là mọi người đổ xô mua đồ giảm giá vì nghĩ rằng như thế mới tiết kiệm. Kết quả là nhiều người thường mua quá nhiều thứ mình không cần hoặc không thích vì ham rẻ. 

Chính vì thế, không ít các nhãn hàng đã để giá cao và sau đó hạ giá bằng cách đưa ra các chương trình sale, ưu đãi nhằm mục đích đánh vào tâm lý người dùng và khó ai mà tránh khỏi những cám dỗ như thế này.

Trong các cửa hàng, không khó để chúng ta bắt gặp những biển quảng cáo ưu đãi mua 2 tặng 1, mua một lốc tặng cốc, tặng phiếu giảm giá… Đây là những thứ khiến chúng ta lầm tưởng rằng mình đã có được một "món hời". Tuy nhiên cảm quan nhất thời tưởng chừng giúp chúng ta tiết kiệm một khoản nào ngờ lại là thủ phạm khiến chúng ta lãng phí tiền bạc.

Rất nhiều đồ giảm giá như quần áo, phụ kiện có chất liệu hoặc hình in không chất lượng nên rất nhanh hỏng và mục tiêu của nhà sản xuất là làm mọi thứ nhanh, rẻ để chúng ta tìm đến với họ thường xuyên hơn.
 
Đó là còn chưa kể tới việc những món đồ được tặng kèm hoặc những thứ giảm giá chưa chắc bạn đã sử dụng đến chúng hoặc nếu có thì chỉ một vài lần rồi bỏ xó. 
 
Hoặc rất nhiều siêu thị áp dụng hình thức mua trên 500 nhìn, một triệu sẽ giao hàng miễn phí đến tận nhà. Tưởng rằng đây là việc có lợi cho khách hàng nhưng thực ra bạn đang phải chi tiền nhiều hơn. Có thể bạn đang cố mua thêm vài món không cần thiết để đạt tới mức tiền được giao hàng miễn phí.
 
Điều này cũng tương tự với việc khách hàng được mua sản phẩm với giá ưu đãi khi giá trị hóa đơn đạt đến mức nhất định. Bạn sẽ cảm thấy mình mua được một sản phẩm nào đó với giá hời và sẵn sàng chi thêm tiền.
 
lam tuong thuong gap ve chi tieu
Những lầm tưởng thường gặp về chi tiêu

Giải pháp


- Cẩn thận với những con số 9:

Hãy cẩn thận với cách đặt giá lẻ kiểu 299.000 thay vì 300.000, 1.499.000 triệu thay vì 1.500.000 triệu đó là cách nhãn hàng đánh vào tâm lý của chúng ta. Các thống kê cho thấy, những con số lẻ như thế thường thu hút hơn, khiến người mua có cảm giác sản phẩm rẻ hơn. 

Tốt hơn hết khi thấy những con số đó hãy lập tức làm tròn và nhẩm nó trong đầu để tránh bị những bảng giá đánh lạc hướng.

- Nhẩm tính số tiền cho từng đơn vị cụ thể:

Ngoài ra, khi bạn đang định mua một mặt hàng nào đó với số lượng lớn, hãy kiểm tra số tiền mà bạn phải trả cho từng đơn vị khối lượng riêng lẻ của nó. Bởi vì nhiều mặt hàng, dù bạn mua 100 gram hay mua 1kg thì giá cả trên mỗi 100 gram cũng không khác gì nhau. Trong trường hợp này, việc mua số lượng lớn không giúp bạn tiết kiệm hơn. Cho nên bạn hãy chỉ mua lượng đủ dùng mà thôi. 

- Lên kế hoạch chi tiêu:

Tốt hơn hết, để quản lý tài chính chặt chẽ hơn bạn nên lên kế hoạch số tiền nhất định được chi cho việc mua sắm trong tháng. Việc này tránh tâm lý bốc đồng mua một món đồ đẹp mắt chỉ dùng 1-2 lần như một bộ váy dự tiệc đắt tiền nhưng khiến bạn thiếu hụt một khoản đáng kể.

Để tránh cho mình những lần "vứt tiền qua cửa sổ" với các chương trình khuyến mãi thì hãy có thói quen lập "danh sách mua sắm" và liệt kê thứ tự ưu tiên của những lần mua hàng.

Một kế hoạch nghiêm túc và đầy đủ giúp bạn không chi tiêu lãng phí cho những thứ không cần thiết và tránh sa ngã vào việc mua sắm.

Khi lập danh sách mua sắm, bạn hãy kiểm tra xem có phiếu giảm giá nào cho sản phẩm bạn định mua hay không. Việc làm này giúp bạn tiết kiệm thêm tiền, mà lại chẳng tốn nhiều thời gian.  

- Chỉ mua những món đồ chất lượng, dùng được lâu dài:

Việc được giảm giá là tốt nhưng cứ liên tục mua thêm những thứ không cần thiết chỉ giống như mua "rác" về nhà. Giải pháp dành cho bạn là dù mặt hàng đó có được giảm giá nhiều đến đâu thì cũng hãy lướt qua nếu nó không nằm trong danh sách mua sắm mà bạn đã lên kế hoạch trước khi đi mua.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết chúng ta chỉ mặc khoảng 20% tủ quần áo. Thông tin từ cuộc khảo sát của Credit Donkey cho thấy một nửa số phụ nữ không dùng tới 35% trang phục của họ và đã gây lãng phí trung bình khoảng 600 USD mỗi năm. 

Đầu tư vào một món đồ chất lượng là một khoản đầu tư khôn ngoan hơn hẳn so với việc mua sắm rất nhiều món đồ kém chất lượng. Chẳng hạn một đôi giày tốt bạn dùng được vài năm sẽ tiết kiệm hơn một đôi kiểu dáng rẻ tiền dùng trong một mùa. 
 
Tỷ phú đầu tiên thế giới Rockefeller dạy con: Thiếu 3 bài học này đừng mơ giàu có
Tỷ phú Rockefeller dạy con trai cách làm giàu và đó cũng là bài học quý giá cho hậu thế. Ông dạy các con rằng: Đừng mơ sẽ giàu có nếu chỉ dựa vào chăm chỉ, 

2. Lầm tưởng 2: Trả góp

 

Cách ta bị "móc túi"


Trả góp cũng là lầm tưởng thường gặp về chi tiêu cho dù hiểu ra rồi ta cũng rất khó tránh cái bẫy tâm lý thích sự hưởng thụ này. Sự thật là mua điện thoại mới, nhà cửa, xe sang, đồ hiệu,... là ước mơ của hầu hết tất cả chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ năng lực tài chính để thực hiện được điều này ngay lập tức.

Nhưng vì để thỏa mãn sở thích của cá nhân, nhiều người không ngại ngần trả góp để sở hữu những món đồ đắt đỏ ấy, sau đó là "còng lưng" gồng gánh số tiền đó mỗi tháng.

Thế nhưng việc trả góp thường ẩn chứa những cái bẫy tâm lý mà ít ai có thể tránh khỏi. Ví dụ như nghe quảng cáo về gói mua trả góp lãi suất 0% tại một hệ thống bán đồ điện tử chẳng hạn ta tưởng rằng người tiêu dùng chỉ có lợi, nhưng thực ra họ đang tìm cách để thúc đẩy nhanh quá trình mua hàng còn rủi ro sau đó không ai nói cho bạn biết.

Đa phần khách hàng mua trả góp thường chỉ quan tâm số tiền phải trả ban đầu là bao nhiêu và số tiền phải góp mỗi tháng là bao nhiêu, không mấy người tính được chi phí tổng thể, và nhất là chẳng mấy ai hỏi nhân viên tư vấn cụ thể về các khoản phạt nếu khách hàng trả chậm hay trả sớm so với kỳ trả nợ mỗi tháng.

Việc trả góp đánh trúng tâm lý thích hưởng thụ trước, trả tiền sau tưởng là có lợi nhưng ngay cả việc mua món đồ nhỏ như laptop cũng thường bao gồm luôn cả một khoản chi phí khá “chát” của mỗi hợp đồng so với giá trị món hàng, tính ra, giá mua sự tiện lợi, có đồ dùng ngay không hề rẻ.

Đó là chưa kể việc vay nợ để chi tiêu trước, trả tiền sau khiến chúng ta rơi vào vòng tròn luẩn quẩn: kiếm tiền - trả nợ - kiếm tiền - trả nợ - kiếm tiền... mãi vẫn không thoát ra được. Nhất là những ai mua nhà với số tiền lớn, ta động viên rằng thôi cố gắng, cứ chăm chỉ rồi ta sẽ có được cái nhà nhờ trả góp.

Có thể hiện tại bạn đang thấy không sao, không vấn đề gì cả nhưng tương lai cuộc sống của bạn chắn chắn không dễ dàng, nhất là khi lãi suất biến động và có dấu hiệu gia tăng thì nó càng làm tăng thêm gánh nặng cho bạn. Những ai mua nhà có giá trị cao càng dễ cảm nhận vấn đề này.

Hoặc với khoản vay từ 10-30 năm sẽ có lúc bạn sẽ gặp khó khăn, nguồn thu nhập của bạn bị giảm trong một khoảng thời gian nào đó thôi cũng đủ để bạn lao đao không có tiền chi tiêu cho những tháng đó chứ đừng chưa nói đến việc trả nợ.

Chi tiêu vượt quá khả năng với kiểu "tiêu trước kiếm sau" này sẽ chỉ dẫn đến vòng tròn nghèo nàn vô hạn trong tương lai. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, bất cứ thứ gì bạn mua mà chỉ làm tăng chi phí thì đều gọi là "nợ".
 

Giải pháp


Những lời khuyên tiền bạc chưa bao giờ là thừa nhưng từ lời nói cho tới hành động thường có một khoảng cách khá xa và khi đi trên con đường đó chúng ta vẫn thường xuyên bị lạc lối.  Nói miệng thôi chưa đủ, vì việc thực hiện luôn có nhiều trở ngại. 

Nhưng khi nói đến các khoản trả góp hãy cân nhắc các vấn đề của nó, đừng cố tình ngó lơ. Thực tế là các khoản vay kéo dài tới 30 năm sẽ vô tình tạo ra áp lực khi về già. Bạn phải trả nợ tới tận những năm 60-70 tuổi. Chưa kể, bạn sẽ phải trả nhiều tiền lãi hơn.

Thực tế, lãi suất vay tiêu dùng trả góp là rất cao. Vì thế, để tạo sự an toàn, bạn nên có một quỹ tiết kiệm dành cho việc mua những mặt hàng tiêu dùng có giá trị lớn. Ví dụ mục tiêu mua nhà trong 5 - 10 năm với giá trị bao nhiêu thì mỗi tháng bạn cần để ra bao nhiêu tiền, phải làm gì để có số tiền đó trong khi cân đối chi tiêu mỗi tháng? Hãy thực tế với kế hoạch của mình.
 
Việc này rất khó nhưng nếu bạn muốn thay đổi từ một người có cuộc sống trung bình thành một cá nhân thành đạt, giàu có thì bạn phải hình thành thói quen quản lý tài chính ngay từ bây giờ.

Nếu bạn chưa bao giờ dành thời gian ngồi xuống và lập ngân sách tuần hoặc tháng, thì đừng bao giờ hy vọng tình hình tài chính của bạn được cải thiện. Chỉ có cách kỷ luật bản thân bằng những thói quen lành mạnh, bạn mới mong thay đổi cuộc sống của mình.
 
Chung ta thuong mua sam mu quang
 

3. Lầm tưởng 3: Sợ bị lỗi thời

 

Cách ta bị móc túi


Ai cũng thích mình được chú ý, nhất là những người có gout lại càng bị cái bẫy của việc mua sắm quá thường xuyên vì nếu không liên tục cập nhật đồ mới họ sợ bị cho là lỗi thời. Ví dụ như lỡ ai đó nói: "Mẫu áo này là của năm ngoái phải không?" là họ đã có chút chạnh lòng.

Thế nên không lạ gì khi cứ có đời Iphone mới là người ta đổ xô đi mua bằng mọi cách bất chấp giá cao ngất ngưởng. Đó là cái bẫy tâm lý khiến ta có xu hướng mua sắm không ngừng. Trong khi đó, những gì được xem là thời thượng không chỉ thay đổi theo mùa mà theo hàng tháng, hàng tuần.

Nhất là quần áo thời trang ngày nay thường được cập nhật mỗi tuần, vì vậy mà chúng cám dỗ chúng ta mua sắm nhiều hơn ngay cả khi chưa cần thiết. Thời trang nhanh là một cái bẫy khiến con người trở nên hoang phí hơn.
 
Thực tế là hiện nay có quá nhiều người mua đồ chỉ để "sống ảo" hoặc tới những nhà hàng sang trọng chek-in để được xem là người có lối sống thượng lưu.
 

Giải pháp


Đừng chỉ mải mê chạy theo xu hướng mới, mua chỉ vì bạn thích mà nó không đem lại giá trị thực sự. Những người giàu có như Mark Zuckerberg đến nay vẫn sống dưới mức thu nhập, Warren Buffett ở nhà bình dân, ăn KFC bằng phiếu giảm giá, Boone Pickens mua đồ cần và chỉ mang đúng số tiền sẽ mua,…
 
Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. 

Có những món bạn rất thích nhưng chỉ mặc 1, 2 món thì quả là lãng phí. Hãy cân đối tài chính, gạch ra những khoản cần thiết phải chi tiêu và hạn chế những khoản lãng phí.

Hãy học cách tối giản để cuộc sống đỡ bận rộn hơn, trong tủ quần áo, bạn chỉ cần một số bộ quần áo thiết thực và tươm tất, điều này sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn tiết kiệm thời gian lựa chọn.
 
Các chuyên gia tài chính cho rằng bạn chỉ nên chi khoảng 5% tiền lương hàng tháng là phù hợp cho việc mua sắm quần áo. Có thể bạn sẽ phản ứng lại rằng: Mỗi người có một nguồn thu tại sao có thể đánh đồng với người có thu nhập 5-10 triệu với người 50-100 triệu/tháng.

Tất nhiên không có ai có thu nhập giống nhau hoặc có những người công việc đòi hỏi phải có những bộ trang phục đắt tiền thì vẫn có thể tùy theo tình hình. Thế nhưng trong trường hợp lương thấp, ngân sách eo hẹp, bạn vẫn phải trả nợ hoặc tiết kiệm mua nhà, mua xe thì không nên chi tiêu quá con số 5%. 

Một điều mà bạn có thể bỏ qua đó là cẩn thận với cả những người bạn của mình. Có thể bạn chẳng thể chia sẻ về vấn đề tài chính mình đang gặp phải nhưng nếu có gắng đua đòi theo đám bạn chi tiêu vô độ, có thể bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phép.

Điều này không có nghĩa là bạn ngừng giao du với họ mà là bạn cần tỉnh táo và biết được mình đang đi mua sắm với ai.

4. Lầm tưởng 4: Dùng xe đẩy mua sắm cho thuận tiện

 

Cách ta bị móc túi


Mỗi lần vào siêu thị lớn ta bị hấp dẫn bởi hình ảnh mình thong thả kéo chiếc xe đẩy lớn và đi qua từng dãy hàng hóa, với tay lấy món đồ yêu thích, lần lượt tấp đầy xe đẩy cho tới khi đến chỗ thanh toán. Thế nhưng sự thật là cái bẫy tâm lý ít ai biết - xe đẩy khiến bạn mua sắm lâu hơn và tiêu nhiều tiền hơn.
 
Theo các chuyên gia, kích cỡ của xe đẩy ở siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến hoạt động mua bán tăng 40%. Khoang đựng đồ trên xe đẩy có hình thang là để tạo cảm giác bạn chưa mua được nhiều. Mỗi năm trôi qua, xe đẩy được thiết kế ngày một to hơn. 
 
Ngoài ra, mặt sàn của các siêu thị thường có những lớp gạch lát khiến cho chiếc xe đẩy khi trống rỗng luôn rung lên và lắc lư là vì họ muốn bạn đi chậm hơn để bạn có thể nhìn thấy nhiều sản phẩm và tạo cảm giác muốn lấp đầy xe để át đi tiếng ồn. 
 

Giải pháp


Để kiểm soát việc mua sắm, ta chỉ nên nên chọn loại xe đẩy hàng cỡ nhỏ hoặc giỏ xách vừa tay. Tốt hơn hết là trước khi đi siêu thị, đặc biệt là siêu thị lớn nên lên danh sách các sản phẩm cần mua và chỉ mua đúng những thứ đó.

Nếu có bị những món đồ đẹp mắt, giá hời cám dỗ thì niệm thần chú: "Học cách nói không mới là khôn ngoan" thay vì cứ nói có với tất cả những mong muốn của bản thân thì không biết bao giờ ta mới biết đủ.

Tin liên quan cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X