Thứ Năm, 17/11/2016 10:25 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết không chỉ chú ý tới ăn uống, bồi bổ mà quan trọng hơn cả là vận động. Mùa đông, cơ thể trì trệ, cần có phương pháp tập luyện thích hợp để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, các cơ quan hoạt động ổn định.
Bạn có biết:
24 tiết khí trong năm có những tên gọi gì, thời gian tương ứng, đặc điểm, ý nghĩa ra sao?
Phương diện thân thể, theo Đông y, gan chi kinh mạch đều bắt đầu từ đầu ngõn chân, ngón tay, dọc theo mắt cá chân và cổ tay đi lên hội họp lại, ảnh hưởng tới các cơ quan lục phủ ngũ tạng. Vì thế, muốn cơ thể khỏe mạnh thì phải thư giãn chân tay, rèn luyện thân thể để máu huyết lưu thông tới tất cả các bộ phận.
Dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết không khó, hãy kiên trì thực hiện 3 động tác dưới đây hàng ngày, đảm bảo mùa đông này bạn sẽ cảm thấy cực kì sảng khoái.
Rạng sáng, từ 5 tới 7 giờ thức dậy, tay trái dùng sức đè đầu gối, tay phải kéo chỏ trái lại hướng về bên phải dùng sức kéo giãn, tiếp theo đổi bên, tay phải đè đầu gối, cùi tay trái hướng về bên phải dùng sức kéo giãn. Làm từ 3 tới 5 lần. Vận động cơ miệng, cho hai hàm gõ vào nhau 36 lần và nuốt nước bọt xuống đan điền 9 lần.
Động tác này có thể chữa các bệnh trật khớp tay, phong thấp nhiệt độc, bệnh phụ khoa, bụng chướng, khó tiểu, tiểu ra máu, sưng tinh hoàn, cao sán, co giật, khớp sưng đau, chuột rút, liệt dương.
Động tác thứ hai là đứng hoặc ngồi luyện công. Toàn thân thả lỏng, hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, massage mặt 64 lần, dùng ngón tay vuốt nhẹ từ đằng trước đỉnh đầu đến phía sau. Dùng ngón tay làm động tác chải đầu 64 lần để da đầu toả nhiệt. Sau đó dùng bàn tay xoa hai lồng ngực 64 lần, cuối cùng xoa đến bụng, lưng cho tới khi nóng lên mới thôi.
Động tác thứ 3 là ngồi trên ghế, chân rộng bằng vai, đùi và cẳng chân xếp góc 90 độ, thân người duỗi thẳng, toàn thân thả lỏng, hàm dưới hướng vào phía trong. Toàn thân thả lỏng, hô hấp đều đều, chân phải cố định, giơ đầu gối trái lên, hai tay ôm lấy cẳng chân trái, dùng sức hướng về bụng, làm 36 lần. Đổi hướng cũng làm tương tự 36 lần.
Động tác dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết này có thể giúp khí huyết trôi chảy, kinh lạc khơi thông, thích hợp với người thường xuyên đau phần dưới cơ thể, đau nhức chân.
Thái Vân