Ai chẳng muốn mơ về một kế hoạch làm giàu hoàn hảo cho mình nhưng bạn cũng phải thực tế hơn để nhận ra rằng nếu không ngừng kiếm tiền, hay không biết quý từng đồng tiền mình làm ra thì cuộc đời bạn cũng sẽ lao dốc không phanh cho dù trong tay sở hữu vô số tiền bạc.
Ví dụ điển hình đó là không ít nghệ sĩ đang sống trong cảnh cơ hàn những năm cuối đời thường hay kể về thời hoàng kim rực rỡ, lối sống xa hoa, tiền tiêu không hết của mình với đầy vẻ tiếc nuối. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy thử cùng Lịch Ngày Tốt xem mình đã làm được những điều này chưa bạn nhé.
1. Có khả năng chịu khổ
Hãy thử cảm giác sống kham khổ một vài lần xem sao, ví dụ như khi trong túi chỉ có 10.000 đồng và bạn phải cân đo đong đếm xem làm sao qua nổi ngày hôm đó. Chỉ khi trải qua cảm giác này rồi thì bạn mới quý trọng tiền bạc, từ đó không dám lãng phí một đồng, một cắc nào cả.
Từ khi bạn có khả năng chịu khổ thì bạn sẽ hối thúc hơn lối sống tiết kiệm, thúc ép bản thân phải sáng tạo hơn trong cuộc sống. Đơn giản là thử thách bản thân trở nên khôn ngoan hơn với tiền bạc chứ không phải thích gì mua nấy mà không cần cân nhắc, tính toán gì.
Thông thường, càng nhiều tiền, con người càng dễ sa ngã. Có nhiều tiền không có nghĩa là có một cuộc sống rất hạnh phúc, có trải qua những ngày thiếu thốn thì khi giàu có bạn cũng phần nào hạn chế lối sống xa hoa, phù phiếm - nguyên nhân khiến bạn có thể trở thành người nghèo bất cứ lúc nào.
2. Trở thành một người không ngừng học hỏi
Khi bạn nghèo, đọc sách là cơ hội để thay đổi tư duy, thay đổi vận mệnh, khi bạn giàu có, đọc sách là để tìm sự thanh thản cho tâm hồn, khi bị coi thường, đọc sách là để tìm thấy một người bạn đích thực.
Trước khi nghĩ tới Làm Giàu hãy tự làm giàu kiến thức của mình trước, hãy luôn tò mò với thế giới, ép mình làm quen với những sự vật, sự việc mới, bước ra khỏi vùng an toàn, đi ra ngoài tìm hiểu thế giới, từng bước từng bước một khám phá, từ đó phát hiện ra nhiều điều thú vị hơn.
3. Có thói quen, ý thức chăm sóc sức khỏe
Nếu mất sức khỏe, của cải mà chúng ta tích góp cả đời cũng sẽ trở thành của người khác, người thân lo lắng, công việc trì trệ... Vì thế, ngay từ khi bạn "chưa giàu" thì cũng phải học thói quen quan tâm hơn tới sức khỏe của mình. Chỉ việc này thôi cũng đã giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc rồi.
Chẳng cần phải nghĩ tới điều gì xa xôi, hãy bắt đầu tư việc đơn giản là thói quen ăn những đồ ăn lành mạnh, đồ tươi mới, dù tiết kiệm nhưng cũng nên hạn chế ăn đồ qua đêm, đồ thừa...
Nếu tốt hơn nữa, bạn nhớ tự trang bị kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng cho mình, bạn tự khắc sẽ biết làm gì để cải thiện sức khỏe bản thân.
Đừng vì tiền quá mức đến nỗi bán sức, bán mạng của mình cho những đêm thức khuya, những ngày trăn trở ăn không ngon, ngủ không yên. Đừng để bản thân rơi vào tình huống oái ăm khi sau này tiền bạc bạn kiếm được đổ đi chữa bệnh cũng chẳng thể nào đủ.
4. Trở thành một người biết quản lý cảm xúc
Thứ cảm xúc xốc nổi đó sẽ làm hại và không thể khiến bạn khá lên được đâu.
Thực tế, muốn thực hiện kế hoạch LÀM GIÀU nhất định bạn phải đi qua con đường đầu tư. Thế nhưng kẻ thù của các quyết định đầu tư đó là CẢM XÚC.
Hầu hết các quyết định sai lầm khiến chúng ta mất phần lớn số tiền của mình đó là vì CẢM XÚC đã che mờ đi lý trí vào thời điểm quan trọng nhất. Lúc đó kiến thức, kinh nghiệm của bạn cũng được xem là vô nghĩa, do đó, hãy xem trọng việc quản lý cảm xúc của mình bạn nhé.
Trước tiên, hãy học cách thận trọng hơn trong lời nói và việc làm của mình, biết tự lượng sức mình, biết phân biệt ưu khuyết điểm, và quan trọng nhất là đừng để cảm xúc chi phối cuộc sống của bạn.
5. Cần biết lập kế hoạch
Ví dụ như mỗi buổi sáng chỉ cần lập kế hoạch 5 việc cần tập trung hôm nay thì bạn cũng đã tránh được việc lãng phí thời gian vô ích của mình rồi. Trong khi đó thời gian cũng chính là tiền bạc, do đó đừng xem thường việc lập kế hoạch bạn nhé.