Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Câu chuyện về rùa để thấy lãng phí kiến thức của cổ nhân là vô cùng đáng trách

Thứ Năm, 26/11/2020 15:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có thể thấy, những kinh nghiệm được truyền dạy là đáng giá nếu ta không biết hoặc không áp dụng chúng vào thực tế thì quả là lãng phí nguồn lực lớn lao này. Nếu ta không sử dụng và tự mình mò mẫm trong thế giới này thì quả là tốn công vô ích mà thành tựu chẳng có là bao.
 

Câu chuyện cuộc sống về những chú rùa không biết nghe lời mẹ


Nơi xa xôi, hoang dã, có một bầy rùa sống cùng mẹ, chúng vô cùng thắc mắc vì sao chúng không được tới đồng cỏ xanh tươi bên hồ nước trong vắt ngay ở gần đó. Mẹ chúng đáp lời:

- Mẹ lo lắng cho các con mà thôi, nơi đây tuy khổ cực nhưng đảm bảo được tính mạng an toàn cho các con. Nơi đồng cỏ xanh với hồ nước ấy tuy là nơi lý tưởng cho chúng ta sống nhưng ở đó, loài người rình rập để bắt lấy chúng ta để làm thịt.
 
Mặc dù đã được mẹ giải thích nhưng chúng vẫn cảm thấy tò mò về vùng đất ấy, chúng vẫn ước ao được một lần tới miền hoa thơm cỏ lạ. Các chú rùa đã bàn bạc với nhau rằng chúng đã đủ lớn lại thông minh, nhanh nhẹn thì có gặp người ác cũng biết cách chạy trốn.

Chúng cho rằng, chỉ vì chút nguy hiểm mà không được hưởng cuộc sống sung sướng thì thật phí hoài. Nếu cứ tự giam cầm nơi hang cùng hiểm hóc và nhỏ hẹp này thì làm sao biết được ngoài kia tươi đẹp tới mức nào.
 
Mỗi ngày qua đi, sự khao khát càng thôi thúc chúng tiến hành chuyến đi và cuối cùng bầy rùa cũng âm thầm trốn mẹ để cùng nhau đi xuống khe núi, lặng lẽ bò đến bờ hồ, lòng vô cùng phấn khởi và thích thú trong chuyến trải nghiệm đầu tiên này.

Càng đi chúng càng cho rằng lời của mẹ mình không đúng nữa vì không có sự nguy hiểm nào cả và chúng bắt đầu vô tư đùa nghịch với nhau không cần cảnh giác vì không còn chút lo lắng nào nữa.

Thế nhưng, chẳng được bao lâu, từ trên không trung, một tấm lưới phủ trùm trên đầu chúng chụp xuống, lũ rùa cố gắng hết sức bò thật nhanh nhưng không ích gì vì chúng đã bị con người bắt! Chỉ có một con trong bọn nhờ tinh mắt, nhanh chân nên đã trốn thoát, về được tới nhà.

Rùa mẹ biết chuyện không may đã xảy ra, khi thấy rùa cả trở về một mình, rùa anh buồn bã nói với rùa mẹ, con nhớ lời mẹ dặn, cảnh giác trước mọi tình huống xảy ra, nên con đã thoát được còn các em con do mải mê vui đùa hưởng lạc thú, nên đã bị bắt hết cả rồi.
 
kinh nghiem duoc truyn day la dang gia
 
Bài họcQua câu chuyện trên ta có thể thấy, những chú rùa đã bỏ ngoài tai những lời chỉ dạy của mẹ nên đã phải trả giá. Câu chuyện còn cho ta thêm một bài học sống ở đời, đừng vì quá đam mê lạc thú trần gian mà quên đi bản thân mình.

Lũ rùa kia không nghe lời dạy của mẹ, cả đàn cho rằng mình đủ thông minh, nhanh nhẹn nên đã tự làm hại mình mà không hay biết. Riêng chú rùa cả luôn nhớ lời mẹ dạy và lúc nào cũng cảnh giác cao độ, nên đã thoát khỏi lưới tử thần trong đường tơ kẽ tóc. 

Chúng ta cũng vậy, nhiều người tự cho mình có đủ khả năng kiểm soát cuộc sống của mình bất chấp cả lời khuyên của người đi trước, đến khi mang họa vào thân, mới thấy lời dạy cổ nhân thật là chí lý, hối hận thì cũng đã muộn màng. 

Có thể thấy, từ bao đời nay, người xưa đã tự rút ra không ít kinh nghiệm xương máu từ những vấp ngã của bản thân và từng khuyên nhủ con cháu nhưng không phải ai cũng tin và nghe theo.
 

Kiến thức của cổ nhân là vô giá 


Cuộc sống hiện đại không làm thay đổi giá trị cốt lõi


Thông thường các bậc cổ nhân là những người đi trước lớn tuổi, đã có nhiều thời gian va vấp trong cuộc sống, từng có nhiều trải nghiệm khác nhau và đã thắm thía cuộc đời nhiều nỗi đắng cay. Do đó, họ thường lấy kinh nghiệm thực tiễn, để hướng dẫn cho người sau có được những kinh nghiệm quý báu để hạn chế sai lầm như họ đã từng. 

Có thể thấy, dù thời thế có thể đổi thay, nhưng những lời dạy ấy, vẫn không bao giờ bị mai một cho dù giới trẻ có cho rằng bây giờ cuộc sống thay đổi, mọi thứ đã khác.

Đúng là ngày nay trên đà tiến bộ của văn minh khoa học, vật chất, đã góp phần giúp cho con người cải thiện đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thế nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại song song nhiều tệ nạn xã hội, do nhu cầu hưởng thụ quá mức dẫn đến tình trạng cướp bóc giết hại lẫn nhau, bất chấp luân thường đạo lý làm người.

Người sau, do tiếp thu nền văn minh vật chất hiện đại nên đa phần tiến bộ hơn người xưa, nhưng họ lại quên đi những giá trị cốt lõi trong những lời dạy của cổ nhân, họ sanh ra ỷ tài cậy sức, cho rằng mình đã văn minh hơn xưa. 

Tự cho mình là thầy thiên hạ, chẳng chịu nghe lời khuyên nhủ, thiếu kinh nghiệm tu tập, cho rằng mình thông minh lanh lợi, sinh tâm cống cao ngã mạn, càng xa rời giá trị đạo đức. 

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Điều ngu ngốc nhất của đời người lại chính là việc ta vẫn làm hàng ngày!
 
kien thuc cua co nhan rat dang gia
 
Do tự cho mình học cao hiểu rộng, họ quên một sự thật là kinh nghiệm được truyền dạy là đáng giá và cho rằng người trẻ bây giờ giỏi hơn người xưa rất nhiều. Họ thường hay bảo thủ không lắng nghe ý kiến người khác, chỉ biết làm theo ý mình một cách mù quáng, nói và làm trái ngược nhau. 

Do sự phát triển quá nhanh chóng, con người cứ mải mê chạy theo nhu cầu vật chất hoặc danh vọng nên coi thường lời dạy của người đi trước. Nhưng chỉ có người trí khi nghe lời dạy thánh nhân, biết được tai hại đam mê hưởng thụ quá đáng, nên tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Còn hầu hết vì quá mê muội và tự mãn trong sự hiểu biết của mình, quên rằng sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết nên mới bị mang họa vào thân, có sám hối ăn năn cũng không làm sao kịp.

Chúng ta thường quên mất một điều, bậc thánh nhân, người hiền đức, các ngài đã từng trải qua bao gian nan trắc trở, nhờ đó mà có kinh nghiệm sống chừng mực và sâu sắc.

Thậm chí có những điều ta chưa biết, nhưng các ngài đã biết, rồi bằng kinh nghiệm của chính mình, để chỉ cho chúng ta biết được điều hay lẽ phải, tránh được tai nạn trong đời. 
 
hoc hoi tu co nhan nhung phai biet thuc hanh
 

Học từ cổ nhân thôi chưa đủ, nhất định phải thực hành


Muốn biến kiến thức của cổ nhân truyền dạy lại thành kiến thức của mình thì chỉ có bằng cách thông qua việc thực hành. Lý luận giỏi chỉ mới là cái cần, cải đủ đó là phải làm được tương ứng.

Đạo không nằm trong ngôn ngữ lời nói, mà đạo thể hiện nơi hành động thực tế, và đó là quá trình rèn luyện bản thân không ít gian khổ. Đừng mong  thay đổi thiên hạ mà không tự thay đổi chính mình.

Đức Phật có câu: "Không biết lội mà muốn cứu người chết đuối, thật là vô lý". Thực tế đã chứng minh rằng, khoảng cách giữa hiểu biết và thực hành khá xa vời. Có người giỏi nghiên cứu nhưng không có khả năng thực hành nên chỉ nói suông. Trong khi đó nhiều người dù không có trình độ chuyên môn cao, nhưng họ biết thích nghi nhu cầu cuộc sống, nên đa phần đều dễ thành công. 
 
Kinh nghiệm được truyền dạy là đáng giá và còn sống mãi với thời gian vì các ngài biết cân nhắc tuỳ thời tuỳ duyên, biết nương theo phong tục tập quán của xã hội để làm lợi ích cho nhân loại. 
 
Ít nhất phải hiểu rằng hiểu lời truyền dạy của người xưa là một chuyện còn thực hành không là một chuyện khác để biết rằng ta sẽ có thể phạm sai lầm trong quá trình áp dụng thực tế nhưng đừng nản lòng, hãy tiếp tục dùng kiến thức đó giúp ta quay lại đúng đường. Dù có môi trường tốt nên chúng tôi cũng đã từng bước vượt qua nhưng không phải dễ dàng, nếu tự mãn cho là đủ thì vẫn bị thói quen xấu chi phối

Nếu đơn giản và dễ dàng, thì người ta đâu cần phải tầm sư học đạo, đâu phải khổ công rèn luyện tinh cần miên mật, mới có thể vượt qua cạm bẩy cuộc đời. Người càng học cao hiểu rộng thì sự chấp trước càng lớn, nếu không biết tu tập và buông xả.

Tin cùng chuyên mục

X