1. Nợ nần sẽ giết chết đi sự sáng tạo
Đừng xem thường những món nợ vì không ít những người nổi tiếng giàu có, kiếm được nhiều tiền cũng rơi vào khủng hoảng, phá sản vì nợ số tiền quá khả năng chi trả của mình.
Nếu trẻ may mắn được dạy cách tránh xa nợ nần sẽ hạn chế được những sai lầm tài chính mà hầu hết mọi người đang mắc phải. Thực tế là hiện nay có quá nhiều cãi bẫy nợ đang giăng ra trước mắt đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo để thoát khỏi sự cám dỗ của chúng.
Hầu hết chúng ta ưa thích sự thoải mái nên sẵn sàng mượn tiền để chi tiêu và hứa hẹn là có lương sẽ trả. Thói quen này khiến ta rơi vào vòng xoáy nợ nần từ tháng này sang tháng khác và cuối cùng không để ra được dư đồng nào cho kế hoạch tiết kiệm.
Ví dụ nếu lương chưa về, một khoản thu hứa hẹn chưa xuất hiện trên tay mình thì chớ vội chi tiêu trước.
Đó là chưa kể tới việc một khi nợ ai đó ta thường cảm thấy bất an, dẫn đến tâm lý căng thẳng vì phải lo lắng về việc làm thế nào để trang trải tất cả các khoản nợ và các chi phí sinh hoạt khác. Chính điều này khiến ta khó có thể sáng tạo hay tập trung cho công việc hiện tại. Đó là nguyên nhân kéo lùi khiến ta không có cơ hội bứt phá, tỏa sáng trong công việc.
Khi hiểu được giá trị của việc tránh xa nợ nần ta mới biết rằng nó quan trọng tới mức nào. Do đó, hãy lưu ý rằng đây là kiến thức tài chính cần phải dạy con càng sớm càng tốt. Hạn chế nợ nần là cách giúp ta kiểm soát tài chính tốt hơn, đảm bảo tương lai.
Những kiến thức tài chính cần phải dạy con |
2. Khuyến khích trẻ tìm một công việc phù hợp
Hơn nữa, một công việc làm thêm có thể giúp trẻ sớm hình dung ra việc kiếm tiền và quản lý thu nhập của mình sau này. Được làm việc còn giúp chúng hiểu về trách nhiệm, biết quản lý thời gian, rèn luyện tính kỷ luật và hiểu giá trị của lao động.
Trẻ có thể nhận một công việc bán thời gian vào năm 14-16 tuổi và chúng sẽ hiểu rằng thay vì việc để dành tiền mua một cốc cà phê đắt đỏ thì có thể tiết kiệm cho việc có ích hơn. Lúc đó, bạn sẽ không phải đi theo để nhắc nhở con rằng không nên uống trà sữa, không nên ăn quà vặt,...
Ngoài ra, cha mẹ còn có thể đầu tư cho con đi học những kỹ năng vừa có ích cho tương lai sau này vừa có thể kiếm thêm thu nhập ngay bây giờ như viết lách, thiết kế, lập trình máy tính, chụp ảnh...
Chỉ cần với những lời khuyên tiền bạc của chuyên gia Harvard sau đây, bạn đã có thể hạn chế việc đánh mất tiền chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình rồi đấy.
3. Cho con thực hành đầu tư sớm nhất có thể
Thực tế là các chuyên gia khuyên rằng càng sớm tiếp cận với hệ thống tài chính, trẻ càng bớt đi sự sợ hãi khi tiếp xúc sau này.
Đến độ tuổi phù hợp khi mà bạn thấy con mình quan tâm nhiều tới chuyện tiền bạc thì cũng là lúc bạn nên mở tài khoản đầu tư chứng khoán cho con của mình và dạy chúng về cổ phiếu, cũng như khuyến khích chúng học cách đầu tư.
Đầu tư là một trong những kiến thức tài chính cần phải dạy con vì đó là công cụ hữu hiệu để bất cứ ai muốn chạm tới sự giàu có. Thông qua đầu tư, ta tận dụng được sức mạnh của lãi kép để phát triển sự giàu có dựa vào thời gian tích lũy chúng. Nếu bắt đầu sớm thì về sau số tiền "đẻ" ra càng nhiều.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên khuyến khích con mình bắt đầu tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt, chúng sẽ có nhiều khả năng đảm bảo tương lai tài chính của mình hơn.
Hơn nữa, chúng sẽ sớm nhận ra rằng không phải cứ bán sức mới có thể tạo ra tiền bạc. Tiền vẫn có thể tự đẻ ra tiền khi chúng ta đang ngủ chỉ bằng việc tận dụng trí tuệ của mình.
4. Chỉ mua khi có đủ tiền
Thế nhưng chính thói quen này đã giết chết khả năng quản lý tiền bạc của trẻ. Những trẻ thường được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng sẽ thường thiếu kiên nhẫn, dễ mua sắm thiếu kiểm soát để thỏa mãn sở thích của mình, chúng không biết chờ đợi cho đến khi có được món đồ như ý.
Do đó, cần thông qua những việc hàng ngày để cho trẻ biết rằng con chỉ nên mua những gì mình muốn khi đã có đủ tiền tiết kiệm.
Vậy thì ngay lúc này hãy tạo điều kiện cho con kiếm được một số tiền mỗi tuần, mỗi tháng, hỗ trợ con tiết kiệm chúng cho tới khi mua được món đồ yêu thích. Việc làm này giúp chúng trân trọng món đồ chơi vì đã phải làm việc chăm chỉ để có được.
Khi đi mua sắm, có thể con sẽ vòi vĩnh hoặc nài nỉ, bạn không nên đồng ý ngay mà hãy đặt hạn mức chi tiêu, thảo luận với con về việc mua nó bằng tiền tiết kiệm của mình, đồng thời cho con thêm thời gian suy nghĩ có nên mua hay không, ở nhà có món đồ nào tương tự không.
Sau một đêm ngủ dậy, cảm xúc của con với món đồ sẽ vơi bớt nhiều và con sẽ đưa ra một quyết định chính xác hơn. Điều này sẽ rèn cho con cách tiêu tiền cẩn thận, kiểm soát chi tiêu ngay từ nhỏ.
Hoặc khi con cần ra quyết định mua sắm thì cũng nên hỗ trợ con. Ví dụ, nếu con cùng thích mua ô tô đồ chơi và bộ quần áo mới, cha mẹ hãy chỉ ra rằng giá tiền của hai món là bằng nhau và con chỉ có thể chọn một.
Cha mẹ có thể hỗ trợ con quyết định bằng cách phân tích ưu/khuyết điểm của từng món đồ để con chọn được món đồ thật sự hữu ích trong giới hạn ngân sách cho phép. Đây là cách hình thành cho con suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định chi tiền mua sắm.