(Lichngaytot.com) Những hành động cha mẹ gây hại cho con sau đây thường do sự bộc phát trong cảm xúc vì thế, để làm gương cho trẻ thì các bậc phụ huynh nên để ý hơn lời ăn tiếng nói và cả hành động của mình mỗi ngày.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Chỉ trích con trước mặt người khác
Một trong những hành động cha mẹ gây hại cho con đó là chỉ trích, chê bai con trước đông người. Việc này gây tổn thương tâm lý cho trẻ nhỏ rất lớn nhưng không phải bố mẹ nào cũng nhận thức được điều này.
Làm cha mẹ ai cũng xem con mình là nhất và đi kèm theo đó là những kỳ vọng và trong số đó khá nhiều điều không thực tế. Không phải cứ đầu tư cho con học vẽ nhiều thì con sẽ trở thành họa sĩ, không phải cứ ép con học hát nhiều thì con sẽ nổi tiếng trong vai trò ca sĩ nhí...
Bạn cần nhớ rằng, đầu tư cho con đến mức độ nào là dựa vào tiềm lực tiền bạc, thời gian của bố mẹ, nhưng con phát triển đến mức độ nào là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của con. Chúng ta chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi, đừng nên kỳ vọng quá mức.
Khi kỳ vọng của cha mẹ không được đáp ứng thì họ có xu hướng chê bai những gì con không làm được. Không những thế, trong các câu chuyện với bạn bè, họ không "nể" mặt con một chút nào, ngay lập tức chỉ trích điểm yếu của con.
Thậm chí họ còn so sánh con của mình không bằng con của người khác. Thế nhưng bạn có biết rằng một khi con nghe thấy điều này sẽ khiến chúng càng tự ti, nghĩ rằng mình kém cỏi, vô dụng. Chính điều này đã làm tổn thương con mà bạn không hề hay biết.
Bố mẹ là người rõ nhất những ưu và khuyết điểm của con nhưng theo thói quen ta hay tập trung vào điểm chưa tốt để chê con vì sợ rằng nếu khen thì con lại tự kiêu. Nhưng thực tế là ngược lại, các bậc phụ huynh cần phải khen ngợi con nhiều hơn về những gì chúng làm được, điều này càng kích thích con làm nhiều điều tốt hơn nữa.
Việc lấy điểm yếu của con so sánh với thế mạnh của người khác thì quả là khập khiễng. Để tránh gây tổn thương tâm lý của con suốt cả cuộc đời chúng ta phải ý thức điều này và thay đổi cách nói về con, nhất là trước mặt đông người.
Tránh nói điều con chưa làm được mà chỉ nên tập trung vào điểm tốt, ưu điểm của con mà thôi. Lúc đó chúng sẽ cảm thấy tự hào và tin rằng bố mẹ thực sự yêu thương mình.
Ví dụ như biết con chỉ giỏi toán, không thích học tiếng Anh thì chỉ khen về cách con làm toán rất nhanh, suy nghĩ rất logic, nhất định không được chê con nói tiếng Anh sai hết ngữ pháp, nói ngọng, không ai hiểu gì,...
Làm cha mẹ ai cũng xem con mình là nhất và đi kèm theo đó là những kỳ vọng và trong số đó khá nhiều điều không thực tế. Không phải cứ đầu tư cho con học vẽ nhiều thì con sẽ trở thành họa sĩ, không phải cứ ép con học hát nhiều thì con sẽ nổi tiếng trong vai trò ca sĩ nhí...
Bạn cần nhớ rằng, đầu tư cho con đến mức độ nào là dựa vào tiềm lực tiền bạc, thời gian của bố mẹ, nhưng con phát triển đến mức độ nào là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của con. Chúng ta chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi, đừng nên kỳ vọng quá mức.
Khi kỳ vọng của cha mẹ không được đáp ứng thì họ có xu hướng chê bai những gì con không làm được. Không những thế, trong các câu chuyện với bạn bè, họ không "nể" mặt con một chút nào, ngay lập tức chỉ trích điểm yếu của con.
Thậm chí họ còn so sánh con của mình không bằng con của người khác. Thế nhưng bạn có biết rằng một khi con nghe thấy điều này sẽ khiến chúng càng tự ti, nghĩ rằng mình kém cỏi, vô dụng. Chính điều này đã làm tổn thương con mà bạn không hề hay biết.
Bố mẹ là người rõ nhất những ưu và khuyết điểm của con nhưng theo thói quen ta hay tập trung vào điểm chưa tốt để chê con vì sợ rằng nếu khen thì con lại tự kiêu. Nhưng thực tế là ngược lại, các bậc phụ huynh cần phải khen ngợi con nhiều hơn về những gì chúng làm được, điều này càng kích thích con làm nhiều điều tốt hơn nữa.
Việc lấy điểm yếu của con so sánh với thế mạnh của người khác thì quả là khập khiễng. Để tránh gây tổn thương tâm lý của con suốt cả cuộc đời chúng ta phải ý thức điều này và thay đổi cách nói về con, nhất là trước mặt đông người.
Tránh nói điều con chưa làm được mà chỉ nên tập trung vào điểm tốt, ưu điểm của con mà thôi. Lúc đó chúng sẽ cảm thấy tự hào và tin rằng bố mẹ thực sự yêu thương mình.
Ví dụ như biết con chỉ giỏi toán, không thích học tiếng Anh thì chỉ khen về cách con làm toán rất nhanh, suy nghĩ rất logic, nhất định không được chê con nói tiếng Anh sai hết ngữ pháp, nói ngọng, không ai hiểu gì,...
2. Không giữ lời hứa
Có thể nói trong mắt trẻ thơ thì cha mẹ là cả thế giới của con, vì thế những lời họ nói ra là thứ mà con hoàn toàn tin tưởng.
Thế mà nhiều phụ huynh xem nhẹ việc này, vô tình thất hứa con từ lần này tới lần khác. Ví dụ nếu bạn hứa cuối tuần cho con đi chơi thì nhất định phải thực hiện, muốn con đi ăn cùng cả nhà thì chớ nên "dụ" trẻ rằng giờ chúng mình đi nhà bóng,...
Thế mà nhiều phụ huynh xem nhẹ việc này, vô tình thất hứa con từ lần này tới lần khác. Ví dụ nếu bạn hứa cuối tuần cho con đi chơi thì nhất định phải thực hiện, muốn con đi ăn cùng cả nhà thì chớ nên "dụ" trẻ rằng giờ chúng mình đi nhà bóng,...
Thậm chí khi muốn khuyến khích con học nhiều người hứa rằng học xong bố/mẹ sẽ cho con xem ti vi nhưng khi con thực hiện việc của mình xong thì bố mẹ ngó lơ, không muốn mở ti vi cho con, nếu con đòi thì cho rằng con hư.
Đừng cho rằng trẻ không biết gì mà lừa con lần này tới lần khác. Không tôn trọng lời mình hứa, lời mình nói ra khiến bạn vô tình khiến con tức giận, khó chịu và giận dữ, lâu dần chúng ảnh hưởng tới nhân cách của trẻ mà cha me không hay biết. Đến khi trưởng thành chúng tỏ ra ngỗ ngược thì hối hận cũng quá muộn màng.
Chúng sẽ không xem trọng lời nói của mình và cũng chẳng có niềm tin với bất cứ ai xung quanh mình.
Do đó, các bậc phụ huynh không nên vội hứa với con điều gì, cũng cần thời gian nghiêm túc suy xét với các yêu cầu của con xem hợp lý hay không. Một khi đã hứa thì tôn trọng nó, ghi nhớ và thực hiện để giữ chứ tín với con.
Do đó, các bậc phụ huynh không nên vội hứa với con điều gì, cũng cần thời gian nghiêm túc suy xét với các yêu cầu của con xem hợp lý hay không. Một khi đã hứa thì tôn trọng nó, ghi nhớ và thực hiện để giữ chứ tín với con.
Có phải: Vàng bạc đầy nhà không bằng con cái được giáo dục tốt?
Tạo điều kiện để con cái được giáo dục tốt chính là trao cho con chiếc chìa khóa quý giá nhất để con tự mở cửa khám phá cuộc sống muôn màu của chúng khi không
Tạo điều kiện để con cái được giáo dục tốt chính là trao cho con chiếc chìa khóa quý giá nhất để con tự mở cửa khám phá cuộc sống muôn màu của chúng khi không
3. Dễ nổi giận với con
Người lớn có nhiều nguyên nhân để nổi giận và điều đáng tiếc là họ lại mang nó về nhà và trút lên các con của mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy hoang mang và sợ hãi hơn, thậm chí nếu việc này lặp lại nhiều lần thì trẻ có xu hướng bắt chước, dễ dàng nổi nóng với những người xung quanh mình.
Do đó, nếu đang tức giận điều gì đó thì bạn nên để cho mình một không gian riêng, tĩnh tâm lại trước khi muốn lại gần con. Ngoài ra, nếu bạn đã lỡ nổi giận với con rồi thì cũng không nên nới lỏng các quy định trước đây đã đề ra như là cách để chuộc lỗi. Bạn phải phân định rõ rằng việc nào ra việc đó, đôi khi nghiêm khắc dạy con cái lại là điều cần thiết trong một số hoàn cảnh nhất định.
Bên cạnh đó, sẽ có những lúc bạn muốn nổi giận với nguyên nhân chính xuất phát từ con khi chúng trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc hiếu kỳ, hay hỏi nhiều. Vì thế, thay vì cáu gắt với con thì các bậc phụ huynh cần hiểu giai đoạn nào con đang trải qua để cảm thông, đồng hành cùng con.
Ví dụ như với một đứa trẻ hay hỏi nhiều mà bạn không phải khi nào cũng trả lời được thì nói rằng bố/mẹ chưa có câu trả lời ngay, để mẹ tìm hiểu thêm rồi trả lời con. Hoặc khi bạn đang mệt mỏi, căng thẳng không muốn nói thì cũng nên thông báo cho con biết rằng: "Hôm nay tâm trạng mẹ/bố không được tốt nên con hãy đặt câu hỏi vào hôm khác"...
Do đó, nếu đang tức giận điều gì đó thì bạn nên để cho mình một không gian riêng, tĩnh tâm lại trước khi muốn lại gần con. Ngoài ra, nếu bạn đã lỡ nổi giận với con rồi thì cũng không nên nới lỏng các quy định trước đây đã đề ra như là cách để chuộc lỗi. Bạn phải phân định rõ rằng việc nào ra việc đó, đôi khi nghiêm khắc dạy con cái lại là điều cần thiết trong một số hoàn cảnh nhất định.
Bên cạnh đó, sẽ có những lúc bạn muốn nổi giận với nguyên nhân chính xuất phát từ con khi chúng trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc hiếu kỳ, hay hỏi nhiều. Vì thế, thay vì cáu gắt với con thì các bậc phụ huynh cần hiểu giai đoạn nào con đang trải qua để cảm thông, đồng hành cùng con.
Ví dụ như với một đứa trẻ hay hỏi nhiều mà bạn không phải khi nào cũng trả lời được thì nói rằng bố/mẹ chưa có câu trả lời ngay, để mẹ tìm hiểu thêm rồi trả lời con. Hoặc khi bạn đang mệt mỏi, căng thẳng không muốn nói thì cũng nên thông báo cho con biết rằng: "Hôm nay tâm trạng mẹ/bố không được tốt nên con hãy đặt câu hỏi vào hôm khác"...
4. Thiên vị giữa các con
Một trong những hành động cha mẹ gây hại cho con ở trong các gia đình có 2 con trở lên đó là sự thiên vị.
Nhiều nghiên cứu ở trẻ nhỏ đã chỉ ra rằng, nếu bố mẹ thiên vị sẽ hình thành vấn đề tâm lý bất ổn ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng chúng ngay cả khi trưởng thành, gây ra những hành vi bất ổn.
Tuy nhiên, có những bố mẹ không nhận thức ra sự thiên vị của mình. Đơn giản như trong một nhà thường có một trẻ ngoan hơn, vâng lời hơn thì bố mẹ có xu hướng yêu quý hơn, hay được khen hơn. Trong khi đứa khác nghịch ngợm, khó bảo sẽ hay bị mắng hơn. Lúc này đứa trẻ hay bị mắng cho rằng mình không được yêu, mọi tình cảm bố mẹ đã dành hết cho đứa kia.
Hoặc trong một gia đình, bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc đứa nhỏ thì đứa lớn sinh lòng ghen tị. Cho dù bố mẹ cố gắng giải thích rằng mình luôn công bằng với cả hai con nhưng lại suốt ngày bắt anh/chị phải nhường em, phải bảo vệ em, chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng,... Lâu dần, trẻ có cảm giác như mình là cái bóng thừa thãi trong nhà.
Vì thế, khi có từ 2 con trở lên bố mẹ quan sát, để ý con nhiều hơn, đừng khi nào cũng vội vàng khăng khăng khẳng định rằng: Chúng không ghen tị đâu, bố mẹ thương các con như nhau trong khi hành động và lời nói thì phủ nhận chúng.
Mới đây có câu chuyện đau lòng xảy ra như sau: Anh trai lớn vì thấy em được nhiều người tập trung chú ý hơn - thứ mà trước đây mình có nhưng nay không còn thì nó bắt đầu ghen tị. Có lần nó xô ngã em ở tầng 2, mọi người bảo không sao, trẻ con đùa với nhau một chút. Thế nhưng lần tiếp theo, anh trai xô em ngã từ tầng 3 thì đứa em đã không qua khỏi.
Các bậc phụ huynh nên xem đây là việc cảnh tỉnh để ý thức hơn trong việc mình có đang công bằng với các con không để tìm giải pháp cho phù hợp, tránh tối thiểu rắc rối có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhiều nghiên cứu ở trẻ nhỏ đã chỉ ra rằng, nếu bố mẹ thiên vị sẽ hình thành vấn đề tâm lý bất ổn ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng chúng ngay cả khi trưởng thành, gây ra những hành vi bất ổn.
Tuy nhiên, có những bố mẹ không nhận thức ra sự thiên vị của mình. Đơn giản như trong một nhà thường có một trẻ ngoan hơn, vâng lời hơn thì bố mẹ có xu hướng yêu quý hơn, hay được khen hơn. Trong khi đứa khác nghịch ngợm, khó bảo sẽ hay bị mắng hơn. Lúc này đứa trẻ hay bị mắng cho rằng mình không được yêu, mọi tình cảm bố mẹ đã dành hết cho đứa kia.
Hoặc trong một gia đình, bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc đứa nhỏ thì đứa lớn sinh lòng ghen tị. Cho dù bố mẹ cố gắng giải thích rằng mình luôn công bằng với cả hai con nhưng lại suốt ngày bắt anh/chị phải nhường em, phải bảo vệ em, chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng,... Lâu dần, trẻ có cảm giác như mình là cái bóng thừa thãi trong nhà.
Vì thế, khi có từ 2 con trở lên bố mẹ quan sát, để ý con nhiều hơn, đừng khi nào cũng vội vàng khăng khăng khẳng định rằng: Chúng không ghen tị đâu, bố mẹ thương các con như nhau trong khi hành động và lời nói thì phủ nhận chúng.
Mới đây có câu chuyện đau lòng xảy ra như sau: Anh trai lớn vì thấy em được nhiều người tập trung chú ý hơn - thứ mà trước đây mình có nhưng nay không còn thì nó bắt đầu ghen tị. Có lần nó xô ngã em ở tầng 2, mọi người bảo không sao, trẻ con đùa với nhau một chút. Thế nhưng lần tiếp theo, anh trai xô em ngã từ tầng 3 thì đứa em đã không qua khỏi.
Các bậc phụ huynh nên xem đây là việc cảnh tỉnh để ý thức hơn trong việc mình có đang công bằng với các con không để tìm giải pháp cho phù hợp, tránh tối thiểu rắc rối có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
5. Cha mẹ cãi hay đánh nhaᴜ
Khi bố mẹ cãi nhau sẽ "xù lông" lên trông như quỷ dữ vậy và khi nhìn thấy cảnh tượng này con sẽ bị ám ảnh. Điều này khắc sâu trong tâm trí gây tổn thương tâm hồn của con trong thời gian dài hơn bạn nghĩ.
Thậm chí, một số gia đình không chỉ cãi cọ mà còn ném đồ, đập phá, đánh nhau,... khiến con gào khóc trong sợ hãi. Việc này gây ảnh hưởng cực kỳ xấu tới các con từ sức khỏe tinh thần cho tới thể xác.
Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi hoặc đánh nhau sẽ có xu hướng thu mình lại, trở nên cô độc, bướng bỉnh, bạo lực, tâm lý bất thường...
Vì thế, nếu thương con thì cố gắng tạo cho không khí gia đình vui vẻ, hòa nhã, nếu có khúc mắc thì thẳng thắn nói chuyện với nhau trên cơ sở giúp nhau cùng cải thiện chứ không nên chỉ trích hoặc gây hấn.
Các bậc phụ hung nên ý thức hơn về hành động cha mẹ gây hại cho con hàng ngày để từ đó điều chỉnh bản thân, giống như các cụ từng nói: "Nhìn con sửa mình". Việc này không hề dễ, cũng không phải là chuyện một sớm một chiều và đó là hành trình dài khi bố mẹ đồng hành cùng quá trình phát triển của con trẻ, vì thế bố mẹ phải thực sự quyết tâm mới mong tình hình sáng sủa hơn.