Đọc Kinh để hết khổ?
Một số người chán ghét cuộc sống thực tại và bỏ tất cả, đi vào chùa với mong muốn mình sẽ hết khổ đau nhưng chính tâm thế này khiến họ lại càng không thể giúp họ trốn tránh được những nỗi đau trong lòng.
Một ví dụ điển hình có thể thấy đó là những vụ việc liên quan đến các chủ trì một số chùa ở Việt Nam hiện nay, bạn sẽ nhận ra rằng họ cũng tham lam tiền bạc, dục vọng như người thường dù họ có thuộc lòng Kinh sách đến thế nào đi chăng nữa. Lắng nghe câu chuyện sau đây bạn sẽ phần nào hiểu ra và rút ra chút kinh nghiệm nào đó cho bản thân:
Một học trò hỏi thầy:
Tổng hợp các bài kinh Phật để phật tử nghe, trì tụng tại gia hàng ngày: Chú Đại Bi, Kinh Sám Hối, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng
Cuộc đời này có ai không phải chịu khổ?
7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai. Sai lầm đầu tiên khiến chúng ta trải qua cảm giác khổ đau là khi ta mang chính mình so sánh với cuộc đời người khác với những suy nghĩ như: Tại sao có người sinh ra đã giàu, tại sao cùng độ tuổi mà họ đã có mọi thứ còn mình thì không, tại sao ông trời bất công với tôi như thế này,...
Nhưng chúng ta đâu là ai đó để hiểu rằng họ đang trải qua những nỗi khổ nào, chỉ là nỗi khổ đó không có hình hài giống nỗi khổ của chúng ta nên chúng ta đánh giá sai mà thôi, như người ta vẫn nói mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Từ đánh giá sai ta lại theo đuổi những sai lầm.
Một chúng sinh mang thân phận con người trong đời sống, họ phải trải qua biết bao niềm khổ, có bao nỗi khổ đau vây lấy người đó. Sự khổ đau vốn là cái tồn tại song hành với cuộc sống này và chúng ta khó mà có thể kể hết vì hết nỗi buồn này tới nỗi buồn vì sự cố khác lại bủa vây lấy ta.
Vậy làm thế nào để hết đau khổ? Đó là khi nhận thức được rằng, sự khổ đau là cái tồn tại mà ai ai cũng biết đến nó, quan trọng chính là chúng ta biết tìm cách làm mình hạnh phúc, vui vẻ để giảm đi sự khổ đau đó.
Khi đó ta biết dù hướng đến sự hoàn hảo nhưng với tâm thế rằng không ai là hoàn hảo cả. Ta mong chờ có được thành công đấy nhưng nếu có thất bại là điều hợp lý. Dù chúng ta phải lập kế hoạch cụ thể, nhưng vẫn luôn có những chuyện ngoài ý muốn. Thay vì cưỡng cầu chuyện nào đó đạt được một mục tiêu nào đó, chi bằng hãy thuận theo tự nhiên.
Chúng ta không thể đánh giá, cân đo đong đếm cuộc đời một con người dựa trên tiền của hay địa vị hay bất cứ cái gì mà người ấy đang sở hữu. Nếu tôi phải đánh giá cuộc đời của một người nào đó, tôi sẽ đánh giá họ bằng chính trạng thái tâm của họ.
Tâm thanh thản là đã hết khổ
Khi ở tâm thế chủ động, đón nhận mọi thứ ta cũng đã cảm thấy bớt đi phần nào khổ đau. Chúng ta có thể lựa chọn tĩnh tâm lại, từ từ lắng đọng những đau khổ đó.
Nếu không ngừng xáo trộn, đau khổ sẽ tràn đầy mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, không loạn bởi tâm, không bị tình cảm vây khốn, không sợ hãi tương lai, không tiếc nuối quá khứ. Nếu làm được vậy, ta sẽ có được một tâm hồn bình an.
Cuộc đời này bạn muốn có cả ngàn thứ, nhưng để làm gì, để người khác đánh giá bạn giỏi giang, hạnh phúc ư? Thực ra cái bạn cần học đó là sự buông bỏ để biết việc gì cần ưu tiên, việc gì có thể tạm gác sang một bên. Với tâm thể của một người thanh thản, không quá ôm đồm bạn mới có thể bình ổn, có được trái tim trong sáng khi nhìn nhận sự việc.
Làm người, phải có tấm lòng quảng rộng, có sự bao dung và thấu hiểu, luôn duy trì và tin tưởng vào sức mạnh của lòng tốt. Trái tim có lòng trắc ẩn, đôi mắt mới có thể nhìn thấy tình yêu, cuộc sống mới càng trở nên tốt đẹp.
Kiểm soát tốt tâm trạng, cuộc sống mới sẽ đâu đâu cũng bình hòa. Có một tâm thái tốt mới dễ dàng có được một tâm trạng tốt, tâm trạng tốt rồi, mọi chuyện mới thật sự tốt.
Vì vậy, cuộc sống là sự phản ánh các trạng thái tâm của bạn, cuộc đời bạn thành công hay thất bại là tùy thuộc vào trạng thái tâm của bạn, chứ không phải vào những gì bạn có.
Minh Minh