Thứ Ba, 19/09/2023 17:12 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không nên xem thường chồng vì việc này không mang lại ích lợi gì. Tuy chúng có thể khiến ta trút bỏ được bức xúc trong lòng nhưng ảnh hưởng tới cả tương lai của con của mình, điều đó không nên một chút nào.
1. Vì sao không nên xem thường chồng trước mặt con?
Vì áp lực cuộc sống, nhiều người mẹ phải chịu cảnh một mình chăm sóc con cái, không có sự hỗ trợ của chồng nên họ có xu hướng chỉ trích, phàn nàn về người bố trước mặt con trai.
Có lẽ chê sự kém cỏi của chồng là cách phụ nữ họ trút hết mệt mỏi đã tích tụ nhiều ngày. Nhưng đối với một đứa trẻ, câu nói xúc phạm này có thể trở thành thủ phạm chính hủy hoại tương lai, cuộc đời của con.
Trong gia đình, vai trò của người cha cũng tương đương với mẹ, người cha là khuôn mẫu cho hành vi và thói quen của đứa trẻ, là ánh sáng dẫn đường trên hành trình trưởng thành của đứa trẻ và là trụ cột sức mạnh cho thế giới tinh thần của con.
Thế nhưng có những ông bố vì bận rộn hoặc cố tình “trốn” việc gia đình và chăm sóc con cái sẽ “sinh ra” một người vợ luôn lo lắng và tiêu cực. Người mẹ liên tục nói xấu bố thì từ vô thức sẽ truyền năng lượng xấu tới các con. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như việc học hành của trẻ sau này.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh không thể thay đổi, các bà mẹ cũng đừng vin vào cái cớ đó khiến việc dạy con của mình bị thất bại. Thay vào đó, các bà mẹ nên làm chủ tình hình, cần giữ cho hình ảnh của cha tốt đẹp trong lòng con, vì dù muốn hay không chồng vẫn sẽ trở thành tấm gương cho con bạn noi theo suốt cuộc đời.
Đúng là những vất vả trong việc chăm sóc con, nhiều công việc trong nhà đều đổ lên đầu người mẹ, vì thế khiến cho các bà mẹ bộc phát cảm xúc, muốn chê trách người bạn đời của mình trước mặt các con. Thế nhưng vì tương lai của trẻ, ta hãy chọn cách làm khác đi.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Gerdi đã nói: “Sự hiện diện của người cha là sự tồn tại đặc biệt và có sức mạnh đặc biệt trong việc nuôi dưỡng con trẻ”.
Nhưng nếu mẹ thường xuyên chỉ trích cha trước mặt con, con sẽ mất đi cảm giác an toàn từ tận đáy lòng. Chính điều này mà tương lai của chúng thường có cảm giác bế tắc hơn những đứa trẻ khác.
Nếu một người cha bị coi thường sẽ ảnh hưởng đến đứa con trong tương lai, khiến chúng cảm thấy tự ti và lạc lối. Ngược lại nếu hình ảnh người cha được bảo vệ thì điều này hỗ trợ rất nhiều cho tương lai của đứa trẻ, giúp đứa trẻ luôn dũng cảm và mạnh mẽ.
2. Hãy bảo vệ hình ảnh của bố trong mắt các con
Khi đã hiểu vì sao không nên xem thường chồng thì đồng thời chúng ta đã biết rằng việc bảo vệ hình ảnh của người cha trước mặt con là rất quan trọng.
2.1 Khen ngợi điều tốt các ông bố đã làm
Theo một thí nghiệm của nước Anh về mối quan hệ giữa di truyền và tính cách đã chỉ ra rằng: "Trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ mẹ, trong khi tính cách của chúng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ cha. Một người cha có tính tình nhẹ nhàng, thích khen con sẽ giáo dục con tự tin, lạc quan và mạnh mẽ hơn. "
Vì thế, trong cách nuôi dạy con, các bà mẹ thay vì chỉ trích những gì bố của đứa trẻ không làm được mà thay vào đó hãy tập trung vào những thứ các ông bố đã làm tốt.
Ngay cả một việc nhỏ như lâu lắm chồng mới nấu một bữa ăn hay phụ vợ rửa bát thì cũng hãy khen chồng. Ví dụ như: "Con này, bố bận rộn thế mà vẫn dành thời gian để hỗ trợ mẹ nấu ăn này".
Chính từ những lời khen ngợi của mẹ dành cho bố, đứa con dần dần bắt đầu ngưỡng mộ bố mình, noi gương ông trong mọi việc và cố gắng đến gần bố hơn.
Có câu: “Người chồng tốt nhờ rèn luyện, người cha tốt nhờ lời khen ngợi”. Một lời khen không chỉ là tấm gương tốt cho con noi theo mà còn làm chồng của bạn vui, khuyến khích anh làm tốt hơn, nhiều hơn trong tương lai.
2.2 Mẹ đỡ lời kịp thời nếu bố mắc lỗi
Để cho gia đình hài hòa thì đòi hỏi nhiều nỗ lực của các bà mẹ vì thế, đừng quên trở thành trung tâm hòa giải căng thẳng của chồng và con, đừng quên bảo vệ hình ảnh của người cha trong lòng chúng. Một gia đình có những đứa con biết yêu quý cha sẽ là một gia đình vô cùng hạnh phúc.
Nhiều ông bố thực sự bận rộn kiếm tiền, thường xuyên phải đi công tác xa nhà, ngay cả trong công việc họ cũng cảm thấy quá tải, mệt mỏi. Thế nên đôi khi bố quên lời hứa với con cũng là điều dễ hiểu. Thay vì hùa vào cùng con chê trách chồng thì mẹ nên cố giải thích kịp thời cho con hiểu và thông cảm.
Khi bố luôn vắng nhà, mẹ có thể nói với các con rằng: "Bố rất yêu con nhưng vì bố bận rộn với công việc để lo cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, thế nên bố mới thất hứa với con lần này, để mẹ nhắc nhở thêm bố bù lại cho con lần tới nhé".
Khi người bố không làm được theo những giao kèo của hai bố con thì mẹ có thể đỡ lời như: "Bố rất thương con, vì lý do nào đó nên bố chưa thực hiện được, nhưng bố nhất định sẽ đền bù cho con".
Hãy nhớ rằng bố, mẹ, con cái là cùng một đội thế nên đừng bao giờ xem bất cứ ai là kẻ thù. Hãy thể hiện tốt tinh thần đồng đội, khi đó gia đình là mảnh đất tươi tốt, nuôi dưỡng những mầm sống bé nhỏ khỏe mạnh cho tương lai.
2.3 Hạn chế phàn nàn khi bố không làm việc nào đó
Nếu đúng là chồng bạn không hỗ trợ bất cứ việc nào trong nhà, giúp đỡ bạn trong việc nuôi dạy con thì với tư cách là một người mẹ, hạn chế việc phàn nàn, buộc tội bố của con bạn. Thói quen phàn nàn không làm cho gia đình bạn hạnh phúc mà chỉ càng thêm bế tắc hơn.
Thay vào đó, các bà mẹ nhân cơ hội này có thể cố gắng dạy cho con mình một bài học và rút ra một số bài học cuộc sống từ đó.
Không phải ông bố nào cũng hoàn hảo trong mắt các con, thế nhưng đừng lấy chuyện đó ra mà chỉ trích, chửi bới trước mặt bọn trẻ. Bạn cũng có thể lấy họ ra là tấm gương để dạy cho cần biết tránh xa những gì không tốt làm ảnh hưởng tới gia đình.
Vì vậy, các bà mẹ đừng coi thường bố trước mặt con mà hãy cố gắng hết sức để bảo vệ hình ảnh của bố. Phải biết rằng, tương lai người con tôn trọng cha sẽ có một bệ phóng tốt để chúng có thể tiến xa hơn trong tương lai. Những đứa con khinh thường cha chỉ có thể lùi lại và không thể tiến về phía trước. Hãy nhớ rõ điều đó để tìm cách điều chỉnh hành vi, cách cư xử của mình với các thành viên trong gia đình.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: