1. Người dối trá
Sách Minh tâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu. Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.
Người đã dám tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời.
Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp.
Nên Kinh thư mới nhắc:
Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Kẻ nói dối thì đầu óc chẳng thế nào sáng suốt, nên việc làm ăn chẳng thể nào mãi suôn sẻ, đến khi mọi người biết được sự thật và quay lưng thì họ hết cơ hội để giải thích.
Một người mà chẳng ai dám làm ăn cùng thì tất nhiên việc rơi vào nghèo khó là hoàn toàn có thể xảy ra. Người xưa có đủ tầm nhìn xa trông rộng nên mới khuyên chúng ta không nên dối gạt là vậy.
Thay vì làm những chuyện lừa dối người đời thì nên dành thời gian để tích đức hành thiện. Lòng tốt mới chính là tấm giấy thông hành hiệu quả nhất để tiến đến một gia đình hưng vượng.
2. Người có mưu đồ gian dâm
Bất cứ nền văn hóa nào từ xưa đến nay đều coi trọng và đề cao đạo đức, lễ nghi, càng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức của con người. Đặc biệt vấn đề gian dâm luôn được khuyên nên tránh xa vì quan hệ nam nữ, giới cấm sắc dục thì yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt, không phải chỉ là sự ràng buộc mà còn là sự bảo vệ sinh mệnh con người.
Người hiện đại cũng không còn hiểu được những trải nghiệm mà cổ nhân đã kinh qua, để đưa đến những mặc khải sâu sắc về việc giới cấm sắc dục.
Từ xưa đến nay không biết bao nhiêu người vì gian dâm mà đánh mất cả đất nước, hạnh phúc, sự nghiệp của mình. Họ quên rằng mối quan hệ vợ chồng đầy tình cảm và tôn trọng chính là nền tảng quan trọng của xã hội, từ đó nâng bước cho chúng ta đạt được những nấc thang khác trong cuộc sống.
Vậy nên dù bạn đang trong hoàn cảnh nào cũng phải hạn chế tiếp xúc những tác nhân khiến bạn có thể rơi vào tình huống không mong muốn. Hãy tránh xa những người có ý đồ không rõ ràng và duy trì khoảng cách để bảo vệ mối quan hệ của bạn.
3. Người nhiều thủ đoạn
Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?
4. Người ham mê rượu chè
Vậy nên nói một trong những kiểu người không giữ được tiền là người ham rượu quả không sai. Vì mỗi lần say xỉn họ sẽ thường gây ra những việc mất kiểm soát, hao tổn tiền của và cả danh dự.
5. Người thiếu thốn hay vay tiền
Những kẻ đó nhìn chung không đáng tin, có thể vay người khác một hai lần nhưng không có lần thứ ba.
Nhưng Lã Khôn cho rằng: Nghèo không xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu, hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét.
Hơn nữa, đó là dấu hiệu người không biết sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả thì chẳng bao giờ có thể dư dả, nếu không muốn nói là thường xuyên rơi vào tình huống khó khăn.
Thực ra một người vay tiền thường là "ứng trước phước" của mình để dùng, tốt hơn hết là cố gắng trả sớm ngay khi có thể vì nếu không có ngày âm phước thì họa đến, có thể mất tiền, mất sức khỏe hoặc thậm chí là tính mạng.