Không cần tranh cãi người không cùng tầng vừa bực mình vừa phí phạm thời gian

Thứ Năm, 19/03/2020 17:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không cần tranh cãi người không cùng tầng không có nghĩa là bạn khôn ngoan hay hiểu biết hơn mà chỉ đơn giản là với người không có tiếng nói chung thì không nên nói nhiều, bạn chỉ đang lãng phí thời gian quý báu của mình mà thôi.

Robert A. Heinlein từng nói: "Đừng bao giờ dạy heo học hát, điều đó làm lãng phí thời gian của bạn và làm heo cũng bực mình!".

Trong cuộc sống hàng ngày chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi đôi lần tranh cãi khi mỗi người đưa ra một ý kiến riêng về một chủ đề nào đó. Thay vì cố gắng cho rằng mình thắng hay mình mới đúng, họ sai thì bạn cần hiểu một số điều sau:  
 

Câu chuyện về những người không cùng tầng



Xưa kia có một người hót phân, một người bổ củi và một người ăn xin gặp nhau, 3 người không có việc gì nên ngồi tán gẫu. Người ăn xin nói: “Nếu là hoàng đế thì các anh sẽ làm gì?”.
 
Người hót phân nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ lệnh tất cả phân ở phố này đều quy về tôi, ai mà đến hót thì tôi sẽ sai quan quân đến bắt ngay”.
Người bổ củi nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ đi đánh một cái búa bằng vàng, hàng ngày dùng búa vàng này bổ củi”.
 
Cuối cùng người ăn xin nói: “Nếu tôi làm hoàng đế, tôi sẽ không làm gì cả, ngày ngày ngồi bên bếp lửa ăn khoai lang nướng”.

Câu chuyện hài hước trên cho thấy mỗi người nhận định vấn đề trong giới hạn kiến thức của mình có, khó có thể mong về một điều đột phá nào khi tự người đó không tự trang bị kiến thức, sự hiểu biết của mình để có thể vượt qua cái khuôn khổ hiện tại của họ.
 
 
 
Giống như có người cảm thấy sững sỡ về một bức tranh nghệ thuật và thậm chí có được sự rung cảm khi ngắm nhìn nó nhưng có người đứng xem và thấy nó quá bình thường. Thế mới nói, những người trình độ nhận thức không cùng trên một mặt bằng thì không thể nói chuyện với nhau được.

Thực tế cho thấy, nếu bạn có cố gắng đưa ra lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn thì người ta cũng có thể "bẻ cong" hỗ trợ cho ý kiến của họ.

Vì thế, người thông minh, tinh tế là người hiểu được đối tượng mình đang nói chuyện là ai để biết chủ gì nên nói và chủ đề gì nên giữ là quan điểm riêng.

Dale Carnegie, nhà văn, chuyên gia đào tạo kỹ năng giao tiếp của Mỹ nói: “Phương thức duy nhất giành thắng lợi trong cuộc tranh luận chính là tránh tranh luận”. Vì chỉ khi ta đủ hiểu nhân sinh, hiểu người đời thì ta mới đủ khả năng im lặng vì tranh cãi với người không cùng tầng thứ là tự tiêu hao bản thân, hoàn toàn vô nghĩa.




 

Không cần hòa nhập với người không hiểu mình


Không phải ngẫu nhiên mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường hay căn dặn con cái mình rằng: "Chọn bạn mà chơi". Vì người ta chơi cùng sẽ ảnh
hưởng tới cuộc sống và vận mệnh của chính chúng ta, tư duy của ta cũng vì gần gũi, thân thiết mà thay đổi để tương đồng với họ.

Con người phân chia theo quần thể, con vật tụ tập theo loài.

Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa.

Ngay chính bản thân bạn trên con đường khám phá thế giới này bạn cũng có rất nhiều điều chưa biết, nên cũng có thể sẽ có người nhận xét rằng quan điểm bạn cũng có những sai lầm.
 
Giao tiếp với người không cùng tầng thứ thì mất công sức vô ích trong thời gian dài. Bạn nói, không phải là họ không nghe rõ mà là nghe không hiểu.
 
 
 
Bởi vì mỗi người có quan niệm nhân sinh, quan niệm giá trị khác nhau, đối với cùng một việc thì tiêu chuẩn đánh giá lại khác nhau nên cùng đừng vì thế mà đánh giá bất cứ ai. Ếch ngồi đáy giếng thì thế giới của nó chỉ là một vùng trời trên miệng giếng thì sao có thể biết chuyện gì đang diễn ra ở nơi biển cả.
 
Nhiều khi chúng ta hy vọng thông qua quan điểm của mình để chèn ép đối phương, dùng giá trị quan của mình để sửa đổi người khác.
 
Nhưng chúng ta đã quên một điểm quan trọng, đó là người không cùng tầng thứ thì với cùng một sự việc luôn có những phương thức nhận thức khác nhau.
 
Có thể vì ta muốn tốt cho ai đó nên ra sức khuyên răn, muốn họ là điều tốt thế nhưng quan điểm sống của họ đã ăn sâu vào máu, đối phương sẽ không phải vì những gì bạn nói mà thay đổi tư duy của họ. 
 
Vì thế, ta không cần tranh cãi người không cùng tầng, cũng không cần cố gắng thay đổi hay cố ý hòa nhập. Càng tranh luận chỉ làm tổn thương người tổn thương mình, cũng làm vấy bẩn giá trị quan của mình.

Trong cuộc sống, bạn chẳng cần phải cố thu gom càng nhiều người ủng hộ mình càng tốt vì bạn không phải lấy lòng tất cả mọi người, cũng không cần phải tức giận hay buồn bã vì người khác không thích bạn.
 
Bởi vì bạn không cần tất cả mọi người hiểu bạn, chỉ cần bạn hiểu chính mình là đủ rồi, không thể khiến cho mọi người thích bạn, nhưng bạn nhất định phải thích chính mình trước.

Thực tế cho thấy nhiều nhà phát minh vĩ đại, tài ba lại là người khá cô độc vì tầm hiểu biết của họ khá khác biệt, không phải nói cho ai cũng hiểu được nên dần dần họ dành thời gian một mình nhiều hơn là tương tác với xã hội.

Cuộc đời này ngắn lắm, vì thế, hãy chỉ nên dành thời gian quý giá cho những người giúp thế giới của bạn rộng mở và thúc đẩy bản thân bạn muốn tiến bộ mà thôi.