Nói lời hay ý đẹp trong 10 tình huống này có thể mang lại may mắn và tài lộc!

Thứ Năm, 28/07/2022 08:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lời nói hay, là những từ mang ý nghĩa tốt, dùng để chúc phúc cho người khác hoặc bản thân mình, vậy khi nào nên nói lời tốt lành? Cùng xem nhé!


1. Đầu ngày, đầu năm, đầu tháng hoặc sáng mùng 1 tết


Nói những lời tốt lành vào sáng sớm 


Nói những lời tốt lành vào sáng sớm được gọi là bốc thăm may mắn. Bởi vì điều đầu tiên mà chúng ta gặp vào buổi sáng là những người thân trong gia đình và hàng xóm láng giềng hoặc đồng nghiệp.
 
Những lời tốt lành, chúc nhau gặp điềm lành vào thời điểm này có thể mang lại sự hòa thuận trong gia đình, tăng tình làng nghĩa xóm, tăng sự ủng hộ thân thiện giữa đồng nghiệp với nhau.

Nếu bạn là người sống nội tâm, kiệm lời thì nên nở nụ cười với mọi người xung quanh một cách tự nhiên hoặc lên mạng chia sẻ những câu chúc tốt lành đầu tháng, đầu năm hoặc đầu ngày, đó cũng là tạo phước cho bản thân và mọi người xung quanh.
 
Những câu nói tốt lành trong ngày đầu năm mới cũng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn cho cả năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, đắc tài đắc lộc. Đầu năm nhất là ngày mùng 1 chỉ nên chia sẻ những câu nói chúc phúc tốt lành cho nhau, tuyệt đối đừng nhắc đến những điều xấu.
 

2. Khi đi xa


Khi nào nên nói lời tốt lành? Đó là khi đi xa, mà đi xa thì có nhiều mục đích khác nhau như đi công tác, đi công tác, du lịch, hành quân và chiến đấu...
 
Khi bạn đi xa, bạn có thể nghe thấy những lời chúc tốt lành và cầu nguyện từ người thân, bạn bè và chính bản thân mình, điều này có thể khiến mọi người cảm nhận được sức mạnh của phước lành và đi xa với tâm trạng tốt.
 
Nó còn có thể làm giảm đáng kể tình trạng xuất thần và lo lắng trong quá trình di chuyển, do đó làm giảm một số lượng lớn các vụ tai nạn và sự cố khi đi trên đường.

Nhà có người đi xa thì nên cầu khấn tổ tiên phù hộ bảo vệ và nói những lời hay ý đẹp chúc cho người ấy vạn dặm bình an, tuyệt đối không nói gở để tránh phạm vào 1 trong 5 lời nói tiêu giảm phúc khí.
 

3. Khi khai trương mở cửa hàng

 
Việc khai trương mở cửa hàng buôn bán, làm chủ ai cũng đều mong muốn mình làm ăn phát đạt, tài lộc sinh sôi nảy nở.
 
Người kinh doanh cực thích sự may mắn, họ rất chú trọng đến việc xem ngày tốt khai trương, nhập trạch, nhập hàng nên khi bạn bè hoặc người quen khai trương bạn nên gửi đến họ bó hoa hoặc đơn giản là một lời chúc tốt lành cũng được.
 
Chọn hoa tặng khai trương cũng là một nghệ thuật bày tỏ tấm lòng, sự chúc mừng đến chủ cửa hàng, doanh nghiệp, đối tác với hy vọng mối quan hệ giữa hai bên ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn.

Lời chúc khai trương thể hiện sự thiện chí muốn dành tặng những điều may mắn và bình an nhất đến với gia chủ. Đồng thời, lời chúc khai trương còn mang rất nhiều năng lượng tích cực, mang đến cho buổi lễ khai trương cửa hàng những màu sắc tươi mới và những ngôn từ dễ chịu.

4. Khi bắt đầu một dự án

 
Khi nào nên nói lời tốt lànhh? Khi bắt đầu một dự án, nếu đó là lần đầu tiên bắt đầu công việc nhiều người rất muốn nhận được lời chúc tốt lành từ đối tác và những người xung quanh để dự án tiến hành suôn sẻ. 
 
Những lời nói tốt lành, điềm lành lúc này là sự kỳ vọng, chúc phúc cho tương lai và cho mọi việc được phát triển thuận lợi.
 

5. Khi làm việc nguy hiểm

 
 
Trước khi làm một việc gì đó mạo hiểm như đi qua một khu vực nguy hiểm, sinh con, phẫu thuật, khám phá, phiêu lưu, lái xe vào ban đêm, chiến đấu, bắt giữ,... thì bạn nên gửi đến người khác lời chúc tốt lành hoặc nếu người tham gia làm việc nguy hiểm là bạn thì cũng nên động viên bản thân bằng những câu nói tốt đẹp.
 
Những lời tốt lành lúc này vừa lấy lòng người nhận, vừa có thể tiếp thêm sức mạnh cho người nhận để đối mặt với vấn đề, điều này đương nhiên có lợi cho thành quả sau này của họ. 
 

6. Khi trong nhà có tiệc tùng


Chẳng hạn như kết hôn, sinh nhật, đầy tháng, tân gia nhà mới,...với những dịp lễ quan trọng trong gia đình như này thì cực kỳ cần những lời chúc tốt lành. 

Vì thế, bạn đừng tiết kiệm lời chúc thành công may mắn để gửi đến người thân yêu của mình hoặc bạn bè, người quen trong các dịp lễ, vừa tỏ thành ý vừa giúp người ta có thêm lộc lá.
 

7. Trong các dịp có tổ chức nghi lễ thờ cúng


Chú ý trang nghiêm, tôn nghiêm, dù đối tượng cúng tế là gì thì cũng phải nói lời tốt lành. Nếu bạn không làm theo, rất dễ khiến người khuất mặt tức giận và những gì bạn nhận được không phải là may mắn, hậu quả gây ra rất nhiêm trọng. 

Lời nói thì không thiếu chỉ có là chúng ta không biết cách vận dụng nó. Lời nói xấu xa độc địa không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn gây tổn thương cho chính bản thân và gia đình mình đó nha.

8. Gặp gỡ những người đáng trân trọng


Nếu bạn gặp những chuyên gia, những người tốt bụng và những người quan tâm bạn ở quá khứ và hiện tại thì đây chính là lúc gửi lời tốt lành đến họ.
 
Lời nói hay, lời nói tốt đẹp lúc này không chỉ là tôn trọng sự chuyên nghiệp, lòng tốt, sự yêu thương của đối phương mà còn là tôn trọng những giá trị được ghi nhận trong lòng mình.

Tôn trọng người khác không phải là đánh giá quá cao so với khả năng một người, không phải sự nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng mức, không thái quá.

Tôn trọng người khác còn thể hiện tính cách, phẩm chất của chính bạn, là người được giáo dục, có văn hóa, biết cách ứng xử phù hợp và xứng đáng nhận được sự tôn trọng tương xứng.

9. Khi nhờ người khác giúp mình

 
 
Khi bạn nhờ người khác làm một việc gì đó, thay vì sai khiến hãy nói những câu tốt lành, khiêm tốn, làm như vậy có thể khiến đối phương bớt thái độ khi giúp bạn, họ sẽ nhiệt tình hơn và kết quả tự nhiên sẽ tốt hơn.
 
Nếu bạn gặp một đầu bếp nấu ăn cho chính mình, một bác sĩ khám bệnh cho chính mình, một bác lao công lấy rác cho nhà mình hay những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội thì nên cho họ nghe lời hay ý đẹp và câu cảm ơn để thể hiện mình là người có giáo dục và biết tôn trọng người khác.

Tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế nhờ vả người khác, đây là cá tính cần phải vứt bỏ hoặc hạn chế, tốt nhất là tự lực cánh sinh dựa vào chính mình chứ đừng trông cậy vào người khác quá nhiều.
 

10. Khi gặp lãnh đạo, cấp trên của mình


Chúng ta cần phải phân tích tình hình cụ thể. Ví dụ như, ở trong thang máy, có thể nói chuyện gia đình hàng ngày, chuyện thời tiết, các trận đấu thể thao… bởi trong thang máy còn có nhiều người khác, không khuyên bạn nói chuyện công việc ở đây.
 
Ở trên đường, nếu lãnh đạo đang bận rộn một chuyện gì đó thì gật đầu mỉm cười chào lãnh đạo một tiếng là ổn rồi, nếu lãnh đạo không bận, tâm trạng trông cũng tốt thì bạn có thể hỏi chuyện công việc hoặc nói về tình hình các phòng ban, như vậy bản thân bạn cũng sẽ nắm được những động thái mới nhất trong công ty.

Nói về cách nói chuyện, một người thực sự biết cách ăn nói thì những mánh khóe, bí quyết vẫn còn rất nhiều, nhưng mấu chốt quan trọng nhất đó chính là làm sao biết cách đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, có vậy lời bạn nói ra cũng dễ chịu và êm tai hơn rất nhiều. 

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên, bạn cần biết khi nào nên nói lời tốt lành và khi nào nên im lặng. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: